Thời gian thưởng thức lẩu
Thường khi đi ăn với gia đình, bạn bè, chúng ta thường hay ngồi lai rai bên nồi lẩu, tuy nhiên theo các bác sĩ điều này là không nên. Bởi vì khi ngồi ăn quá lâu, các loại dịch tiêu hóa như dịch vị, dịch mật, dịch tụy phải tiết ra nhiều, liên tục từ đó gây ra các hiện tượng đau bụng, đi ngoài, khó tiêu, thậm chí có thể dẫn đến viêm dạ dày, viêm lá lách mãn tính.
Bên cạnh đó, khi nước lẩu đun quá lâu sẽ khiến vitamin bị phân hủy, chất béo bị bão hòa, gây hại cho cơ thể nhất là tim mạch. Do đó, bạn chỉ nên ngồi hơn 1 giờ đồng hồ là tốt nhất và chú ý nên thay nước lẩu thường xuyên.
Ăn lẩu đúng trình tự, đúng cách
Ăn lẩu cũng phải có nghệ thuật, đảm bảo đúng quy trình mới tận hưởng hết hương vị thơm ngon của lẩu.
Để đảm bảo sức khỏe, trước khi ăn lẩu chúng ta nên uống nửa cốc nước hoa quả (hoặc nước giải khát, nước lọc, rượu trắng, rượu nho…), sau đó chúng ta nên ăn rau trước và sau cùng là thịt. Như thế dạ dày không phải làm việc quá tải. Trong quá trình ăn lẩu bạn cũng nên uống nước để giúp tiêu hóa thức ăn được nhanh hơn.
Sau khi ăn lẩu bạn nên uống nước trà giúp sạch miệng và thanh nhiệt. Nhưng lưu ý không uống ngay vì như thế sẽ làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng.
Lẩu là món ăn phổ biến trong mùa đông. Tuy nhiên, cách chọn nguyên liệu và chế biến như thế nào để có một nồi lẩu ngon, không gây hại cho sức khỏe thì không phải ai cũng biết.
Kết hợp thực phẩm
Lẩu là món ăn tổng hợp nhiều loại thực phẩm, do vậy, nguyên liệu nấu lẩu cũng rất phong phú, tùy vào từng loại lẩu và khẩu vị của người dùng. Chính bởi sự đa dạng về nguyên liệu nên nhiều người hay có thói quen “gom” nhiều loại thực phẩm vào chung một nồi lẩu. Tuy nhiên, những nguyên liệu này cần được kiểm tra và sơ chế cẩn thận để tránh nguy cơ gây hại cho sức khỏe.
Khi ăn lẩu, nên lựa chọn những loại rau dễ ăn và lành tính vì lẩu thường kết hợp nhiều loại thực phẩm nên dễ gây ngộ độc nếu kỵ nhau. Một số loại rau lành tính thường được dùng khi ăn lẩu như: rau cải thảo, cải thìa, rau muống, cải cúc, tía tô.
Rau xanh sẽ làm món lẩu thêm phong phú, còn giúp giải độc, làm mát cơ thể và hấp thụ các chất béo tốt hơn, lá rau có chứa các vitamin và chất diệp lục sẽ có lợi cho cơ thể bạn trong tiết trời hanh khô mùa đông
Bên cạnh rau, còn có các loại thịt như thịt bò, lợn hay hải sản. Khi mua thịt và hải sản, cần phải chọn sản phẩm tươi sống. Tuyệt đối tránh những thịt cũ, ôi thiu. Ngoài ra, khi mua về phải rửa sạch rồi mới tẩm ướp gia vị. Ngoài ra đăc biệt lưu ý đến nấm khi cho vào nồi lẩu, phải đảm bảo nguồn gốc rõ ràng, đun thật chín khi ăn nấm vì chúng có thể gây ngộ độc.
Ngoài ra, theo các chuyên gia dinh dưỡng, với nồi lẩu chứa các loại hải sản có vỏ như tôm, ngao, ốc... không nên kết hợp với các loại rau chứa nhiều vitamin C như cà chua, mướp đắng... vì dễ gây ngộ độc.
Hạn chế dùng cà chua và khoai tây chung trong một nồi lẩu, bởi, khi 2 loại thực phẩm này kết hợp với nhau sẽ gây đau bụng, ảnh hưởng đến đường tiêu hóa.
Với lẩu có chứa thịt bò, tốt nhất không nên ăn kèm với rau mồng tơi vì sẽ làm mất đi tính nhuận tràng dẫn đến tiêu hóa kém. Đặc biệt, những người bị táo bón nếu ăn hai thực phẩm này với nhau sẽ khiến bệnh nặng hơn.
Nguyên tắc ăn chín, uống sôi
Nguyên tắc “bất di bất dịch” cần nhớ khi ăn lẩu là “ăn chín uống sôi” để đạt được hiệu quả khử trùng tốt nhất, tránh các loại giun, sán gây hại cho cơ thể. Vì thế khi ăn lẩu chúng ta phải đợi nước thật sôi hãy thả thực phẩm vào, đậy vung lại đến khi chín rồi mới được ăn.
Ngoài ra, trong thịt của một số loại động vật như chó, ếch, nhái... tỷ lệ giun, sán và ấu trùng rất cao. Do ếch sống ở ngoài đồng ruộng nên tỷ lệ thịt ếch có ấu trùng sán cao đến 75%. Ấu trùng màu trắng, lẫn màu thịt nên rất khó phát hiện. Vì vậy, cần đặc biệt lưu ý cách sơ chế và phải đợi thịt chín hoàn toàn, tránh gây hại cho cơ thể.
Tuy nhiên, nhiệt độ của thức ăn khi đưa vào miệng không được quá nóng để tránh gây tổn thương đến răng, nướu, thực quản. Không nên ăn quá chua hoặc cay vì đây là những "kẻ thù" đáng sợ của dạ dày cũng như các cơ quan tiêu hóa.
Bệnh gì không nên ăn lẩu?
Theo thống kê, những người bị viêm dạ dày ruột cấp tính do ăn lẩu, dị ứng và các vấn đề khác cấp cứu trong bệnh viện ngày càng tăng. Các bác sĩ khuyến cáo, để tránh gây hại cho cơ thể, nên ăn lẩu trong một mức độ, tránh quá mức. Đặc biệt là một số bệnh tuyệt đối không nên ăn lẩu.
Những người viêm họng mãn tính, viêm miệng, dạ dày, loét, bệnh ngoài da, bệnh trĩ, nứt hậu môn, chảy máu cam thường xuyên, chảy máu nướu răng và phụ nữ mang thai thì không nên ăn lẩu.
Bệnh nhân tiểu đường, cao huyết áp, bệnh gút, dị ứng với hải sản thì nên tránh ăn lẩu chứa các loại hải sản như cá, tôm, cua, ốc...
Những người bị dị ứng với nấm cũng nên tránh ăn lẩu có chứa nấm vì sẽ gây chóng mặt, khó thở và buồn nôn khi ăn.
Bình luận