Điểm sáng hạ tầng đô thị phía Nam Hà Nội
Hơn 10 năm trước, khu vực phía Nam Hà Nội được đánh giá là vùng kém phát triển, hạ tầng xã hội và hạ tầng giao thông chưa được kết nối đồng bộ. Trước đây, hồ Yên Sở chứa đầy nước thải ô nhiễm của thành phố đổ về. Chính vì thế, khu vực này suốt một thời gian dài không thu hút được các nhà đầu tư.
Trái ngược với vùng “rốn lũ” của Thủ đô, thời điểm đó khu vực phía Tây, Bắc của Hà Nội được ưu tiên đầu tư phát triển nhất là khu vực phía Bắc sông Hồng. Giai đoạn đó, hàng loạt doanh nghiệp đổ dồn vào xin dự án, đầu tư các khu đô thị và trung tâm thương mại, kéo theo đó là thị trường bất động sản phía Tây Hà Nội hết sức sôi động.
Trải qua hơn một thập kỷ, vùng đất phía Nam đã “thay da đổi thịt” nhờ sự xuất hiện của nhiều doanh nghiệp trong và người nước vào đầu tư. Nổi bật nhất là Công ty Gamuda Land Việt Nam với nhiều khu đô thị mới hiện đại, văn minh như: Gamuda City, Gamuda Gardens, … đã hình thành, góp phần tăng hiệu quả sử dụng đất đô thị, giải quyết nhu cầu nhà ở và cùng với hệ thống hạ tầng ngày càng hoàn thiện đã điểm tô hình ảnh quận Hoàng Mai hiện đại, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân Thủ đô.
Bên cạnh đó, nhằm đáp ứng nhu cầu sống xanh của nhân dân, Gamuda đã duy tu cải tạo hệ thống công viên Yên Sở, vườn hoa, cây xanh, hồ nước, bổ sung cây xanh tạo cảnh quan đồng bộ. Công viên Yên Sở có tổng diện tích hơn 320 ha được khởi công vào dịp cuối năm 2007, đầu 2008 với tổng đầu tư 2 tỷ USD. Từ một vùng đất hồ trũng, ô nhiễm và hoang hóa, Yên Sở giờ đây đã trở thành một công viên xanh lớn nhất Hà Nội.
Cùng với việc nạo vét và làm sạch nước của cụm 5 hồ Yên Sở, việc nhà máy xử lý nước thải Yên Sở được bàn giao đưa vào vận hành từ tháng 8/2013, nước các hồ Yên Sở giờ đã sạch hơn và giảm hẳn tình trạng ô nhiễm, góp phần tạo nên cảnh quan trong lành cho công viên.
Bên cạnh đó, Gamuda cũng cam kết với UBND TP Hà Nội sẽ xây dựng những tiện ích đẳng cấp quốc tế cho công viên trong tương lai. Cùng với hai khu đô thị và một trung tâm thương mai, công viên sẽ giúp cải thiện chất lượng sống của người dân tại cửa ngõ phía Nam của Thủ đô.
Theo Bí thư Hà Nội, chính sách đột phá trong 5 năm tới cho khu vực phía Nam Thủ đô là phải hoàn thiện điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển cho quận Hoàng Mai, cùng với quy hoạch vùng. Tận dụng đường gom cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ để tạo quỹ đất, làm trục phát triển của TP và quốc gia, chứ không đơn thuần là một trục giao thông.
Do vậy, các Sở, ngành tham mưu với TP để có cơ chế, chính sách phát triển trục kinh tế phía Nam cho sôi động, tương xứng với các trục phát triển khác của TP, đảm bảo sự phát triển đồng đều và không để nơi đây thành “vùng trũng” phát triển.
Lãnh đạo quận Hoàng Mai cũng chia sẻ, một trong ba khâu đột phá mà Đảng bộ quận xác định thực hiện trong nhiệm kỳ 2021-2025 là tập trung khai thác mọi nguồn lực phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị, xây dựng quận Hoàng Mai văn minh, hiện đại.
Việc triển khai tuyến đường Pháp Vân Cầu Giẽ đã từng bước hoàn chỉnh hệ thống giao thông khung của Thủ đô, tạo thêm tuyến đường kết nối, giảm tải lưu lượng cho vành đai 3 và các trục đường hướng tâm vào TP. Đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội cho quận Hoàng Mai, huyện Thanh Trì và khu vực phía Nam, Đông Nam trung tâm TP.
Theo đánh giá của các chuyên gia bất động sản, phía Nam Hà Nội là khu vực có mật độ dân cư đông đúc, trong đó nhiều địa bàn có lịch sử phát triển lâu đời như Định Công, Minh Khai, Mai Động nên khu vực này sở hữu hệ thống dịch vụ tiện ích khá hoàn chỉnh như: Công viên hồ điều hòa Thống Nhất, công viên Yên Sở; bến xe Giáp Bát, Nước Ngầm; Bệnh viện Bạch Mai, Việt Pháp, Thanh Nhàn; Trường đại học Bách Khoa, Kinh tế quốc dân. Đặc biệt, cư dân chỉ mất 15 phút lái xe từ trung tâm quận Hoàng Mai tới Hồ Hoàn Kiếm, trái tim của Thủ đô.
“Bất động sản phát triển thực sự mang lại lợi ích cho xã hội nói chung cũng như cho chính phủ Việt Nam. Chúng tôi đánh giá cao chính phủ là bởi vì chú trọng phát triển quy hoạch tổng thể phía Nam Hà Nội là một trong những dấu hiệu cho thấy quá trình đô thị hóa vẫn đang phát triển mạnh mẽ và chúng tôi đã, đang và sẽ có cơ hội tham gia một phần vào quá trình này khi ngày càng nhiều người dân đến Hà Nội để chọn nơi định cư mới, những ngôi nhà mới và cơ hội chắc chắn dành cho tất cả mọi người. Chúng tôi đã chuẩn bị sẵn cơ sở hạ tầng và các tiện ích đầy đủ cho khu vực này và kiến tạo nên một “nơi đáng sống” cho cư dân thủ đô”, ông Dennis Ng Teck Yow - TGĐ Gamuda Land Việt Nam cho biết.
Cũng theo các chuyên gia, nguyên nhân thời gian gần đây khu vực phía Nam thu hút một lượng lớn dự án nhà ở là do tiềm năng phát triển của thị trường bất động sản khu vực này vẫn còn nhiều cơ hội. Với chính sách mở rộng các tuyến đường giao thông, tăng khả năng kết nối liên vùng là một trong những lý do quan trọng hàng đầu đã đánh thức tiềm năng của vùng đất phía Nam. Trong thời gian tới, dự án bất động sản nào tại khu vực này có vị trí thuận tiện về giao thông chắc chắn sẽ thu hút sự quan tâm của đông đảo các khách hàng và nhà đầu tư.
Bình luận