Một năm trở lại đây, bóng đá Trung Quốc trở nên đình đám thế giới khi vung tiền hút về hàng loạt ngôi sao nổi tiếng thế giới. Phải kể đến như Tevez, Oscar hay Jackon Martinez , những cầu thủ chọn đến đất nước đông dân nhất thế giới để hưởng mức lương mà cả đến những ngôi sao hàng đầu Ngoại hạng Anh cũng phải ao ước.
Theo HLV Hoàng Anh Tuấn, chiến lược này của bóng đá Trung Quốc thành công hay thất bại phụ thuộc vào con tính của những người trong cuộc.
"Thực tế, số tiền họ bỏ ra mua cầu thủ không lớn so với giá trị tài sản của các ông chủ CLB như Jack Ma. Quan trọng là các ông chủ Trung Quốc muốn phát triển bóng đá Trung Quốc hay sử dụng những thương vụ mua bán đó để làm hình ảnh. Mục tiêu của chiến lược đó thế nào, chỉ có người trong cuộc mới rõ.
Về mặt chuyên môn, việc chiêu mộ những ngôi sao như Tevez có cả mặt lợi lẫn hại. Những ngôi sao, HLV hàng đầu thế giới đến thi đấu chắc chắn sẽ tạo ra những động lực thúc đẩy sự phat triển của bóng đá TQ.
Nhưng sẽ chỉ có một số cầu thủ, HLV học được kinh nghiệm để bước lên trình độ bóng đá đẳng cấp hơn. Còn đâu nhiều cầu thủ, đặc biệt là cầu thủ trẻ sẽ không có điều kiện thi đấu, và dẫn đến khủng hoảng thừa. Từ đó dẫn đến trở lực đối với bóng đá Trung Quốc".
Nếu đặt bóng đá Trung Quốc cạnh bóng đá Việt Nam, HLV U20 Việt Nam thừa nhận nền bóng đá của nước láng giềng vẫn ở một đẳng cấp khác, dù có điểm hạn chế hệt như nhau.
"Xét về bình diện chung, cầu thủ Trung Quốc hơn nhiều mặt về tố chất, hình thể và đặc biệt là sự đầu tư rất lớn của chính phủ Trung Quốc vào bóng đá, thể thao. Chính điều kiện đó giúp họ đi xa, vượt trội hơn mình.
Ví dụ, Quảng Châu có học viện của đội Quảng Châu Evergrande được sách kỷ lục Guiness ghi nhận là Học viện bóng đá lớn nhất thế giới, ở đó có trên dưới 50 sân bóng gồm sân cỏ nhân tạo, sân cỏ tự nhiên đúng chuẩn quốc tế. Ngoài ra họ có những sân tập chuyên dụng dành riêng cho thủ môn mà lần đầu tiên tôi thấy.
Đội Quảng Châu Evergrande có liên kết hợp tác với Real Madrid, nên tất cả những chuyên giao công nghệ đào tạo của phía Real thì họ đều có đủ cả.
Nói chung tôi thấy, người Trung Quốc đầu tư rất lớn cho hạ tầng bóng đá, các công trình chức năng, nghiên cứu khoa học thể dục thể thao rất tốt. Cơ sở vật chất dành cho bóng đá của họ hàng đầu thế giới đấy. So với Nhật Bản hay Hàn Quốc tôi nghĩ cũng tương đương.
Clip: U22 Việt Nam cầm hòa U22 Trung Quốc tại giải U22 Quốc tế 2016
Tất nhiên, họ có trở ngại riêng. Về văn hóa, xã hội, do mỗi gia đình Trung Quốc gần như chỉ có 1 con nên sự lựa chọn cho thể thao rất ít.
Nhiều CLB Trung Quốc có trung tâm đào tạo tốt nhưng không chuyển nhượng, mua bán cầu thủ mà giữ cho CLB.
HLV Hoàng Anh Tuấn
Thêm nữa, nhiều CLB Trung Quốc có trung tâm đào tạo tốt nhưng không chuyển nhượng, mua bán cầu thủ mà giữ cho CLB. Với số lượng cầu thủ hàng năm ra như vậy, lại bị sử dụng hạn chế, dẫn đến cầu thủ không có điều kiện thi đấu chính thức.
Khi đội tuyển Trung Quốc tập trung, các cầu thủ thiếu kỹ năng cần thiết, không có đủ thời gian chơi cạnh nhau như ở các nền bóng đá chuyên nghiệp kiểu Nhật Bản.
Tình cảnh đó giống cầu thủ HAGL Arsenal JMG. Họ rất được kỳ vọng, cho sang Nhật Bản thi đấu nhưng do chỉ ngồi dự bị nên về V-League đá thế nào bạn thấy rồi. Vấn đề của họ giống chúng ta, cầu thủ tài năng, tiềm năng lớn nhưng không được sử dụng.
Từ đó, bóng đá Trung Quốc thường thi đấu chưa tốt ở châu lục và thế giới mặc dù dân số rất đông".
Bình luận