• Zalo

Hành trình vào rừng tìm thảo dược đặc biệt trị dạ dày

Khám pháChủ Nhật, 06/12/2015 06:35:00 +07:00Google News

Thông qua Báo điện tử VTC News, lương y Phạm Văn Thanh tặng 200 thang thuốc viêm loét dạ dày cho 100 bệnh nhân nghèo, trị giá 140 triệu đồng.

(VTC News) - Thông qua Báo điện tử VTC News, lương y Phạm Văn Thanh tặng 200 thang thuốc viêm loét dạ dày cho 100 bệnh nhân nghèo, trị giá 140 triệu đồng.


Kỳ 2 (kỳ cuối): Vào rừng tìm thảo dược trị dạ dày

Tả Phời là đỉnh núi thấp thuộc dãy Hoàng Liên Sơn, cách TP. Lào Cai khoảng 20 cây số. Từ đỉnh Tả Phời, đi sâu vào dãy Hoàng Liên Sơn không có đường sá, không có người ở, rừng già hoang vu. Trên đỉnh Tả Phời có bản người Dao đỏ. Lương y Phạm Văn Thanh cùng người dân trên đỉnh núi này trồng rất nhiều thảo dược quý trong rừng già.


Tôi cùng lương y Thanh và anh chàng Bàn Văn Tình người Dao sống trên đỉnh Tả Phời cuốc bộ ngược suối vào sâu trong rừng. Đi đến trưa, thì Tình hạ trại nấu ăn, còn tôi và lương y Phạm Văn Thanh trèo lên các vách đá tìm cây thuốc. Anh Thanh dùng dao nhọn bới lớp mùn lọt trong khe đá, rồi nhấc bổng cả củ, rễ và lá cây lên. Thân cây rất nhỏ, chỉ bằng ngón tay. Dù thân nhỏ, nhưng củ nó lại khá to, dài, cong queo, thành đốt, trông như củ dong. Anh Thanh bảo, đây chính là củ thất diệp nhất chi hoa, còn gọi là củ "bảy lá một hoa", vì nó có 7 lá xòe với bông hoa ở giữa. Cây này còn được gọi là sâm nam, vì nó quý như nhân sâm.

PV VTC News nhận 200 thang thuốc dạ dày từ lương y Thanh để tặng người nghèo
PV VTC News nhận 200 thang thuốc dạ dày từ lương y Thanh để tặng người nghèo 

Thông qua Báo điện tử VTC News, lương y Phạm Văn Thanh tặng 200 thang thuốc viêm loét dạ dày cho 100 bệnh nhân nghèo, trị giá 140 triệu đồng. Quý bạn đọc biết người nghèo bị bệnh dạ dày, liên hệ với Báo điện tử VTC News hoặc số điện thoại sau đây để được tặng thuốc: 043.91.68.666; 0167.963.5555,hoặc 0913.230.521. Địa chỉ tặng thuốc: Số 8, ngõ 469, Thanh Xuân, Hà Nội. Bệnh nhân nghèo ở xa sẽ được chuyển thuốc miễn phí đến tận nhà.
Theo sách cổ và thử nghiệm lâm sàng của các nhà khoa học quốc tế, thất diệp nhất chi hoa có các hoạt chất đặc thù, làm giảm đau, giải độc, an thần. Thảo dược này có những hoạt chất kết hợp với các hoạt chất trong các loại thảo dược khác với những liều lượng nhất định, thích ứng với từng giai đoạn, có thể khống chế được khối u, và điều tiết sự rối loạn chức năng của ty thể, loại trừ được tế bào ung thư. Nó có tác dụng rõ rệt với ung thư gan, ung thư phổi, ung thư bàng quang và ung thư vú.


Người Dao ở các tỉnh Lai Châu, Lào Cai đã biết dùng thất diệp nhất chi hoa từ rất lâu đời. Tuy nhiên, đồng bào trên dãy Hoàng Liên Sơn gọi nó bằng cái tên đơn giản là cây rắn cắn, bởi nó có tác dụng giải độc mạnh, chữa rắn độc cắn.

Trong khi người Việt hiện chưa biết sử dụng loài thảo dược này hiệu quả trong điều trị ung thư, giải độc cơ thể, thì người Trung Quốc đã thu mua gần như sạch sẽ thất diệp nhất chi hoa. Giờ đây, giá một kg thất diệp nhất chi hoa 20-30 năm tuổi, lên tới cả chục triệu đồng.

Lương y Thanh và củ thuốc kỳ lạ ở Hoàng Liên Sơn
Lương y Thanh và củ thuốc kỳ lạ ở Hoàng Liên Sơn 

Theo anh Thanh, từ chục năm nay, anh đã gieo trồng, bảo tồn thất diệp nhất chi hoa tại một cánh rừng sâu trên dãy Hoàng Liên Sơn, nơi không có dấu chân người. Anh trồng hàng ngàn gốc thất diệp nhất chi hoa trong các kẽ đá và đánh dấu trên bản đồ địa hình. Anh bảo, chẳng biết đến bao giờ mới thu hoạch được thất diệp nhất chi hoa, nhưng anh cứ kiên trì gieo trồng, để nguồn dược liệu này không bị tuyệt chủng. Mấy chục hộ dân ở bản Tả Phời cũng được anh cấp giống trồng thất diệp nhất chi hoa trong vườn nhà và rừng sâu.

Không chỉ phát hiện một quần thể lớn thất diệp nhất chi hoa, lương y Phạm Văn Thanh còn phát hiện cả một cánh rừng tràn ngập cây râu hùm. Lương y Thanh dẫn tôi trượt xuống khe một con suối và chỉ vào những bụi cây cao bằng đầu người, trông như cây dong riềng dưới xuôi. Anh Thanh bảo, đây chính là vị chính, quan trọng nhất trong bài thuốc chữa bệnh viêm loét dạ dày mà anh được cha ông truyền lại.

Lương y Thanh trồng thất diệp nhất chi hoa trong rừng
Lương y Thanh trồng thất diệp nhất chi hoa trong rừng 

Lương y Phạm Văn Thanh là truyền nhân đời thứ 4 của bài thuốc điều trị dạ dày của dòng họ Phạm Văn ở Ý Yên (Nam Định). Hồi cha anh Thanh, ông lang Phạm Văn Đĩnh di cư lên Lào Cai, để nghiên cứu về cây thuốc quý, ông lang Đĩnh đã được thầy thuốc người Tày chỉ cho củ râu hùm.

Người Tày đã biết dùng lá và thân cây râu hùm trong điều trị dạ dày từ hàng ngàn năm trước, song họ không nắm rõ về nó. Người Trung Quốc thu mua củ râu hùm từ nhiều năm qua, nên ngoài tự nhiên rất hiếm gặp. Ông lang Đĩnh nghiên cứu về cây râu hùm, thì thấy rằng, nó có tác dụng mạnh trong giảm đau và tiêu viêm. Tác dụng của nó như kháng sinh tự nhiên, hiệu quả nhưng rất an toàn. Người Tày thường hái lá nấu cho phụ nữ sau sinh ăn, nhằm tăng sức đề kháng.

Điều đặc biệt, trong khi người Tày điều trị bệnh dạ dày bằng lá và thân cây râu hùm, thì ông lang Đĩnh phát hiện củ râu hùm có tác dụng mạnh hơn. Điều này phù hợp với hành động thu mua của người Trung Quốc. Người Trung Quốc chỉ mua củ râu hùm, chứ không mua thân lá. Lương y Phạm Văn Đĩnh đã bổ sung củ râu hùm vào bài thuốc chữa viêm loét dạ dày gia truyền và thấy đạt hiệu quả rõ rệt. Bài thuốc này có tới 20 vị và củ râu hùm đã trở thành vị khá quan trọng.

Lương y Thanh vạch một bụi cây râu hùm và chỉ tôi cái củ trồi lên mặt đất, có cái đầu cong cong như móc câu. Theo lương y Thanh, chỉ những củ có tuổi 10 năm, mới mọc ngược lên mặt đất như vậy và các thầy thuốc chỉ khai thác những củ già như thế để trị bệnh, bởi có dược tính cao. Lương y Thanh dùng dao đào bới một lúc, thì moi lên một củ râu hùm nặng khoảng 3kg, dài hơn nửa mét. Lương y Thanh ngắm nghía củ râu hùm, đếm đốt, và cho biết, để có được củ râu hùm lớn như thế này, phải mất 60 đến 100 năm.

Hoa râu hùm
Hoa râu hùm 

Loài râu hùm chỉ sống dưới những tán cây râm mát, không có ánh nắng. Nó lớn nhanh ở những khe ẩm ướt, tối om. Anh Thanh đã trồng thử cây râu hùm ở chỗ có ánh nắng và nhận thấy nó lớn rất chậm. Điều đặc biệt, là cây râu hùm mọc ở chỗ nắng không cho củ. Tôi thắc mắc rằng, rõ ràng cây râu hùm là thân cỏ, chứ không phải thân gỗ, thì không hiểu vì sao chúng lại sống đến 100 tuổi. Lương y Thanh giải thích rằng, thân cây chỉ có vòng đời một vài năm. Thế nhưng, khi thân già cỗi, chết đi, thì từ cái củ ấy lại mọc ra mầm và phát triển thành cây mới. Củ râu hùm có lẽ bất tử trong lòng đất và càng già, chúng càng có giá trị dược liệu cao.

Ngủ đêm ở độ cao hơn 2.000m, sớm hôm sau, chúng tôi bắt đầu lên đường. Tình bảo, phải đi thật nhanh, vượt qua 1 dãy núi cao tít hút, lúc nào cũng chìm trong mây, mới đến khu vực mà Tình cùng lương y Thanh gieo trồng, bảo tồn loài thảo dược đặc biệt trị dạ dày.


Anh chàng Tình xởi lởi, hồn nhiên. Sinh ra giữa đại ngàn Hoàng Liên, lăn lóc với rừng, lấy vợ từ hồi 16 tuổi, không cánh rừng nào trên dãy Hoàng Liên Sơn mà Tình không đặt chân đến. Mới 30 tuổi, song Tình có một cơ ngơi kha khá nhờ công việc hái thuốc, gom thuốc cho lương y Thanh. Anh Thanh bảo, trình độ thầy thuốc là quan trọng, nhưng nguyên liệu thuốc mới là quyết định. Có thể các ông thầy thuốc áp dụng công thức bốc thuốc như nhau, nhưng người có nguồn nguyên liệu tốt sẽ trị bệnh hiệu quả hơn.

Lương y Thanh không gom thuốc ngoài chợ, hay nhập nguyên liệu trồng theo kiểu công nghiệp, mà anh lấy thuốc từ những đầu mối ở tận trong rừng. Mỗi vùng rừng anh đều có cơ sở, nhằm lấy được thuốc tốt nhất phục vụ người bệnh. Tuy nhiên, anh không thuê người dân nhổ tận gốc, trốc tận rễ các loài thuốc quý như cách mà các thương lái Trung Quốc sang thu mua. Những đầu mối này chỉ được thu hoạch những cây thuốc đủ tuổi. Điều đặc biệt là ngoài việc thu hoạch, họ phải gieo trồng cây thuốc trong rừng, vừa đảm bảo chất lượng, lại giữ được nguồn gen.

Đi từ sáng sớm đến trưa, vượt qua dãy núi cao sừng sững, với những thân cây mấy người ôm, da mọc rêu xanh rì, thì chúng tôi gặp con suối nước chảy mát lạnh. Thấm mệt, chúng tôi ngồi nghỉ trên một tảng đá, bỏ lương khô ra gặm. Lương y Thanh bảo: “Nhà báo thử nhìn con suối này xem có gì khác lạ không?”. Tôi nhìn quanh quất, chẳng thấy có gì đặc biệt. Đó là một con suối bình thường như những con suối chảy len lỏi trong rừng già. Anh chàng Tình xen vào: “Anh đang ngồi trên đống thuốc quý đấy. Là thuốc trị dạ dày đấy. Nhưng anh làm sao biết được, chỉ bọn em biết thôi”. Rồi Tình chỉ khóm cây, mọc thành cụm, lá như lá hẹ, nhưng to hơn, xanh thẫm, mà tôi dẫm chân lên từ lúc nãy.

Tôi đi mải miết dọc con suối, thấy dòng suối sạch sẽ, chỉ có nước chảy tràn lên sỏi cuội, nhưng đúng là đoạn suối này lại có những khóm cỏ, bụi cỏ mọc ở khe đá, mọc từ vết nứt những tảng đá nằm chình ình giữa suối. Lương y Thanh bảo, đây là cây thuốc cực quý, người Trung Quốc thu mua rất nhiều. Bản thân lương y Thanh cũng dùng loài cỏ này trong nhiều bài thuốc.

Củ thuốc đặc biệt trị dạ dày
Củ thuốc đặc biệt trị dạ dày 

Mấy năm trước, đồng bào dân tộc cứ đi dọc con suối, gặp khóm thuốc nào là nhổ tận gốc, trốc tận rễ bán cho người Trung Quốc. Người Trung Quốc chỉ thu mua vài năm thì cây thuốc vốn mọc đầy bên suối này trên bờ vực tuyệt chủng. Điều lạ là nó chỉ mọc ở các kẽ đá ẩm ướt giữa suối, không biết giấu mình trong các hang hốc, vách núi sâu thẳm, nên số phận nó thật mong manh.

Để có nguồn thuốc, lương y Thanh phải gieo trồng cây thuốc này dọc con suối. Chẳng biết anh có được thu hoạch không, hay lại có anh chàng Mông nào đó cõng gùi vô tình đi qua, rồi sung sướng nhổ sạch món bở trời cho ấy. Lương y Thanh không quan tâm đến điều đó, bởi nếu mang suy nghĩ ấy, anh sẽ không trồng được cây thuốc nào. Anh mong rằng, những khóm thuốc anh gieo trồng nơi kẽ đá sẽ trổ hoa, đậu quả, rồi hạt nó trôi theo dòng nước, đậu lại trong các kẽ đá hạ nguồn, rồi tiếp tục mọc lên dọc con suối hoang hoải này.


Tình dùng chiếc dùi sắt mang theo, kiên trì đục vào tảng đá giữa suối. Phải đục khá lâu, tảng đá mới bở ra. Tình nhấc một túm rễ trông như con rết, cứng queo đưa cho tôi. Trong túm rễ ấy, có những cái củ to bằng cái đũa, từng đốt. Củ cứng, rễ cũng cứng và sắc nhọn như thép. Có củ tôi đếm được đến 30 đốt. Theo lương y Thanh, điều đó có nghĩa nó đã 30 năm tuổi. Củ càng già, giá trị dược liệu càng cao. Thế nên, chúng thực sự là những dược liệu quý hiếm.

Loài thảo dược này quả thực có sức sống kiên cường, mãnh liệt. Chúng bám vào kẽ những tảng đá giữa suối, rồi mọc rễ, ra củ trong kẽ đá. Mùa mưa, những dòng nước từ khắp các đỉnh núi tràn xuống, con suối chảy như thác, cuốn đổ cây cối bên suối, dìm những bụi cỏ này xuống tận đáy, rồi đá hộc, rác rưởi cào xé chúng tơi bời. Thế nhưng, lũ đi qua, chúng lại xanh tốt rậm rì trở lại nhanh chóng.

Mùa đông, ở độ cao này, nước suối đóng băng, tuyết rơi phủ ngập. Thế nhưng, tan băng, chúng lại mọc lên thẫm sì trên đá. Theo lương y Thanh, loài thảo dược kỳ quái này là vị không thể thiếu trong bài thuốc dạ dày mà cha ông truyền lại. Nó có tác dụng kháng khuẩn, làm lành vết loét nhanh chóng. Ngoài ra, nó còn có tác dụng an thần, rất tốt cho những bệnh nhân vị đau dạ dày do căng thẳng, suy nghĩ.

Từ con suối xanh rì loài thảo dược kỳ quái mọc trong đá, Tình dùng con dao phát những dây rợ chằng chịt, mở lối để chúng tôi lạc vào rừng già. Những thân cây cổ thụ cao tít hút, nền đất khá sạch, chỉ có lá khô lạo xạo. Một vài chỗ, nơi bóng nắng xuyên qua kẽ lá chiếu xuống nền đất thì mọc lên những khóm trúc. Lương y Thanh bảo: “Nhà báo có biết đây là khu rừng dược liệu gì không?”. Quả thực, với con mắt trần tục như tôi thì chịu chết. Hóa ra, bên mỗi khóm trúc là những cây dứa rừng, cây nào cây nấy cao tới 3-5m.

Theo lương y Thanh, cây dứa rừng là nguyên liệu cực kỳ quan trọng trong bài thuốc chữa dạ dày của anh. Loài dứa này cũng được lương y Thanh gieo trồng, nhân giống khắp đại ngàn, tạo nguồn thuốc cho hàng vạn bệnh nhân đau dạ dày đang trông chờ vào những gói thuốc của anh.
Tặng 200 thang thuốc dạ dàyMỗi năm, lương y Phạm Văn Thanh đều tặng vài trăm, thậm chí cả ngàn thang thuốc dạ dày, đại tràng cho người nghèo. Dịp này, thông qua Báo điện tử VTC News, lương y Phạm Văn Thanh tặng 200 thang thuốc viêm loét dạ dày cho 100 bệnh nhân nghèo, trị giá 140 triệu đồng. Quý bạn đọc biết người nghèo bị bệnh dạ dày, liên hệ với Báo điện tử VTC News hoặc số điện thoại sau đây để được tặng thuốc: 043.91.68.666; 0167.963.5555. Địa chỉ tặng thuốc: 54F Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội. Bệnh nhân nghèo ở xa sẽ được chuyển thuốc miễn phí đến tận nhà.


Phạm Ngọc Dương
Bình luận
vtcnews.vn