(VTC News) - 12 tuổi Tuấn Anh đã xa bố mẹ và bắt đầu hành trình lên phố Núi luyện tập tại Học viện bóng đá HAGL–Arsenal JMG. Đó cũng là thời điểm mà Tuấn Anh đã chứng minh được nghị lực của mình.
Trở về sau giải đấu quy mô đầu tiên ấy, Tuấn Anh được các thầy ở trường năng khiếu Thái Bình triệu tập.
Vốn là đứa trẻ được chăm chút, nuông chiều từ nhỏ, khi bắt đầu sống xa nhà rất nhiều vấn đề đã xảy đến với cầu thủ nhỏ con này.
Ông Dung- bố Tuấn Anh kể rằng điều kiện ở trường năng khiếu hồi ấy quá khó khăn, ăn uống kham khổ, chỗ ở thì chật chội. Hàng tuần mẹ Tuấn Anh lại phải đều đặn tay nải đồ ăn, thức uống mang lên cho con.
Có lần nhìn thấy con gầy đét, mình mẩy đầy những nốt hắc lào, ghẻ lở, bố mẹ Tuấn Anh thương con thắt ruột. Vậy nên dù đã có hơn nửa năm ăn tập ở trường năng khiếu, bố mẹ Tuấn Anh nhất quyết nằng nặc đòi cho con về nhà, mặc dù thầy Dũng - HLV ở trường năng khiếu tiếc nuối và tha thiết giữ chân: “Ở đây có nhiều đứa nhưng tôi chỉ thấy mỗi nó là có thể đá bóng bằng… đầu”.
Những tưởng trở về nhà và “xin chừa” ước mơ đá bóng, vậy nhưng thông tin Học viện bóng đá HAGL - Arsenal về Thái Bình tuyển sinh lại làm Tuấn Anh sôi sục. Tuy hơi bất ngờ nhưng vì chiều lòng con, bố mẹ Tuấn Anh lại một lần nữa cho con đi ứng thí.
Không ngờ Tuấn Anh sau đó ngay lập tức nhận được cái gật đầu của các nhà tuyển trạch. Vậy là vừa mừng vừa lo, bố mẹ và chị gái cầu thủ này chuẩn bị khăn gói quả mướp đưa con em lên phố Núi.
Bà Đoan - mẹ Tuấn Anh nhớ lại: “Hồi ấy tôi tưởng được chọn ở Thái Bình là xong rồi chứ đâu biết rằng còn phải trải qua một vòng tuyển chọn gắt gao trong Gia Lai nữa. Bấm bụng bảo ông ấy là đưa con đi cho nó toại nguyện chứ bao nhiêu đứa đá bóng giỏi như thế, con mình lại còi cọc thế này chắc là… trượt”.
Nhưng bố mẹ Tuấn Anh chẳng thể ngờ con mình lại vượt qua vòng loại cuối cùng, từ hơn 6000 thí sinh, chọn 54 cầu thủ nhí xuống còn 14 người xuất sắc nhất. Niềm vui, hạnh phúc của gia đình vị bác sỹ đan xen sự lo lắng và cả những băn khoăn rất khó tả.
Ông Dung bảo từ khi nhận được kết quả ông đã phải vò đầu suy nghĩ cả tuần liền, bởi ông biết xác định cho con theo bóng đá chuyên nghiệp đồng nghĩa với việc gia đình cũng như bản thân con sẽ phải chấp nhận hy sinh rất nhiều thứ.
Vậy nhưng ông Dung tâm sự, mỗi lần nhìn vào ngọn lửa khao khát cháy bỏng trong mắt Tuấn Anh, vợ chồng ông lại không lỡ ngăn cản ước mơ sân cỏ của con. Cuối cùng ông bà buộc phải đành lòng đồng ý để con ở lại Gia Lai cho các thầy dạy dỗ.
Ngày chia tay Gia Lai mưa trắng trời, cậu bé Tuấn Anh chạy từ trong phòng ra cửa dán mắt nhìn theo bóng bố mẹ và chị xa dần thế nhưng mặt mũi vẫn tỉnh bơ mà không hề khóc lóc.
Bà Đoan kể khi ấy bà phải cố giấu những giọt nước mắt nghẹn ngào không để con nhìn thấy. Xót con là vậy nhưng bà biết Tuấn Anh là đứa có nghị lực và trước đó đã có thời gian tự lập ở trường năng khiếu nên chắc chắn cậu bé sẽ vượt qua được.
Đá chân đất mới… chất
Ở nhà vốn được cưng chiều là vậy nhưng khi vào môi trường mới, phải sống tự lập với những người bạn mới đến từ khắp các vùng miền, Tuấn Anh cũng nhanh chóng thích nghi.
Do bản tính nhút nhát, ngại ngùng và đặc biệt là vô cùng kín tiếng nên hầu như cầu thủ này chẳng bao giờ kể với bố mẹ qua điện thoại về chuyện ăn ở, tập luyện, sinh hoạt tại học viện. Thậm chí phải thông qua một cậu bạn thân thiết nhất từ hồi nhỏ của Tuấn Anh tên là Trường, vợ chồng ông Dung mới biết sơ qua những thông tin về tình hình ăn ở, học hành của cậu con trai yêu quý. Hóa ra Tuấn Anh chỉ nhỏ to kể chuyện qua điện thoại với người bạn nối khố nơi quê nhà.
Thời gian đầu, Tuấn Anh cùng 13 cầu thủ nhí của học viện phải tập làm quen với cách đá bóng bằng... chân đất. Thầy trò của lớp học này đã “quần thảo” nhau trên sân cỏ chỉ với những đôi chân trần. Tuy nhiên, điều này lại càng làm Tuấn Anh và các cầu thủ nhí thích thú vì ở quê vẫn đá bằng chân đất suốt.
Có hôm, các HLV dành cả buổi tập cho các cầu thủ này vờn bóng, mỗi người một quả bóng dắt đi xung quanh sân rồi tâng bóng kỹ thuật cả chân, ngực và đầu cỡ 200 lần.
* Còn nữa…
Đón đọc kỳ III: Ước nguyện của Ronaldinho Việt Nam
Chia tay không… khóc
Ngoan ngoãn, học giỏi lại đá bóng tốt nên cái tên Nguyễn Tuấn Anh nhanh chóng lọt vào mắt xanh của các thầy ở trường tiểu học cho đến các thầy ở tỉnh.
Năm 2006, Tuấn Anh là một nhân tố quan trọng góp phần đưa đội nhi đồng Thái Bình trở thành Á quân giải bóng đá Nhi đồng toàn quốc tổ chức tại Khánh Hòa. Hồi ấy bố mẹ cầu thủ này cũng theo chân con lặn lội vào tận phố Biển để kịp thời động viên, cổ vũ.
Giấy chứng nhận Tuấn Anh đạt giải Quốc gia môn bóng đá |
Trở về sau giải đấu quy mô đầu tiên ấy, Tuấn Anh được các thầy ở trường năng khiếu Thái Bình triệu tập.
Vốn là đứa trẻ được chăm chút, nuông chiều từ nhỏ, khi bắt đầu sống xa nhà rất nhiều vấn đề đã xảy đến với cầu thủ nhỏ con này.
Ông Dung- bố Tuấn Anh kể rằng điều kiện ở trường năng khiếu hồi ấy quá khó khăn, ăn uống kham khổ, chỗ ở thì chật chội. Hàng tuần mẹ Tuấn Anh lại phải đều đặn tay nải đồ ăn, thức uống mang lên cho con.
Có lần nhìn thấy con gầy đét, mình mẩy đầy những nốt hắc lào, ghẻ lở, bố mẹ Tuấn Anh thương con thắt ruột. Vậy nên dù đã có hơn nửa năm ăn tập ở trường năng khiếu, bố mẹ Tuấn Anh nhất quyết nằng nặc đòi cho con về nhà, mặc dù thầy Dũng - HLV ở trường năng khiếu tiếc nuối và tha thiết giữ chân: “Ở đây có nhiều đứa nhưng tôi chỉ thấy mỗi nó là có thể đá bóng bằng… đầu”.
Không những giỏi đá bóng, Tuấn Anh còn rất giỏi toán |
Những tưởng trở về nhà và “xin chừa” ước mơ đá bóng, vậy nhưng thông tin Học viện bóng đá HAGL - Arsenal về Thái Bình tuyển sinh lại làm Tuấn Anh sôi sục. Tuy hơi bất ngờ nhưng vì chiều lòng con, bố mẹ Tuấn Anh lại một lần nữa cho con đi ứng thí.
Không ngờ Tuấn Anh sau đó ngay lập tức nhận được cái gật đầu của các nhà tuyển trạch. Vậy là vừa mừng vừa lo, bố mẹ và chị gái cầu thủ này chuẩn bị khăn gói quả mướp đưa con em lên phố Núi.
Bà Đoan - mẹ Tuấn Anh nhớ lại: “Hồi ấy tôi tưởng được chọn ở Thái Bình là xong rồi chứ đâu biết rằng còn phải trải qua một vòng tuyển chọn gắt gao trong Gia Lai nữa. Bấm bụng bảo ông ấy là đưa con đi cho nó toại nguyện chứ bao nhiêu đứa đá bóng giỏi như thế, con mình lại còi cọc thế này chắc là… trượt”.
Nhưng bố mẹ Tuấn Anh chẳng thể ngờ con mình lại vượt qua vòng loại cuối cùng, từ hơn 6000 thí sinh, chọn 54 cầu thủ nhí xuống còn 14 người xuất sắc nhất. Niềm vui, hạnh phúc của gia đình vị bác sỹ đan xen sự lo lắng và cả những băn khoăn rất khó tả.
Ông Dung bảo từ khi nhận được kết quả ông đã phải vò đầu suy nghĩ cả tuần liền, bởi ông biết xác định cho con theo bóng đá chuyên nghiệp đồng nghĩa với việc gia đình cũng như bản thân con sẽ phải chấp nhận hy sinh rất nhiều thứ.
Vậy nhưng ông Dung tâm sự, mỗi lần nhìn vào ngọn lửa khao khát cháy bỏng trong mắt Tuấn Anh, vợ chồng ông lại không lỡ ngăn cản ước mơ sân cỏ của con. Cuối cùng ông bà buộc phải đành lòng đồng ý để con ở lại Gia Lai cho các thầy dạy dỗ.
Ngày chia tay Gia Lai mưa trắng trời, cậu bé Tuấn Anh chạy từ trong phòng ra cửa dán mắt nhìn theo bóng bố mẹ và chị xa dần thế nhưng mặt mũi vẫn tỉnh bơ mà không hề khóc lóc.
Bà Đoan kể khi ấy bà phải cố giấu những giọt nước mắt nghẹn ngào không để con nhìn thấy. Xót con là vậy nhưng bà biết Tuấn Anh là đứa có nghị lực và trước đó đã có thời gian tự lập ở trường năng khiếu nên chắc chắn cậu bé sẽ vượt qua được.
Ngay từ bé, Tuấn Anh đã cho thấy mình là một người nghị lực |
Đá chân đất mới… chất
Ở nhà vốn được cưng chiều là vậy nhưng khi vào môi trường mới, phải sống tự lập với những người bạn mới đến từ khắp các vùng miền, Tuấn Anh cũng nhanh chóng thích nghi.
Do bản tính nhút nhát, ngại ngùng và đặc biệt là vô cùng kín tiếng nên hầu như cầu thủ này chẳng bao giờ kể với bố mẹ qua điện thoại về chuyện ăn ở, tập luyện, sinh hoạt tại học viện. Thậm chí phải thông qua một cậu bạn thân thiết nhất từ hồi nhỏ của Tuấn Anh tên là Trường, vợ chồng ông Dung mới biết sơ qua những thông tin về tình hình ăn ở, học hành của cậu con trai yêu quý. Hóa ra Tuấn Anh chỉ nhỏ to kể chuyện qua điện thoại với người bạn nối khố nơi quê nhà.
Thời gian đầu, Tuấn Anh cùng 13 cầu thủ nhí của học viện phải tập làm quen với cách đá bóng bằng... chân đất. Thầy trò của lớp học này đã “quần thảo” nhau trên sân cỏ chỉ với những đôi chân trần. Tuy nhiên, điều này lại càng làm Tuấn Anh và các cầu thủ nhí thích thú vì ở quê vẫn đá bằng chân đất suốt.
Có hôm, các HLV dành cả buổi tập cho các cầu thủ này vờn bóng, mỗi người một quả bóng dắt đi xung quanh sân rồi tâng bóng kỹ thuật cả chân, ngực và đầu cỡ 200 lần.
* Còn nữa…
Đón đọc kỳ III: Ước nguyện của Ronaldinho Việt Nam
Trung Du (Thể thao 24h)
Bình luận