Những năm 1980, tại xã Ea Ral (huyện Ea Hleo, Đăk Lăk) tồn tại một cánh rừng cây thủy tùng bạt ngàn. Để xây dựng đập thủy lợi Ea Ral, cánh rừng ấy đã bị chặt hạ. Thời điểm đó giá trị của thủy tùng chưa được phát hiện nên việc chặt bỏ cây rất tùy tiện (quần thể thủy tùng Ea Ral với 140 cây).
Cùng nhìn lại hình ảnh những cây thủy tùng khổng lồ ở nước ta. Trong hình là cây Thủy tùng lớn nhất Việt Nam.
Cây thủy tùng 600 năm tuổi đồn thổi được cho là có cặp rắn ông rắn bà bảo vệ.
Thủy tùng chỉ còn phân bố hai quần thể tự nhiên ở Đắk Lắk gồm xã Ea Ral, huyện Ea H’leo 140 cây, xã Ea Hồ, huyện Krông Năng 21 cây và 1 cây tại thị xã Buôn Hồ.
Số cây thủy tùng hiện còn trong các Khu bảo tồn Ea Ral và Trấp Ksor là quần thể nhỏ với mật độ 40-50 cây/1.000m2 nên không thể thụ phấn được, làm cho hạt thủy tùng không thể nảy mầm, các quần thể thủy tùng đã và đang bị thoái hóa.
Hồ Thủy tùng ở Earal năm 2001…
...và hồ Thủy tùng ở Earal hiện nay
Tháng 1/2011, Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk từng phê duyệt Đề án bảo tồn loài sinh cảnh thủy tùng giai đoạn 2010-2015. Theo đó, tỉnh đã thành lập 2 Ban quản lý ở Khu bảo tồn xã Ea Ral với diện tích 49 ha. Cho đến nay, công tác bảo tồn vẫn đang được thực hiện, nhưng do lực lượng còn mỏng, các các chiến sĩ phòng hộ rừng không thể ngăn chặn kịp thời các hành động xấu.
Video: Mục sở thị cây hoa sữa hình con voi trả 6 tỷ đồng chưa bán
Thu Thủy
Bình luận