• Zalo

Hình tượng rắn trong truyện chưởng Kim Dung

Thể thaoThứ Hai, 11/02/2013 08:20:00 +07:00Google News

(VTC News) - Nhân năm rắn, có đôi điều luận bàn về hình tượng rắn trong huyền thoại Kim Dung.

(VTC News) -  Nhà văn Kim Dung đã để lại cho đời một kho tàng tiểu thuyết kiếm hiệp chứa đựng rất nhiều giá trị. Trong đó nổi bật là tinh hoa võ học Trung Quốc. Nhân năm rắn, có đôi điều luận bàn về hình tượng rắn trong huyền thoại Kim Dung.


Kim xà kiếm pháp

Năm 1956, “Bích huyến hiếm” - tiểu thuyết thứ hai trong tổng số 14 tiểu thuyết của nhà văn Kim Dung đã ra đời. Trước đó một năm, Kim Dung đã trình làng văn đàn Trung Quốc đầy ấn tượng với bộ tiểu thuyết đầu tay “Thư kiếm ân cầu lục”.

Nhắc đến hình tượng rắn trong các tác phẩm của Kim Dung, người ta nghĩ ngay tới “Bích huyến kiếm”, bởi đây là tác phẩm mà hình tượng rắn được nhắc đến nhiều nhất, được đề cao và chi tiết nhất, đặc biệt là sự ẩn tàng của rắn trong tuyệt thế võ công “Kim xà kiếm pháp”.

 Viên Thừa Chí nhân vật trong tiểu thuyết Kim Dung với Kim xà kiếm pháp

Kim xà kiếm pháp là bí kíp võ học vô địch của Hạ Tuyết Nghi người có biệt hiệu là Kim xà Lang quân. Đây được coi là bộ kiếm pháp đặc biệt nhất trong các tác phẩm của Kim Dung. Sở dĩ như vậy là vì bộ kiếm pháp này gắn liền với thanh Kim Xà Kiếm - vốn là bảo vật của Ngũ Độc Giáo.

Mỗi khi vận nội công, kiếm sẽ biến sắc chuyển thành vàng, đầu kiếm tõe ra như lưỡi rắn. Tuyệt học của Ngũ Độc Giáo này, kỳ dị khó đoán, thiên biến vạn hóa. Truyền nhân của Hạ Tuyết Nghi là Viên Thừa Chí, trong một lần giao đấu với kẻ thù, bị rơi xuống vực sâu, đã vô tình vào được nơi ở của Hạ Tuyết Nghi năm xưa, và tại đây Thừa Chí đã gặp di hài Hạ Tuyết Nghi và thành tâm trốn cất ông và học được bộ Kim xà bí kíp của Tuyết Nghi.

Tây độc Âu Dương Phong

Tây độc Âu Dương Phong

Một nhân vật khác trong truyện Kim Dung gắn liền với rắn là Tây độc Âu Dương Phong.

Âu Dương Phong là chủ nhân núi Bạch Đà ở Tây Vực, là một kẻ độc ác, nhiều mưu mô thủ đoạn. Y võ công rất cao, thường dùng một cây gậy có thả hai con rắn độc ở đầu làm vũ khí.

Tuyệt kỹ của y là Cáp Mô công (một số tác giả dịch là Hàm mô công và Lục chỉ cầm ma, Cáp mô hay Hàm mô có nghĩa là con cóc, công phu này mô tả dáng vẻ của một con cóc nên được gọi là Cáp mô công).  Đặc biệt ở Âu Dương Phong là tài chế độc. Và thứ độc mà y thường chế thành thạo là độc rắn. Y cũng được coi là người yêu thích rắn nhất trong truyện của Kim Dung.

Với khả năng chế ra các loại thuốc độc không ai giải được, y bị người trong giang hồ gọi là Lão Độc Vật. Khi buồn vì nhớ về người vợ cũ, lão thường dùng đàn tranh để gảy Lục chỉ cầm khúc cho đỡ tủi thân nhưng Lục chỉ cầm ma lại là môn võ công đã thất truyền song lại rất lợi hại.

Xà hình bộ

Xà hình bộ (chi tự bộ)  là bộ pháp di chuyển chủ yếu của phái Nga My. Xà hình bộ di chuyển như rắn bò hình chữ chi tiến về phía trước y hệt như thế tấn tam giác bộ của Bạch Mi Quyền do Bạch Mi đạo nhân thời nhà Thanh sau này sáng tác.

Quái xà nuốt Tử vi kiếm

Bộ “Thần điêu hiệp lữ” của Kim Dung có một nhân vật tên Kiếm Ma, cả đời người tiêu du thiên hạ, cất công tìm kiếm một đối thủ có võ học cao siêu hơn mình mà không thấy. Bởi nhẽ ấy cho đến lúc quy ẩn giang hồ vẫn mang nỗi đau đáu Cầu Bại.

Dương Quá, truyền nhân của Kiếm Ma Độc Cô Cầu Bại

Dương Quá trong một lần rơi xuống kiếm mộ, vô tình bắt gặp con quái xà quấn chặt lấy con chim điêu. Vốn có ác cảm với loài rắn đã giết hại mẹ mình, Dương Quá dùng thanh Quân tử kiếm của Cổ Mộ phái, vốn chém sắt như chém bùn, chém vào người con quái xà. Không ngờ, thanh Quân tử kiếm bị mẻ mấy khúc, và sau đó gẫy đôi.

Thì ra thanh kiếm năm xưa Độc Cô đã lỡ tay dùng để chém chết một người hào kiệt. Coi là vật bất tường, ông bỏ thanh kiếm vào "kiếm mộ". Con quái xà vì lý do nào đó đã nuốt phải thanh Tử Vi kiếm của Độc Cô Cầu Bại. Dù vô cùng sắc bén và cứng nhưng thanh kiếm lại dẻo nên có thể luồn theo người con quái xà mà không chọc đứt người nó, khiến Dương Quá bị gãy kiếm.

Thanh Tử Vi kiếm vốn theo Kiếm Ma lăn lộn giang hồ suốt bao năm tìm một địch thủ mà không toại nguyện. Vị tiền bối này liền ẩn cư, lấy thanh kiếm làm vợ, thần Điêu làm bạn, để vài chục năm sau có Dương Quá là một truyền nhân xuất sắc.

Oan trái thay, cũng chính vì thanh bảo kiếm sắc bén có một không hai này mà Dương Quá bỏ lại một cánh tay nơi thành Tương Dương. Quách Phù trong cơn xuẩn động đã rút thanh Tử Vi kiếm chém Dương Quá.

Thanh Thục nữ kiếm cũng không chống nổi sự bén ngọt của thanh Tử Vi, Dương Quá mất đi cánh tay... Âu là duyên số, là quá khứ nghiệt ngã thủa nào của Kiếm Ma vận vào Dương Quá từ vật bất tường Tử Vi Kiếm trong bụng con quái xà.

* Kỳ II: Từ tiểu thuyết Kim Dung đến Xà hình quyền


(Tổng hợp)

Bình luận
vtcnews.vn