Sẽ không có những chuyến xe công thường xuyên xuất phát từ Mỹ Đình mà trên đó là các lãnh đạo VFF đến Lạch Tray, Ninh Bình dự khán ở khu VIP.
Sẽ xa rồi những lần ông Dương Nghiệp Khôi xuất hiện ở Thống Nhất, Gò Đậu mà thi thoảng ông trưởng BTC giải lại xuống đường piste tới trọng tài bàn bỏ ngỏ nọ kia. Thời "oanh liệt" hai chữ này, nay chỉ còn mỗi vế sau.
Sẽ xa rồi những lần ông Dương Nghiệp Khôi xuất hiện ở Thống Nhất, Gò Đậu mà thi thoảng ông trưởng BTC giải lại xuống đường piste tới trọng tài bàn bỏ ngỏ nọ kia. Thời "oanh liệt" hai chữ này, nay chỉ còn mỗi vế sau.
Các quan chức cấp cao của VFF gần như không "có suất" bên VPF (Ảnh: VSI) |
Ông Hỷ, Tuấn, Khôi- bộ 3 quyền lực nhất trong ngôi nhà VFF, những vị khách VIP của các sân bóng (đặc biệt các CLB nào càng giàu thì mật độ xuất hiện của họ càng dày) đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử khi VPF ra đời. Chẳng ai trong số họ có mặt trong bộ máy điều hành của VPF. Ngay cả ông Khôi, người lâu nay vẫn được xem là có năng lực điều hành, tổ chức giải đấu tốt nhất bóng đá Việt Nam, cũng chẳng thấy được VPF trọng dụng... "chất xám".
Ngược lại, những nhân vật trong nhiều năm qua bị hất khỏi bộ máy quyền lực, cô lập ở VFF như ông Phạm Ngọc Viễn lại được trọng dụng để làm Tổng Giám đốc VPF. Một ông giáo già U70 sau khi nghỉ hưu ở ĐH TDTT II (Thủ Đức) chỉ loanh quanh với văn phòng đại diện vắng tanh toe ở VFF tại TPHCM và khi cần lại đưa ra làm cascadeur là Nguyễn Hữu Bàng giờ ngồi ghế Trưởng giải hạng Nhất. Một cựu quan chức VFF diện U70 khác là Trần Duy Ly tưởng đâu không còn ai nhớ nắm ngay chức trưởng BTC V-League. Con tạo xoay vần, tài đến thế là cùng !
Viễn cảnh trước mắt cho bộ ba Hỷ, Khôi, Tuấn dường như chẳng còn gì sáng. Ông Hỷ ngồi ở VFF nhiều lắm đến năm sau, hết khóa VI là về vườn. Ông Tuấn được cho về lại ngôi nhà xưa Tổng cục TDTT để sống đời công chức và tất nhiên chức Vụ trưởng dù to nhưng không thể hoành tráng bằng ghế TTK ở VFF được.
Ông Khôi có vẻ ít đường "binh" nhất vì ngôi nhà xưa của ông là Sở TDTT TPHCM (nay là Sở VH-TT&DL TPHCM) chắc không còn chỗ để ông về cũng như chẳng có "màu" gì để về. ở lại VFF rất khả dĩ vì với cái "tài xếp lịch" mà lâu nay ông Khôi vẫn được xưng tụng là "thiên hạ đệ nhất bút" còn nhiều hữu dụng để xếp lịch cho mấy giải... bóng đá trẻ. Sang VPF cũng tốt, vấn đề chỉ là cái danh khi trước cái tên Dương Nghiệp Khôi sẽ được báo chí gọi bằng 2 chữ "chuyên viên" thay vì Trưởng BTC giải như trước.
Một nhân vật nữa đáng chú ý của VFF là Phó chủ tịch truyền thông Nguyễn Lân Trung chắc ít có thời gian để sử dụng tài năng trong những lần thay mặt VFF đăng đàn trong những vụ ầm ĩ liên quan đến V-League. Rất có thể ông Trung sẽ được trải thảm đỏ về VPF nếu trong tương lai công ty cần thuê CEO người Pháp, người Bỉ để về thế cho ông Viễn.
Nhưng chẳng có gì để phải ầm ĩ với những lãnh đạo VFF khi lịch sử BĐVN sang trang. Hai nhiệm kỳ liên tiếp "ngự" trong ngôi nhà quyền lực VFF với những khoản thu chi "tỷ tỷ", những chuyến công du Tây Tàu như cơm bữa hay những chuyến vi hành đến các sân bóng, để ngồi bên cạnh và thủ thỉ những lời tâm huyết với các ông bầu cũng đã đem lại cho họ những điều cần thiết.
Thực ra trách nhiệm của VFF giờ còn lớn lắm. 45,4% cổ phần ở VPF cùng sứ mệnh cao cả hơn chăm lo cho các ĐTQG, cho các giải bóng đá trẻ. Có nghĩa tương lai bóng đá Việt Nam vẫn nằm trong tay VFF. Nhưng liệu điều đó còn nhiều ý nghĩa và động lực để VFF tận lực hay không khi "quả khế ngọt V-League đã rụng sang vườn của người khác".
Ngược lại, những nhân vật trong nhiều năm qua bị hất khỏi bộ máy quyền lực, cô lập ở VFF như ông Phạm Ngọc Viễn lại được trọng dụng để làm Tổng Giám đốc VPF. Một ông giáo già U70 sau khi nghỉ hưu ở ĐH TDTT II (Thủ Đức) chỉ loanh quanh với văn phòng đại diện vắng tanh toe ở VFF tại TPHCM và khi cần lại đưa ra làm cascadeur là Nguyễn Hữu Bàng giờ ngồi ghế Trưởng giải hạng Nhất. Một cựu quan chức VFF diện U70 khác là Trần Duy Ly tưởng đâu không còn ai nhớ nắm ngay chức trưởng BTC V-League. Con tạo xoay vần, tài đến thế là cùng !
Viễn cảnh trước mắt cho bộ ba Hỷ, Khôi, Tuấn dường như chẳng còn gì sáng. Ông Hỷ ngồi ở VFF nhiều lắm đến năm sau, hết khóa VI là về vườn. Ông Tuấn được cho về lại ngôi nhà xưa Tổng cục TDTT để sống đời công chức và tất nhiên chức Vụ trưởng dù to nhưng không thể hoành tráng bằng ghế TTK ở VFF được.
Ông Khôi có vẻ ít đường "binh" nhất vì ngôi nhà xưa của ông là Sở TDTT TPHCM (nay là Sở VH-TT&DL TPHCM) chắc không còn chỗ để ông về cũng như chẳng có "màu" gì để về. ở lại VFF rất khả dĩ vì với cái "tài xếp lịch" mà lâu nay ông Khôi vẫn được xưng tụng là "thiên hạ đệ nhất bút" còn nhiều hữu dụng để xếp lịch cho mấy giải... bóng đá trẻ. Sang VPF cũng tốt, vấn đề chỉ là cái danh khi trước cái tên Dương Nghiệp Khôi sẽ được báo chí gọi bằng 2 chữ "chuyên viên" thay vì Trưởng BTC giải như trước.
Người ta tin vào cái tâm của các thành viên HĐQT VPF (Ảnh: VSI) |
Một nhân vật nữa đáng chú ý của VFF là Phó chủ tịch truyền thông Nguyễn Lân Trung chắc ít có thời gian để sử dụng tài năng trong những lần thay mặt VFF đăng đàn trong những vụ ầm ĩ liên quan đến V-League. Rất có thể ông Trung sẽ được trải thảm đỏ về VPF nếu trong tương lai công ty cần thuê CEO người Pháp, người Bỉ để về thế cho ông Viễn.
Nhưng chẳng có gì để phải ầm ĩ với những lãnh đạo VFF khi lịch sử BĐVN sang trang. Hai nhiệm kỳ liên tiếp "ngự" trong ngôi nhà quyền lực VFF với những khoản thu chi "tỷ tỷ", những chuyến công du Tây Tàu như cơm bữa hay những chuyến vi hành đến các sân bóng, để ngồi bên cạnh và thủ thỉ những lời tâm huyết với các ông bầu cũng đã đem lại cho họ những điều cần thiết.
Thực ra trách nhiệm của VFF giờ còn lớn lắm. 45,4% cổ phần ở VPF cùng sứ mệnh cao cả hơn chăm lo cho các ĐTQG, cho các giải bóng đá trẻ. Có nghĩa tương lai bóng đá Việt Nam vẫn nằm trong tay VFF. Nhưng liệu điều đó còn nhiều ý nghĩa và động lực để VFF tận lực hay không khi "quả khế ngọt V-League đã rụng sang vườn của người khác".
Nguyên An (Thể thao 24h)
Bình luận