Cưỡi ngựa - môn thể thao vốn được xem là chỉ dành cho nhà giàu này đang có dấu hiệu phát triển cực kỳ thịnh vượng nhờ hiệu ứng tích cực mà vũ đạo cưỡi ngựa của Psy mang lại. Các chuyên gia của ngành công nghiệp này kỳ vọng xu hướng trên sẽ không chấm dứt trong một sớm một chiều.
Park Kyung-won - giám đốc nhóm quảng bá môn thể thao cưỡi ngựa trực thuộc Korea Racing Authority (KRA) - chia sẻ: "Khoảng 10 năm trước, người Hàn Quốc mà đa phần là tầng lớp giàu có nhất nước bắt đầu hứng thú với môn cưỡi ngựa.
Và giờ đây, ngày càng có nhiều người dân đang dần nắm bắt trào lưu này. Tôi tin rằng trong vòng 10 năm nữa, cưỡi ngựa sẽ trở thành hình thức giải trí chủ yếu của người Hàn Quốc".
KRA là tổ chức chính phủ hàng đầu chuyên quản lý mọi thứ liên quan tới ngựa và môn cưỡi ngựa. Số liệu thống kê của tổ chức này cho thấy, hiện có 350 trại huấn luyện ngựa ở Hàn - tăng hơn so với số liệu năm 2010 là 290.
Vài năm trước, con số này chỉ dừng lại ở khoảng 200 cơ sở. Số lượng người học cưỡi ngựa cũng trên đà tăng trưởng mạnh mẽ với 25.000 thành viên trên cả nước. Trong đó, có nhiều người thường xuyên cưỡi ngựa ít nhất mỗi lần/tuần.
Thiếu nữ xinh đẹp học cưỡi ngựa tại trại huấn luyện ở Goyang, tỉnh Gyeonggi. |
Thời điểm đó, chỉ có giới siêu giàu mới đủ tiềm lực tài chính để đầu tư cho thú vui xa xỉ này bởi chi phí quá cao trong khi thiếu thiết bị cần thiết và sân golf đúng tiêu chuẩn.
Lee Seok-heon, giám đốc tiếp thị của trại huấn luyện ngựa Royal Saddle tại Goyang - nơi Psy quay MV "Gangnam Style" - nhận xét: "Trước môn cưỡi ngựa là golf và trước đó nữa là quần vợt, bowling. Ban đầu chúng rất khó tiếp cận nhưng dần trở nên phổ biến hơn. Và hiện tại, những người đã cảm thấy nhàm chán với môn chơi golf sẽ tìm được cảm hứng mới đích thực với trào lưu cưỡi ngựa".
Sự phổ biến của môn thể thao quý tộc thời gian gần đây là dấu hiệu cho thấy sự giàu lên đáng kể của người dân Hàn.
Choi Hye-young, phụ trách triển lãm ngựa đua quốc gia tổ chức hồi tháng trước, bày tỏ: "Môn cưỡi ngựa ngày càng thịnh hành là bằng chứng khẳng định Hàn Quốc đang dần bắt kịp với những quốc gia tiên tiến hơn".
Số liệu thống kê từ các quốc gia khác cho thấy, người ta chỉ bắt đầu chơi golf khi GNP (tổng thu nhập quốc dân) tính trên đầu người đạt mức 20.000 USD. Nhiều người học cưỡi ngựa khi GNP đạt 30.000 USD và với GNP 40.000 USD, người dân có xu hướng chơi du thuyền.
Tuy nhiên, để đến được với nhiều người hơn, môn cưỡi ngựa vẫn cần khoảng thời gian không nhỏ. Hiện tại, nó vẫn được xem là một thú chơi xa xỉ, dành cho người lắm tiền nhiều của.
Thông thường, với 50 phút cưỡi ngựa, chi phí phải trả lên tới 60.000 won (hơn 1 triệu đồng). Mức phí này còn cao hơn nữa nếu kèm theo một khóa học cưỡi ngựa bài bản.
"Gangnam Style" là MV của ca sĩ Hàn Quốc, Psy. Chỉ trong vòng 3 tháng, "Gangnam Style" - với nhịp điệu dễ nghe và nhất là vũ đạo cưỡi ngựa hài hước - đã trở thành một trong những video nổi bật nhất năm trên YouTube, thu hút con số 595 lượt xem. Vô số phiên bản nhái "Gangnam Style" được thực hiện và tiếp tục chia sẻ lên YouTube khiến trang chia sẻ này kiếm bộn tiền. Chuyên gia web Amar Pradhu - người không có liên quan gì tới Google - đã đưa ra một ước tính về lợi nhuận mà YouTube thu được từ cơn bão "Gangnam Style": 50.000 USD (hơn 1 tỷ đồng). |
Huyền Trang(theo Korea Herald)
Bình luận