• Zalo

Cận cảnh rừng cây thủy tùng ở Việt Nam có 'núi tiền' cũng không mua nổi

Kinh tếThứ Tư, 01/11/2017 14:23:00 +07:00Google News

Vườn cây thủy tùng "độc nhất vô nhị" ở Đắk Lắk nắm giữ một kho báu của tự nhiên mà không vùng nào có được, đó là hơn 100 cây thủy tùng trên dưới trăm tuổi hiếm và quý giá.

Phóng viên VTC News vừa có dịp khám phá khu Bảo tồn cây thủy tùng tại xã Ea Rah, huyện Ea H’leo, Đắk Lắk để tìm hiểu về nguồn gốc loại quý hiếm và đắt đỏ này.

Trả lời PV VTC News, ông  Võ Thành Tám -Trạm trưởng Khu bảo tồn Cây thủy tùng cho biết, theo nguồn gốc lịch sử, cây thủy tùng tự phát sinh và có từ hàng ngàn năm trước. 

Theo phong thủy, gỗ thủy tùng có tác dụng vượng, vì vậy các nghệ nhân hàng đầu Việt Nam thường dùng loại gỗ này làm lục bình hoặc tạc các bức tượng với ý nghĩa mang lại bình an và may mắn cho gia đình. Gỗ thủy tùng chắc, có vân rất đẹp và có mùi thơm…

Một số phần khác của cây thủy tùng còn được dùng làm thuốc chữa phong thấp, giảm đau, làm săn da. Cây có dáng đẹp, có thể trồng làm cảnh hoặc trồng ven hồ ao để giữ đất, chống xói lở rất hiệu quả.

Video: Cận cảnh cây thủy tùng quý hiếm bậc nhất thế giới gần 1.000 năm tuổi ở Đắk Lắk

Các cây thủy tùng ở xã Ea Rah, đa số sống xung quanh khu vực một đập nước. Nó ưa sống ở những vùng có khí hậu mát mẻ. Ở Tây Nguyên, người ta từng tìm thấy một số thân cây thủy tùng hàng trăm năm tuổi nằm trong lòng một số hồ nước. 

Người dân tại xã Ea Rah, huyện Ea H’leo cho biết, cây thủy tùng mọc và sinh trưởng ở khu vực đập nước từ nhiều năm trước. Đặc biệt, có những cây mọc giữa lòng hồ. Nhưng đến 2004, người ta mới biết đây là cây gỗ thủy tùng quý hiếm.

"Ngày xưa, từ thời ông bà, họ dùng gỗ thủy tùng chủ yếu để xây nhà, hoặc đục đẽo tượng, làm bàn ghế... Bây giờ, không ai chặt gỗ thủy tùng nữa, gia đình nào còn những món đồ làm từ gỗ thủy tung đều giữ lại đến nay chứ không bán", một người dân chia sẻ.

IMG_5764

Trạm trưởng kiểm tra các cây thủy tùng nhỏ trong khu Bảo tồn. (ảnh: Thanh Hải)

Tại Việt Nam, cây thủy tùng chỉ còn phân bố hai quần thể tự nhiên ở Đắk Lắk. Cụ thể, tại xã Ea Ral, huyện Ea H’leo có 161 cây, xã Ea Hồ, huyện Krông Năng 21 cây và còn 1 cây tại thị xã Buôn Hồ. 

Một số hình ảnh phóng viên ghi nhận về cây thủy tùng ở Đắk Lắk: 

IMG_5787

Khu rừng Bảo tồn cây thủy tùng tại huyện Ea Hleo.

IMG_5782 3

Cây thủy tùng trên 700 năm tuổi tại khu Bảo tồn. 

IMG_5779 4

Thân cây thủy tùng cả trăm tuổi được bảo vệ chặt chẽ tại khu bảo tồn. 

IMG_5755 5

Cây thủy tùng vẫn xuất hiện các chòi mầm nhưng không nhân giống được.

IMG_5756 6

 

IMG_5815 7

Rễ cây thủy tùng. 

IMG_5837 8

Lá thủy tùng giống lá thông nên thường được gọi là cây thông nước.

IMG_5769 10

 Cây thủy tùng này được cơ quan kiểm lâm đánh dấu và bảo vệ rất kỹ càng.

IMG_5865 11

Một người dân xã Ea Rah, huyện Ea H’leo sở hữu sản phẩm bằng gỗ thủy tùng hơn 20 năm nay.

IMG_5912 12

Bộ sản phẩm làm bằng gỗ thủy tùng dài 9m dùng để đãi tiệc của đồng bào. 

Thanh Hải
Bình luận
vtcnews.vn