Các học trò của HLV Miura, từ cấp độ U23 đến Olympic và đội tuyển Việt Nam, phần lớn đều thừa nhận rằng so với trước đây, họ trở nên khoẻ hơn và cũng khát khao thể hiện, khát khao được cống hiến hơn.
Sau gần 1 năm gắn bó với các ĐTQG Việt Nam, chơi ở nhiều hạng mục giải đấu khác nhau, dấu ấn chuyên môn của HLV Miura là chưa thật đậm nét, nếu xét các tiêu chí lối chơi có lớp lang.
HLV Toshiya Miura chưa định hình được lối chơi có bản sắc cho ĐTQG và U23 Việt Nam |
Gây dựng từ đầu
Sau liên tiếp các thất bại từ AFF Cup 2010, SEA Games 2011, AFF Cup 2012, SEA Games 2013 và các chiến dịch vòng loại World Cup 2014, ASIAN Cup 2015…, bóng đá Việt Nam ở cấp độ ĐTQG gần như phải làm lại từ đầu.
Trong khoảng thời gian đó, các ĐTQG Việt Nam cũng đã vắt qua 4 đời HLV, 2 ngoại (Henrique Calisto và Falko Goetz), 2 nội (Phan Thanh Hùng, rồi Hoàng Văn Phúc), nhưng chúng ta đã mất chức vô địch AFF Cup (2010), thậm chí không vượt qua vòng bảng (AFF Cup 2012 và SEA Games 2013). Và khi các trận chung kết giải đấu cấp khu vực là thứ xa xỉ thì sao có thể mộng bá vương ngoài biển lớn.
Dài dòng như thế để có một cái nhìn tổng quát hơn về “cơ thể’ nền bóng đá cấp độ ĐTQG, khi HLV Miura đặt bút ký hợp đồng (thời hạn 2 năm) với VFF (đầu tháng 5/2014). Sự thật dễ mất lòng, nhưng các ĐTQG khi 2 HLV Phan Thanh Hùng và Hoàng Văn Phúc thay nhau cầm quân chỉ có ý thức kỷ luật tương đối kém.
Một số biểu hiện của bệnh ngôi sao bắt đầu từ kỳ AFF Cup 2012 tại Thái Lan, khiến chúng ta đại bại. Ý thức (kém) trước hết là do cầu thủ, nhưng há chẳng phải người xưa vẫn có câu: “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”? Các HLV nội vừa nhắc, vốn không giỏi "trị sao", nên họ thoả hiệp, đến khi thất bại và cuộc bể dâu diễn ra.
HLV Miura, một người Nhật, thì khác. Ông chọn sân chơi ASIAN Games 17 (Hàn Quốc) làm màn ra mắt, một nước cờ bị cho là mạo hiểm. Tuy nhiên, tại giải đấu đó, Olympic Việt Nam dù không vượt qua thành tích năm 2010 (dừng chân ở vòng 2), nhưng cũng kịp để lại khá nhiều ấn tượng.
Rõ nhất là nền tảng thể lực được cải thiện, kế đến là tinh thần thi đấu. Chúng ta đã có những trận đấu rất hay trước các đối thủ mạnh, trước khi dừng bước bởi Olympic UAE (vòng 1/8). Nhấn thêm một bước nữa, HLV Miura đưa Việt Nam trở lại tốp 4 AFF Cup 2014 và mới đây là chiếc vé dự VCK U23 châu Á tại Qatar.
Video HLV Miura nói về bia
thethao/2015/04/02/Miura-ni-v-bia-v-v-1427992155.mp4&stream=pseudo" src="https://vtcnews.vn/static/swf/player.swf" type="application/x-shockwave-flash" height="350" width="500">
HLV Miura luôn tính đường xa
HLV Đặng Phương Nam, cựu trợ lý đội tuyển Việt Nam dưới thời HLV Miura, chia sẻ rằng, ông thầy người Nhật đề cao thứ nhất kỷ luật, thứ nhì là khát vọng làm việc, tận hiến (với cả trợ lý HLV và cầu thủ) và cuối cùng mới bàn về lối chơi.
“HLV Miura sẽ tận dụng triệt để 2 tiếng/buổi tập và ông yêu cầu các trợ lý cũng như cầu thủ hợp tác tối đa. Sẽ không có chuyện cầu thủ phải trực nhật, bơm bóng, xách nước… Đến giờ, họ chỉ việc bước ra sân và vào buổi tập ngay. Những khâu còn lại thuộc về các trợ lý, bộ phận giúp việc”, HLV Đặng Phương Nam, trưởng phòng đào tạo Trung tâm bóng đá Viettel, tiết lộ.
Cũng theo HLV Đặng Phương Nam, ông Miura luôn vạch ra các kế hoạch (ngắn hoặc dài hơi) và trung thành với nó. Ví như khi đội tuyển Việt Nam chỉ mới khởi tranh các trận đầu tiên vòng bảng AFF Cup 2014, ông Miura đã yêu cầu phòng các ĐTQG và bộ phận hậu cần tính đến các phương án đặt vé đi Thái Lan và Malaysia đá bán kết.
Và mới đây nhất, trước khi bước vào chiến dịch vòng loại U23 châu Á, HLV Miura đã tính đến từng phương án cụ thể, khi chúng ta đối đầu với từng đối thủ cụ thể. Ví như đá với U23 Malaysia cần thiết chơi công đối công, gặp U23 Nhật Bản thì dựng xe bus 2 tầng và U23 Macau (Trung Quốc)…
Cuối cùng là luận chuyên môn. Các ĐTQG của HLV Miura cho đến thời điểm này chưa thể định hình một lối chơi có mảng miếng, chứ đừng nói bản sắc. Giãn biên, lật cánh đánh đầu như Alfred Riedl cũng không phải, phòng ngự chặt tổ chức tấn công nhanh kiểu Henqiue Calisto cũng không…
Vì cái đích cuối cùng của bóng đá là thành tích và nếu đem điều này ra cân-đo-đong-đếm, HLV Miura chưa thể bì được với K.Weigang, Alfred Riedl và Henrique Calisto, các HLV tiền nhiệm từng làm việc với bóng đá Việt Nam. Tất nhiên, HLV trưởng người Nhật Bản vẫn còn đủ thời gian để chứng minh tài năng của mình.
Nguồn: Thể thao văn hóa
Bình luận