(VTC News)- Có quá nhiều điều để nói về những lời cáo buộc cũng như hành động tiêu cực gây tranh cãi của Silvio Berlusconi.
Báo chí và nữ cảnh sát cũng không tha
Trong một đoạn video được lan truyền trên mạng internet từ năm 2006, vị cựu thủ tướng Italia đã có hành động vô cùng phản cảm với một nữ cảnh sát đang làm nhiệm vụ trên đường phố. Berlusconi bước ra phố cùng các trợ lý, chuẩn bị lên xe, nhưng khi thoáng thấy nữ cảnh sát đang cúi xuống viết vé phạt đỗ xe sai nơi quy định cho 1 chiếc xe gần đó, ông tiến đến phía đằng sau và mô phỏng động tác thô tục, rồi cười khoái trá bước đi trước khi bị phát hiện.
Năm 2008, trong buổi họp báo trong khuôn khổ chuyến thăm Nga, khi bị hỏi về những mối quan hệ cá nhân của mình, Berlusconi không trả lời mà lập tức đưa tay lên làm động tác như khẩu súng hướng về phía nhà báo đưa ra câu hỏi.
Làm chính trị để tránh bị điều tra
Theo điều tra của 2 nhà báo kỳ cựu Travaglio và Enzo Biagi, mục đích chính của Berlusconi khi bước chân vào chính trị là để cứu những công ty của mình khỏi phá sản và giúp bản thân tránh bị kết tội. Năm 1992, tập đoàn tài chính và truyền thông Finivest có khoản nợ hơn 7000 tỷ lire (đồng tiền của Italia khi đó), sở hữu số tài sản 8193 tỷ lire và giá trị công ty chỉ ở mức hơn 1000 tỷ lire, đứng bên bờ vực phá sản.
Đó là một quãng thời gian khó khăn với công ty này, khi liên tục bị điều tra bởi các công tố viên trên khắp đất nước Italia về tội hối lộ, lập hóa đơn khống và sai phạm trong truyền hình. Chỉ trong 2 năm trước khi chính thức tham gia chính trị (1994), Berlusconi và bộ sậu của mình đã bị điều tra gần 40 lần.
Mối quan hệ với mafia Italia?
Vittorio Mangano, người làm vườn đồng thời là người chăn ngựa cho gia đình Berlusconi tại căn nhà ở Ancore, là thành viên của băng mafia khét tiếng Cosa Nostra và sau đó đã phải lĩnh án tù chung thân vào năm 2000. Năm 2008, trong một chương trình truyền hình, Berlusconi từng chia sẻ rằng: “Mangano là một anh hùng bởi ông ấy đã không khai gì với cảnh sát về tôi cả”.
Năm 2004, Marcello Dell'Utri, bạn thân và là cánh tay phải của Berlusconi trong nghiệp chính trị, bị một tòa án ở Palermo tuyên phạt 9 năm tù vì liên quan đến các hoạt động của mafia. Tòa phúc thẩm diễn ra năm 2010 giảm án xuống còn 7 năm nhưng vẫn giữ nguyên kết luận rằng vai trò của Dell'Utri là sợi dây liên kết giữa Berlusconi và giới mafia trong thời gian trước năm 1992.
Năm 1996, một tên mafia giải nghệ tên là Salvatore Cancemi tiết lộ rằng công ty Finivest đã bí mật trả cho băng Cosa Nostra 200 triệu lire mỗi năm để đổi lấy sự ủng hộ của các thành viên băng này với đảng Forza Italia của Berlusconi trong các cuộc bầu cử. Và còn rất nhiều rất nhiều lời tố cáo khác được đưa ra về việc chủ tịch Milan có liên hệ mật thiết với những ông trùm mafia Sicilia. Nhưng bằng nhiều cách khác nhau, không có ai làm gì được Berlusconi, và cả lần này cũng vậy.
Còn lâu mới có chuyện Berlusconi vào tù!
Án tù 7 năm đã được tuyên, nhưng trên thực tế khả năng phải ngồi tù (dù chỉ 1 ngày) của cựu thủ tướng Ý gần như là “bằng không”. Theo hệ thống pháp luật phức tạp tại Italia, Berlusconi sẽ được quyền kháng án 2 lần nữa, một ở Milan và một ở tòa Tối cao tại Rome, trước khi phán quyết cuối cùng được đưa ra.
Nếu các thủ tục được tiến hành nhanh nhất, cũng phải đến năm 2014 phiên phúc thẩm đầu tiên ở Milan mới được tiến hành. Và theo “truyền thống” ở xứ sở mỳ ống, các quan tòa cũng phải mất thêm ít nhất một năm nữa để đưa ra phán quyết của mình: giữ nguyên bản án đầu tiên, hoặc thay đổi nó. Sau đó, tòa Tối cao tại Rome sẽ là nơi đưa ra phán quyết cuối cùng liệu Berlusconi có phải vào tù không, và thậm chí có thể yêu cầu mở phiên xét xử lại từ đầu.
Trong trường hợp mức án 7 năm được giữ nguyên, Berlusconi cũng ít có khả năng ngồi tù vì luật pháp Italia khuyến khích quản thúc tại gia với các đối tượng trên 70 tuổi thay vì tống giam, một quy định được đưa ra từ thời… Berlusconi làm thủ tướng. Riccardo Montana, chuyên gia luật tại đại học London nói: “Ở Ý, không ai phải ngồi tù nếu không phạm một tội cực kỳ nghiêm trọng. Chẳng ai tống giam một người trốn thuế cả”.
Và nếu những điều trên vẫn chưa đủ sức thuyết phục, bạn có thể nhìn vào tình trạng quá tải trong các nhà tù ở Italia hiện nay để thấy việc đưa Berlusconi “vào tù” khó khăn thế nào. Theo báo cáo năm 2012 của tổ chức chuyên nghiên cứu các vấn đề hình sự Antigone, các nhà tù ở Italia đã được sử dụng 142,5 % công suất, nghĩa là quá tải gần gấp rưỡi khi có tới 67000 tù nhân bị giam trong các nhà tù chỉ có sức chứa tối đa 45000 người!
Đầu năm ngoái, chính phủ dự định chi 675 triệu euro để xây mở và mở rộng hệ thống nhà tù hiện tại, nhưng sau đó đã vấp phải sự phản đối mạnh từ các chính trị gia đối lập và dư luận.
Trong một đoạn video được lan truyền trên mạng internet từ năm 2006, vị cựu thủ tướng Italia đã có hành động vô cùng phản cảm với một nữ cảnh sát đang làm nhiệm vụ trên đường phố. Berlusconi bước ra phố cùng các trợ lý, chuẩn bị lên xe, nhưng khi thoáng thấy nữ cảnh sát đang cúi xuống viết vé phạt đỗ xe sai nơi quy định cho 1 chiếc xe gần đó, ông tiến đến phía đằng sau và mô phỏng động tác thô tục, rồi cười khoái trá bước đi trước khi bị phát hiện.
Năm 2008, trong buổi họp báo trong khuôn khổ chuyến thăm Nga, khi bị hỏi về những mối quan hệ cá nhân của mình, Berlusconi không trả lời mà lập tức đưa tay lên làm động tác như khẩu súng hướng về phía nhà báo đưa ra câu hỏi.
Làm chính trị để tránh bị điều tra
Theo điều tra của 2 nhà báo kỳ cựu Travaglio và Enzo Biagi, mục đích chính của Berlusconi khi bước chân vào chính trị là để cứu những công ty của mình khỏi phá sản và giúp bản thân tránh bị kết tội. Năm 1992, tập đoàn tài chính và truyền thông Finivest có khoản nợ hơn 7000 tỷ lire (đồng tiền của Italia khi đó), sở hữu số tài sản 8193 tỷ lire và giá trị công ty chỉ ở mức hơn 1000 tỷ lire, đứng bên bờ vực phá sản.
Tòa tuyên án 7 năm tù với Berlusconi hôm thứ Hai vừa qua. |
Đó là một quãng thời gian khó khăn với công ty này, khi liên tục bị điều tra bởi các công tố viên trên khắp đất nước Italia về tội hối lộ, lập hóa đơn khống và sai phạm trong truyền hình. Chỉ trong 2 năm trước khi chính thức tham gia chính trị (1994), Berlusconi và bộ sậu của mình đã bị điều tra gần 40 lần.
Mối quan hệ với mafia Italia?
Vittorio Mangano, người làm vườn đồng thời là người chăn ngựa cho gia đình Berlusconi tại căn nhà ở Ancore, là thành viên của băng mafia khét tiếng Cosa Nostra và sau đó đã phải lĩnh án tù chung thân vào năm 2000. Năm 2008, trong một chương trình truyền hình, Berlusconi từng chia sẻ rằng: “Mangano là một anh hùng bởi ông ấy đã không khai gì với cảnh sát về tôi cả”.
Năm 2004, Marcello Dell'Utri, bạn thân và là cánh tay phải của Berlusconi trong nghiệp chính trị, bị một tòa án ở Palermo tuyên phạt 9 năm tù vì liên quan đến các hoạt động của mafia. Tòa phúc thẩm diễn ra năm 2010 giảm án xuống còn 7 năm nhưng vẫn giữ nguyên kết luận rằng vai trò của Dell'Utri là sợi dây liên kết giữa Berlusconi và giới mafia trong thời gian trước năm 1992.
Rất nhiều cô gái đẹp vây quanh cựu thủ tướng Ý |
Năm 1996, một tên mafia giải nghệ tên là Salvatore Cancemi tiết lộ rằng công ty Finivest đã bí mật trả cho băng Cosa Nostra 200 triệu lire mỗi năm để đổi lấy sự ủng hộ của các thành viên băng này với đảng Forza Italia của Berlusconi trong các cuộc bầu cử. Và còn rất nhiều rất nhiều lời tố cáo khác được đưa ra về việc chủ tịch Milan có liên hệ mật thiết với những ông trùm mafia Sicilia. Nhưng bằng nhiều cách khác nhau, không có ai làm gì được Berlusconi, và cả lần này cũng vậy.
Còn lâu mới có chuyện Berlusconi vào tù!
Án tù 7 năm đã được tuyên, nhưng trên thực tế khả năng phải ngồi tù (dù chỉ 1 ngày) của cựu thủ tướng Ý gần như là “bằng không”. Theo hệ thống pháp luật phức tạp tại Italia, Berlusconi sẽ được quyền kháng án 2 lần nữa, một ở Milan và một ở tòa Tối cao tại Rome, trước khi phán quyết cuối cùng được đưa ra.
Nếu các thủ tục được tiến hành nhanh nhất, cũng phải đến năm 2014 phiên phúc thẩm đầu tiên ở Milan mới được tiến hành. Và theo “truyền thống” ở xứ sở mỳ ống, các quan tòa cũng phải mất thêm ít nhất một năm nữa để đưa ra phán quyết của mình: giữ nguyên bản án đầu tiên, hoặc thay đổi nó. Sau đó, tòa Tối cao tại Rome sẽ là nơi đưa ra phán quyết cuối cùng liệu Berlusconi có phải vào tù không, và thậm chí có thể yêu cầu mở phiên xét xử lại từ đầu.
Ai làm gì được Berlusconi? |
Trong trường hợp mức án 7 năm được giữ nguyên, Berlusconi cũng ít có khả năng ngồi tù vì luật pháp Italia khuyến khích quản thúc tại gia với các đối tượng trên 70 tuổi thay vì tống giam, một quy định được đưa ra từ thời… Berlusconi làm thủ tướng. Riccardo Montana, chuyên gia luật tại đại học London nói: “Ở Ý, không ai phải ngồi tù nếu không phạm một tội cực kỳ nghiêm trọng. Chẳng ai tống giam một người trốn thuế cả”.
Và nếu những điều trên vẫn chưa đủ sức thuyết phục, bạn có thể nhìn vào tình trạng quá tải trong các nhà tù ở Italia hiện nay để thấy việc đưa Berlusconi “vào tù” khó khăn thế nào. Theo báo cáo năm 2012 của tổ chức chuyên nghiên cứu các vấn đề hình sự Antigone, các nhà tù ở Italia đã được sử dụng 142,5 % công suất, nghĩa là quá tải gần gấp rưỡi khi có tới 67000 tù nhân bị giam trong các nhà tù chỉ có sức chứa tối đa 45000 người!
Đầu năm ngoái, chính phủ dự định chi 675 triệu euro để xây mở và mở rộng hệ thống nhà tù hiện tại, nhưng sau đó đã vấp phải sự phản đối mạnh từ các chính trị gia đối lập và dư luận.
Chí Thiện
Bình luận