Các nhà thiên văn tới từ Đại học Johns Hopkins đã theo dõi quá trình mờ dần của vụ nổ siêu tân tinh SN2018gv xảy ra ở thiên hà xoắn ốc NGC 2525. NGC 2525 cách Trái đất 70 triệu năm ánh sáng.
Siêu tân tinh là thuật ngữ dùng để chỉ phút bùng nổ cuối cùng của một ngôi sao (có khối lượng lớn hơn 1,4 lần Mặt trời) trước khi nó chết hẳn.
Video: Vụ nổ siêu tân tinh NGC 2525
SN2018gv được phát hiện lần đầu tiên vào giữa tháng 1/2018 trong chòm sao Puppis.
Các nhà khoa học đã tạo ra một video tua nhanh quá trình xảy ra vụ nổ siêu tân tinh SN2018gv bằng cách sử dụng các hình ảnh chụp nó từ tháng 2/2018 đến tháng 2/2019. Những thước phim cho thấy SN2018gv mờ dần trước khi tắt lịm.
Vào lúc đỉnh điểm, vụ nổ tạo nguồn năng lượng sáng hơn Mặt trời tới 5 tỷ lần, làm lu mờ tất cả các ngôi sao và thiên hà khác xung quanh nó.
"Không có màn trình diễn pháo hoa nào trên Trái đất có thể tranh với siêu tân tinh này", nhà khoa học Nobel Adam Riess từ Đại học John Hopkins cho biết.
Các nhà khoa học cho biết việc thu thập thông tin cũng như hình ảnh về các vụ nổ siêu tân tinh như trên là hết sức cần thiết để đo khoảng cách trong không gian. Điều này sẽ giúp các nhà thiên văn tính toán được tốc độ giãn nở của vũ trụ.
Bình luận