Bí mật về những vụ mất tích kỳ lạ của một số "ông lớn" trong giới quản lý doanh nghiệp và tổ chức tài chính hàng đầu Trung Quốc đã được hé lộ.
Báo Tài Kinh dẫn lời ông Triệu Khánh Hà, chuyên gia kinh tế Trung Quốc, cho biết năm 2015 là năm có nhiều nhân vật tiếng tăm nhất trong ngành tài chính đột ngột vắng mặt trên thương trường không một lời giải thích.
Sau đó, họ bất ngờ xuất hiện trở lại với lời giải thích ngắn gọn là “hỗ trợ chính phủ điều tra”. Một số người trong đó là tỷ phú giàu nhất và quyền lực nhất trong các ngành kinh doanh lớn của Trung Quốc.
Mất năm, hiện hai
Tính đến nay đã có năm nhân vật như thế mất tích và chỉ có hai người “tái xuất giang hồ” là ông Diêm Phong - Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty môi giới chứng khoán Quốc Thái Quần An ở Hong Kong, và ông Quách Quảng Xương - Chủ tịch Tập đoàn Phục Tinh ở Thượng Hải.
Theo báo Tài Kinh, Diêm Phong trở lại vị trí chủ tịch công ty hôm 23/12 sau hơn một tháng vắng bóng. Chính phía Công ty Quốc Thái Quần An cũng khẳng định không thể nào liên lạc được với chủ tịch Diêm Phong từ ngày 18/11.
Không một lời giải thích rõ ràng từ công ty lẫn giới chức Trung Quốc suốt thời gian ông Diêm vắng mặt nên đã dấy lên đồn đoán nhân vật này bị bắt. Cổ phiếu của công ty tuột giá 20% trong hơn một tháng qua.
Truyền thông Hong Kong và Trung Quốc trước đó loan tin rằng ông Diêm bị nhà chức trách đưa đi để hỗ trợ cuộc điều tra nhắm vào cựu lãnh đạo của Công ty Quốc Thái Quần An là ông Diêu Cương, một người có quan hệ thân thiết với ông Diêm.
Ông Diêu từng là lãnh đạo Công ty chứng khoán Quốc Thái Quần An giai đoạn 1999-2002, sau đó giữ chức Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Trung Quốc (CSRC).
Tương tự, sau một ngày rưỡi mất tích “bí ẩn”, hôm 14/12 tỷ phú giàu nhất Trung Quốc Quách Quảng Xương xuất hiện trở lại với lời giải thích đi “hỗ trợ chính quyền điều tra”.
Quách Quảng Xương là Chủ tịch Tập đoàn liên kết và đầu tư quốc tế Phục Tinh (Fosun International), thường được mệnh danh là “Warren Buffett” (nhà đầu tư lừng lẫy của Mỹ) của Trung Quốc.
Trong thời gian ông Quách bất ngờ biến mất, mọi giao dịch chứng khoán liên quan đến Fosun ở sàn chứng khoán Hong Kong và Thượng Hải đều bị ngưng trệ.
Trong hội nghị thường niên của Fosun tổ chức hôm 14/12 tại một khách sạn ở Thượng Hải, ông chủ Quách chỉ nói về các chiến lược của Fosun, tuyệt nhiên không đề cập đến chi tiết cuộc điều tra mà ông bị dính líu.
Một nguồn tin từ cơ quan an ninh Trung Quốc cho biết tỷ phú Quách từng bị đưa đi thẩm vấn hồi tháng 7/2015.
Trong lần bị đưa đi thẩm vấn cách đây hai tuần, có thể tỷ phú Quách bị chất vấn do liên quan đến vụ phó chủ tịch Thượng Hải, ông Ngải Bảo Tuấn hoặc nguyên Phó chủ tịch CSRC Diêu Cương bị điều tra hồi tháng 11/2015.
Chủ biến mất, cổ phiếu bốc hơi
Sự “mất tích đột ngột” của một số triệu phú, tỷ phú Trung Quốc trùng khớp với thời điểm chính quyền Bắc Kinh chĩa mũi nhọn tập trung điều tra tham nhũng trong lĩnh vực tài chính. Tuy nhiên, có những người không xuất hiện trở lại dù công ty đang tuột dốc vì thiếu lãnh đạo.
Hồi đầu năm 2015, Chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng Dân Sinh, ông Mao Hiểu Phong, đã được các nhà điều tra của Ủy ban thanh tra kỷ luật Đảng Trung Quốc (CCDI) đưa ra khỏi trụ sở, cũng với lý do “hỗ trợ điều tra”.
Tuy nhiên đến nay không ai biết rõ số phận của chủ tịch họ Mao ra sao. Ngân hàng Dân Sinh chỉ thông báo ngắn gọn trong hồ sơ niêm yết trên thị trường chứng khoán Trung Quốc rằng ông Mao đã gửi thư cá nhân từ chức.
Thông tin mập mờ về vị chủ tịch họ Mao này đã kéo giá cổ phiếu của ngân hàng này tuột 24% trong năm 2015.
Tương tự là chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc Trương Vân đã biến mất nhiều ngày qua. Ngân hàng do Trương lãnh đạo là một trong ba ngân hàng lớn nhất thế giới với số tài sản lên đến 2.700 tỷ USD.
Truyền thông Trung Quốc cho biết Trương đã từ chức trong tháng 12/2015 sau khi rộ tin ông đang phải “phục vụ một cuộc điều tra” của CCDI, liên quan đến tham nhũng trong lĩnh vực ngân hàng. Cổ phiếu của ngân hàng này cũng rớt giá 16%, tính đến những ngày cuối năm 2015.
Một quản lý khá tiếng tăm trong ngành cho thuê máy bay của Trung Quốc là Phan Hạo Văn cũng biến mất sau khi bất ngờ gửi đơn từ chức cho hội đồng quản trị tập đoàn máy bay Trung Quốc hồi tháng 6/2015.
Lá thư từ chức của Phan không nêu lý do cụ thể nhưng truyền thông Trung Quốc tiết lộ Phan đang “hỗ trợ điều tra” những tiêu cực dính đến Hãng hàng không China Southern Airlines, một trong những khách hàng lớn của tập đoàn do Phan lãnh đạo.
Đại diện tập đoàn này khẳng định họ đã không tài nào liên lạc được với lãnh đạo cũ.
Tương tự, đại hội cổ đông của Tập đoàn năng lượng Hán Năng hồi tháng 5/2015 không được chủ tịch Lý Hà Quân chủ trì như hằng năm. Ông Lý, được xếp vào hàng những người giàu nhất Trung Quốc, vẫn không xuất hiện bất chấp cổ phiếu của tập đoàn này mất giá hơn 47%.
Giao dịch của tập đoàn này cũng dần tạm ngưng cho đến nay. Giới chuyên gia đoán rằng sự biến mất của chủ tịch Lý có liên quan đến nạn “thao túng thị trường cổ phiếu”.
Chuyên gia kinh tế thuộc Cục Thống kê Trung Quốc, ông Phan Kiến Thành nhận định hiện tượng nhiều tỷ phú và giới chức quản lý biến mất trong năm 2015 cho thấy Bắc Kinh kiên quyết truy quét nạn tham nhũng trong mọi lĩnh vực, nhất là khu vực tài chính.
“Chính phủ đang muốn vực dậy lòng tin của người dân bằng cách chấn chỉnh ngành chứng khoán, chống tham nhũng trong ngành tài chính ngân hàng và một số ngành khác”, ông Phan nhấn mạnh.
Nguồn: Tuổi trẻ
Báo Tài Kinh dẫn lời ông Triệu Khánh Hà, chuyên gia kinh tế Trung Quốc, cho biết năm 2015 là năm có nhiều nhân vật tiếng tăm nhất trong ngành tài chính đột ngột vắng mặt trên thương trường không một lời giải thích.
Sau đó, họ bất ngờ xuất hiện trở lại với lời giải thích ngắn gọn là “hỗ trợ chính phủ điều tra”. Một số người trong đó là tỷ phú giàu nhất và quyền lực nhất trong các ngành kinh doanh lớn của Trung Quốc.
Trụ sở Tập đoàn Phục Tinh ở Thượng Hải. Ảnh: Reuters. |
Tính đến nay đã có năm nhân vật như thế mất tích và chỉ có hai người “tái xuất giang hồ” là ông Diêm Phong - Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty môi giới chứng khoán Quốc Thái Quần An ở Hong Kong, và ông Quách Quảng Xương - Chủ tịch Tập đoàn Phục Tinh ở Thượng Hải.
Theo báo Tài Kinh, Diêm Phong trở lại vị trí chủ tịch công ty hôm 23/12 sau hơn một tháng vắng bóng. Chính phía Công ty Quốc Thái Quần An cũng khẳng định không thể nào liên lạc được với chủ tịch Diêm Phong từ ngày 18/11.
Không một lời giải thích rõ ràng từ công ty lẫn giới chức Trung Quốc suốt thời gian ông Diêm vắng mặt nên đã dấy lên đồn đoán nhân vật này bị bắt. Cổ phiếu của công ty tuột giá 20% trong hơn một tháng qua.
Truyền thông Hong Kong và Trung Quốc trước đó loan tin rằng ông Diêm bị nhà chức trách đưa đi để hỗ trợ cuộc điều tra nhắm vào cựu lãnh đạo của Công ty Quốc Thái Quần An là ông Diêu Cương, một người có quan hệ thân thiết với ông Diêm.
Ông Diêu từng là lãnh đạo Công ty chứng khoán Quốc Thái Quần An giai đoạn 1999-2002, sau đó giữ chức Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Trung Quốc (CSRC).
Tương tự, sau một ngày rưỡi mất tích “bí ẩn”, hôm 14/12 tỷ phú giàu nhất Trung Quốc Quách Quảng Xương xuất hiện trở lại với lời giải thích đi “hỗ trợ chính quyền điều tra”.
Quách Quảng Xương là Chủ tịch Tập đoàn liên kết và đầu tư quốc tế Phục Tinh (Fosun International), thường được mệnh danh là “Warren Buffett” (nhà đầu tư lừng lẫy của Mỹ) của Trung Quốc.
Trong thời gian ông Quách bất ngờ biến mất, mọi giao dịch chứng khoán liên quan đến Fosun ở sàn chứng khoán Hong Kong và Thượng Hải đều bị ngưng trệ.
Trong hội nghị thường niên của Fosun tổ chức hôm 14/12 tại một khách sạn ở Thượng Hải, ông chủ Quách chỉ nói về các chiến lược của Fosun, tuyệt nhiên không đề cập đến chi tiết cuộc điều tra mà ông bị dính líu.
Một nguồn tin từ cơ quan an ninh Trung Quốc cho biết tỷ phú Quách từng bị đưa đi thẩm vấn hồi tháng 7/2015.
Trong lần bị đưa đi thẩm vấn cách đây hai tuần, có thể tỷ phú Quách bị chất vấn do liên quan đến vụ phó chủ tịch Thượng Hải, ông Ngải Bảo Tuấn hoặc nguyên Phó chủ tịch CSRC Diêu Cương bị điều tra hồi tháng 11/2015.
Tỷ phú Quách Quảng Xương. Ảnh: Reuters. |
Sự “mất tích đột ngột” của một số triệu phú, tỷ phú Trung Quốc trùng khớp với thời điểm chính quyền Bắc Kinh chĩa mũi nhọn tập trung điều tra tham nhũng trong lĩnh vực tài chính. Tuy nhiên, có những người không xuất hiện trở lại dù công ty đang tuột dốc vì thiếu lãnh đạo.
Hồi đầu năm 2015, Chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng Dân Sinh, ông Mao Hiểu Phong, đã được các nhà điều tra của Ủy ban thanh tra kỷ luật Đảng Trung Quốc (CCDI) đưa ra khỏi trụ sở, cũng với lý do “hỗ trợ điều tra”.
Tuy nhiên đến nay không ai biết rõ số phận của chủ tịch họ Mao ra sao. Ngân hàng Dân Sinh chỉ thông báo ngắn gọn trong hồ sơ niêm yết trên thị trường chứng khoán Trung Quốc rằng ông Mao đã gửi thư cá nhân từ chức.
Thông tin mập mờ về vị chủ tịch họ Mao này đã kéo giá cổ phiếu của ngân hàng này tuột 24% trong năm 2015.
Tương tự là chủ tịch hội đồng quản trị Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc Trương Vân đã biến mất nhiều ngày qua. Ngân hàng do Trương lãnh đạo là một trong ba ngân hàng lớn nhất thế giới với số tài sản lên đến 2.700 tỷ USD.
Truyền thông Trung Quốc cho biết Trương đã từ chức trong tháng 12/2015 sau khi rộ tin ông đang phải “phục vụ một cuộc điều tra” của CCDI, liên quan đến tham nhũng trong lĩnh vực ngân hàng. Cổ phiếu của ngân hàng này cũng rớt giá 16%, tính đến những ngày cuối năm 2015.
Một quản lý khá tiếng tăm trong ngành cho thuê máy bay của Trung Quốc là Phan Hạo Văn cũng biến mất sau khi bất ngờ gửi đơn từ chức cho hội đồng quản trị tập đoàn máy bay Trung Quốc hồi tháng 6/2015.
Lá thư từ chức của Phan không nêu lý do cụ thể nhưng truyền thông Trung Quốc tiết lộ Phan đang “hỗ trợ điều tra” những tiêu cực dính đến Hãng hàng không China Southern Airlines, một trong những khách hàng lớn của tập đoàn do Phan lãnh đạo.
Đại diện tập đoàn này khẳng định họ đã không tài nào liên lạc được với lãnh đạo cũ.
Tương tự, đại hội cổ đông của Tập đoàn năng lượng Hán Năng hồi tháng 5/2015 không được chủ tịch Lý Hà Quân chủ trì như hằng năm. Ông Lý, được xếp vào hàng những người giàu nhất Trung Quốc, vẫn không xuất hiện bất chấp cổ phiếu của tập đoàn này mất giá hơn 47%.
Giao dịch của tập đoàn này cũng dần tạm ngưng cho đến nay. Giới chuyên gia đoán rằng sự biến mất của chủ tịch Lý có liên quan đến nạn “thao túng thị trường cổ phiếu”.
Chuyên gia kinh tế thuộc Cục Thống kê Trung Quốc, ông Phan Kiến Thành nhận định hiện tượng nhiều tỷ phú và giới chức quản lý biến mất trong năm 2015 cho thấy Bắc Kinh kiên quyết truy quét nạn tham nhũng trong mọi lĩnh vực, nhất là khu vực tài chính.
“Chính phủ đang muốn vực dậy lòng tin của người dân bằng cách chấn chỉnh ngành chứng khoán, chống tham nhũng trong ngành tài chính ngân hàng và một số ngành khác”, ông Phan nhấn mạnh.
Nguồn: Tuổi trẻ
Bình luận