(VTC News) - Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP đã chính thức được ký kết.
Như vậy sau 5 năm đàm phán, hiệp định thương mại tự do lịch sử TPP đã đi đến hồi kết tốt đẹp, và trên trang Reuters cho biết, cuộc họp báo công kết quả và ký kết hiệp định TPP giữa 12 nước thành viên được diễn ra vào lúc 8 giờ tối nay theo giờ Việt Nam.
Đây là một trong những tin tức được mong chờ nhất trong ngày, đặc biệt là tại 12 quốc gia thành viên, trong đó có Việt Nam.
Tại Nhật Bản, Thủ tướng Shinzo Abe cho biết, đây "là thành quả lớn cho cả Nhật Bản và tương lai khu vực châu Á – Thái Bình Dương".
Hiện tại, hiệp định hoàn chỉnh chỉ còn cần Quốc hội 12 nước tham gia thông qua là sẽ tiến tới ký kết chính thức.
Như vậy, phiên họp tại Atlanta lần này đã làm thỏa mãn những kỳ vọng kéo dài suốt từ năm 2010 với những cuộc đàm phán liên tiếp thất bại. Cuộc họp gần đây nhất là vào cuối tháng 7 vừa qua, tại Hawaii (Mỹ), vòng đàm phán cấp bộ trưởng thứ 2 đã không đạt được thỏa thuận cuối cùng do còn vướng mắc ở 3 điểm gồm quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ với dược phẩm, thuế nhập khẩu sữa, các sản phẩm liên quan tới sữa và ô tô cũng như phụ tùng ô tô.
Tại cuộc họp cấp bộ trưởng lần thứ 3 này, diễn ra từ ngày 30/9 đến ngày 4/10 vừa qua, các nút thắt trên đã được tháo gỡ. Theo đó, các vấn đề mở cửa thị trường sữa của Canada đã chính thức được giải quyết, đi đến thỏa thuận cuối cùng. Trước đó, các vấn đề về bảo hộ độc quyền dược phẩm và miễn thuế nhập khẩu ôtô đã tìm được tiếng nói chung giữa 12 quốc gia thành viên...
TPP được coi là thỏa thuận thương mại tự do lớn nhất thế giới. Hiệp định này được đàm phán từ tháng 3/2010, gồm 12 quốc gia - Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam. Các vấn đề được nêu ra gồm quyền sở hữu trí tuệ, luật đầu tư nước ngoài, tiêu chuẩn môi trường và lao động, chính sách thu mua, cạnh tranh và công ty quốc doanh, quy trình xử lý tranh chấp. Sau khi hoàn tất, Hiệp định TPP sẽ bao phủ 40% kinh tế toàn cầu và bổ sung cho GDP thế giới thêm gần 300 tỷ USD mỗi năm.
Huyền Trân
Như vậy sau 5 năm đàm phán, hiệp định thương mại tự do lịch sử TPP đã đi đến hồi kết tốt đẹp, và trên trang Reuters cho biết, cuộc họp báo công kết quả và ký kết hiệp định TPP giữa 12 nước thành viên được diễn ra vào lúc 8 giờ tối nay theo giờ Việt Nam.
Đây là một trong những tin tức được mong chờ nhất trong ngày, đặc biệt là tại 12 quốc gia thành viên, trong đó có Việt Nam.
Các đại biểu trong buổi họp báo công kết quả và ký kết hiệp định TPP |
Tại Nhật Bản, Thủ tướng Shinzo Abe cho biết, đây "là thành quả lớn cho cả Nhật Bản và tương lai khu vực châu Á – Thái Bình Dương".
Hiện tại, hiệp định hoàn chỉnh chỉ còn cần Quốc hội 12 nước tham gia thông qua là sẽ tiến tới ký kết chính thức.
Như vậy, phiên họp tại Atlanta lần này đã làm thỏa mãn những kỳ vọng kéo dài suốt từ năm 2010 với những cuộc đàm phán liên tiếp thất bại. Cuộc họp gần đây nhất là vào cuối tháng 7 vừa qua, tại Hawaii (Mỹ), vòng đàm phán cấp bộ trưởng thứ 2 đã không đạt được thỏa thuận cuối cùng do còn vướng mắc ở 3 điểm gồm quyền bảo hộ sở hữu trí tuệ với dược phẩm, thuế nhập khẩu sữa, các sản phẩm liên quan tới sữa và ô tô cũng như phụ tùng ô tô.
Tại cuộc họp cấp bộ trưởng lần thứ 3 này, diễn ra từ ngày 30/9 đến ngày 4/10 vừa qua, các nút thắt trên đã được tháo gỡ. Theo đó, các vấn đề mở cửa thị trường sữa của Canada đã chính thức được giải quyết, đi đến thỏa thuận cuối cùng. Trước đó, các vấn đề về bảo hộ độc quyền dược phẩm và miễn thuế nhập khẩu ôtô đã tìm được tiếng nói chung giữa 12 quốc gia thành viên...
TPP được coi là thỏa thuận thương mại tự do lớn nhất thế giới. Hiệp định này được đàm phán từ tháng 3/2010, gồm 12 quốc gia - Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam. Các vấn đề được nêu ra gồm quyền sở hữu trí tuệ, luật đầu tư nước ngoài, tiêu chuẩn môi trường và lao động, chính sách thu mua, cạnh tranh và công ty quốc doanh, quy trình xử lý tranh chấp. Sau khi hoàn tất, Hiệp định TPP sẽ bao phủ 40% kinh tế toàn cầu và bổ sung cho GDP thế giới thêm gần 300 tỷ USD mỗi năm.
Huyền Trân
Bình luận