Năm 17 tuổi, Trịnh Công Sơn đã mê đắm một người đẹp nổi tiếng của Sài Gòn thời bấy giờ. Đó là ai?
- A
Khánh Ly
- B
Ngô Vũ Bích Diễm
- C
Dao Ánh
- D
Thanh Thúy
Thanh Thúy tên khai sinh là Nguyễn Thị Thanh Thúy là một nữ ca sĩ thuộc Tân nhạc Việt Nam. Bà bắt đầu đi hát trong các phòng trà tại Sài Gòn vào khoảng cuối thập niên 50 vào năm 1957-1958. Tiếng hát và nhan sắc của Thanh Thúy khi ấy khiến không ít văn nghệ sĩ mê đắm, trong số đó có Trịnh Công Sơn. Khi ấy, Trịnh Công Sơn mới 17 tuổi, ông từng kể lại: "Đêm nào tôi cũng lò dò đến các phòng trà để nghe Thanh Thúy hát. Dần dần hình bóng Thanh Thúy đã ăn sâu vào trong tôi lúc nào không biết. Nói yêu Thanh Thúy thì cũng chưa hẳn bởi tôi mặc cảm nghèo và vô danh, trong khi Thanh Thúy là một ca sĩ đang lên, kẻ đón người đưa tấp nập. Biết vậy, nhưng tôi không thể không đêm nào thiếu hình ảnh và tiếng hát của nàng....".
Người đẹp mà Trịnh Công Sơn mê đắm năm 17 tuổi mang biệt danh gì?
- A
Tiếng hát liêu trai
- B
Tiếng hát lúc 0 giờ
- C
Tiếng sầu ru khuya
- D
Cả 3 biệt danh trên
Thanh Thúy sở hữu cả thanh lẫn sắc khiến giới văn nghệ sĩ thời bấy giờ mê đắm. Bà được nhà văn Mai Thảo gọi bằng biệt danh "Tiếng hát lúc 0 giờ", giáo sư triết học Nguyễn Văn Trung tặng cho bà danh xưng "Tiếng hát liêu trai", còn nhạc sĩ Tuấn Huy dùng biệt danh "Tiếng sầu ru khuya" để miêu tả về Thanh Thúy. Trong khi đó Trịnh Công Sơn lại say đắm bà đến mức xem bà là nguồn cảm hứng âm nhạc đầu tiên của mình. Ông đặc biệt quan tâm tới những giọt nước mắt của Thanh Thúy. Trong cuốn Trịnh Công Sơn của NXB Trẻ (xuất bản năm 2003) nhạc sĩ họ Trịnh chia sẻ ông đặc biệt ám ảnh với những giọt nước mắt của bà: "Phải có một nỗi tuyệt vọng nào đó khởi đầu để tôi không ngừng dan díu với những giọt nước mắt của đời làm của cải riêng tư. Eva ăn trái cấm và sự sống thành hình. Tôi e cũng đã từng nuốt những giọt nước mắt để biết tận tình nói về những giọt nước mắt kia".
Giọt nước mắt của nữ giai nhân này trở thành nguồn cảm hứng cho Trịnh Công Sơn sáng tác ca khúc nào dưới đây?
- A
Ướt mi
Trịnh Công Sơn gặp Thanh Thúy vào năm 1958 tại phòng trà Mỹ Cảnh ở Sài Gòn. Ông say mê tiếng hát của bà đến mức liên tục tới phòng trà để nghe. Theo chia sẻ của cố nhạc sĩ lúc sinh thời, một lần ông đề nghị Thanh Thúy hát bài "Giọt mưa thu" của Đặng Thế Phong. Khi thể hiện ca khúc này là lúc nữ danh ca vừa trải qua nỗi đau mất bố còn mẹ đang mắc bệnh nặng. Nỗi niềm riêng hòa cùng âm hưởng của ca khúc khiến Thanh Thúy không kiềm chế nổi cảm xúc, vừa hát vừa khóc. Những giọt nước mắt này trở thành nguồn cảm hứng để Trịnh Công Sơn viết ca khúc đầu tay có tên "Ướt mi" để tặng cho Thanh Thúy. Nhưng phải đến 3 tuần sau vị nhạc sĩ tài hoa mới dám len lén đưa bản chép tay ca khúc cho nữ danh ca. Sau này khi chia sẻ về cảm hứng sáng tác của ca khúc, Trịnh Công Sơn tiết lộ chính những giọt nước mắt của Thanh Thúy khi hát "Giọt mưa thu" đã khiến ông dâng trào cảm xúc: "Những giọt nước mắt ấy như một cơn mưa nhỏ trên tâm hồn mỏng manh của tôi đã khiến tôi phải lùi xa hơn nữa về một cõi đời nào còn xa xôi hơn đã từng làm tôi nhỏ lệ. Những giọt nước mắt đó đã trở thành một ám ảnh, thôi thúc làm bùng lên ngọn lửa sáng tạo đang âm ỉ cháy trong tôi. Và tôi đã viết ra như không kiềm giữ được...".
- B
Thương một người
- C
Ru ta ngậm ngùi
- D
Như cánh vạc bay
Không chỉ là người có nhiều biệt danh do giới văn nghệ sĩ dành tặng, nữ giai nhân này còn có danh hiệu "Hoa hậu". Cụ thể danh hiệu đó là gì?
- A
Hoa hậu ca sĩ
- B
Hoa hậu nghệ sĩ
Năm 1961, bà được phong tặng danh hiệu Hoa hậu nghệ sĩ tại phòng trà Anh Vũ do bác sĩ Trương Ngọc Hớn tổ chức. Mặc dù không phải là người đăng quang trong 1 cuộc thi nhan sắc chính thức nào nhưng danh hiệu này đã theo Thanh Thúy suốt cuộc đời. Đến nay, mỗi khi nhắc tới cụm từ "Hoa hậu nghệ sĩ", giới mộ điệu lập tức sẽ nhớ tới hình ảnh nữ ca sĩ mảnh mai thường mặc áo dài trắng với đôi mắt sầu muộn đứng trên sân khấu năm nào.
- C
Hoa hậu Sài Gòn
- D
Hoa hậu phòng trà
Ngoài ca khúc đầu tay, Trịnh Công Sơn còn tặng nữ danh ca này ca khúc nữa, đó là ca khúc nào?
- A
Như cánh vạc bay
- B
Tuổi đá buồn
- C
Thương một người
Theo những tài liệu về cố nhạc sĩ họ Trịnh, sau khi tặng ca khúc "Ướt mi" cho Thanh Thúy, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã có dịp trực tiếp nghe bà thể hiện. Khi biết người tặng ca khúc đó cho mình là Trịnh Công Sơn, Thanh Thúy đã chủ động mời ông trò chuyện với mình, kể từ đó họ có dịp hiểu nhau hơn. Nếu ca khúc đầu tiên của Trịnh Công Sơn tặng Thanh Thúy được lấy cảm hứng từ những giọt nước mắt của bà thì ca khúc thứ 2 mà ông dành tặng giai nhân - ca khúc "Thương một người" lại được ông viết dựa trên xúc cảm về vóc dáng đặc trưng của nữ danh ca. Ông Nguyễn Công Khế từng viết về cảm xúc mà Trịnh Công Sơn dành cho Thanh Thúy: "Cái dáng gầy, tà áo dài mong manh… khuất dần vào con hẻm nhỏ, tiếng guốc hối hả bước về phòng trọ cho kịp chăm sóc mẹ già đang bệnh tật, đã làm anh Sơn xúc cảm".
Tuy nhiên mối tình này chỉ là đơn phương từ phía nhạc sĩ họ Trịnh mà thôi. Câu chuyện của họ cũng chỉ dừng ở đó, khi ở đỉnh cao của sự nghiệp, Thanh Thúy kết hôn và sau đó cùng chồng sang Mỹ định cư. - D
Cát bụi
Bình luận