Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới, thỏa thuận của khu vực có 2,3 tỷ người, tương đương 30% dân số thế giới sẽ đóng góp 25.800 tỷ USD, tương đương 30% GDP toàn cầu và 12.7000 tỷ USD, chiếm hơn 1/4 thương mại toàn cầu trong hàng hóa và dịch vụ, và 31% dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) toàn cầu.
Khi so sánh với hiệp định thương mại Hoa Kỳ-Mexico-Canada (USTR) chỉ chiếm 28% thương mại thế giới, trong khi Thị trường chung EU đứng thứ ba với gần 18%.
Theo thông tin từ Ban thư ký ASEAN, vào ngày 1/2/2022, Hiệp định RCEP cũng sẽ có hiệu lực đối với Hàn Quốc. Đối với các quốc gia ký kết còn lại, Hiệp định RCEP sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ ngày nộp văn kiện phê chuẩn, chấp nhận hoặc phê duyệt tương ứng cho Ban thư ký ASEAN.
Việc Hiệp định RCEP có hiệu lực thể hiện quyết tâm của khu vực nhằm giữ cho thị trường mở cửa; tăng cường liên kết kinh tế khu vực; ủng hộ một hệ thống thương mại đa phương mở, tự do, công bằng, bao trùm và dựa trên các quy tắc; đóng góp vào các nỗ lực phục hồi sau đại dịch toàn cầu.
Thông qua các cam kết mở cửa thị trường mới cùng các quy tắc và kỷ luật hợp lý, hiện đại, tạo thuận lợi cho thương mại và đầu tư, RCEP hứa hẹn mang đến các cơ hội kinh doanh và việc làm mới, tăng cường chuỗi cung ứng trong khu vực và thúc đẩy sự tham gia của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa vào chuối giá trị khu vực và đầu mối sản xuất.
Ban Thư ký ASEAN cam kết hỗ trợ đảm bảo quá trình thực thi RCEP hiệu quả và hiệu lực.
Bình luận