Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta hứa hẹn kế hoạch B của Mỹ đối với Iran "sẽ thành công" khi các nhóm tấn công của Mỹ triển khai tại vùng Vịnh có thể mang theo 430 tên lửa Tomahawk.
Washington vẫn chưa từ bỏ 'mọi phương án' đối với Iran - quốc gia mà họ lo sợ rằng đang chế tạo vũ khí hạt nhân. Thông tin này đã được hãng tin CNN xác nhận từ ông Panetta hôm thứ Năm vừa qua.
"Chúng tôi đã tính đến mọi phowng án nếu cần phải đáp trả" - ông Panetta nói, và cho rằng 'có các kế hoạch' để ứng phó với Iran nếu như đất nước này không từ bỏ tham vọng hạt nhân của họ.
'Tôi không nghĩ có bất kỳ vấn đề gì nếu như chúng tôi phải thực thi kế hoạch đó, nó sẽ thành công" - ông Panetta khẳng định.
Có thể nhìn thấy cách tiếp cận linh hoạt này khi nhìn vào các hàng không mẫu hạm, các nhóm chiến đấu, các tàu ngầm và cả lực lượng Lính thủy đánh bộ bổ sung được triển khai tới vùng Vịnh. Cả Hải quân Mỹ và Lầu Năm Góc đều nói rằng các nhiệm vụ này là "thường lệ".
Tuy nhiên, một đánh giá mới đây của hãng thông tấn Interfax của Nga cho thấy, riêng nhóm chiến đấu có hàng không mẫu hạm USS Enterprise của Mỹ đã mang theo ít nhất 130 tên lửa Tomahawk tới Vịnh Ba Tư.
Trong nhóm khác có tàu sân bay USS Abraham Lincoln có số lượng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân tầm thấp không kém gì tàu lớp tương tự. Thông tin mới nhất cho biết tàu này đang tuần tra Biển Ả Rập, Hải quân Mỹ cho biết tàu này hỗ trợ hàng không cho quân đội NATO ở Afghanistan.
Tàu ngầm USS Georgia được cho là mang theo khoảng 154 tên lửa Tomahawk. Một tàu ngầm khác có thể tấn công cả trên cạn và dưới nước được cho là mang theo 12 tên lửa nữa.
Như vậy, tổng số tên lửa Tomahawk mà các tàu này mang theo vào khoảng ít nhất 430 trong khu vực biển của Vịnh Ba Tư. Theo các chuyên gia, các tên lửa này có thể thổi bay cả hệ thống phòng thủ tên lửa của Iran và biến các sân bay quân sự của Tehran thành cát bụi.
Với sự hiện diện về mặt quân sự dầy đặc trong khu vực như vậy, Washington cho biết vòng đàm phán đầu tiên với Iran về chương trình hạt nhân mang lại cảm giác 'tích cực'. Tuy nhiên, việc giữ nguyên hay giỡ các lệnh trừng phạt đối với nền kinh tế Iran vẫn đang được tranh cãi tại Nhà Trắng.
Về vấn đề Iran, một mặt, Washingon cho biết họ muốn Iran từ bỏ hạt nhân, nhưng phải bằng biện pháp ngoại giao trước tiên. Mặt khác, Mỹ lại phải kiềm chế Israel khi Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu gọi vòng đàm phán đầu tiên trên là một 'món quà tặng' mà quốc tế dành tặng cho đất nước này.
Ông Benjamin Netanyahu cũng đề cập tới quan điểm (mà gần như ít nhất mỗi tháng một lần ông nhắc nhở cả thế giới) rằng Tehran là 'mối đe dọa tới sự tồn vong' của Israel.
Washington vẫn chưa từ bỏ 'mọi phương án' đối với Iran - quốc gia mà họ lo sợ rằng đang chế tạo vũ khí hạt nhân. Thông tin này đã được hãng tin CNN xác nhận từ ông Panetta hôm thứ Năm vừa qua.
Tên lửa Tomahawk trên tàu chiến Mỹ |
"Chúng tôi đã tính đến mọi phowng án nếu cần phải đáp trả" - ông Panetta nói, và cho rằng 'có các kế hoạch' để ứng phó với Iran nếu như đất nước này không từ bỏ tham vọng hạt nhân của họ.
'Tôi không nghĩ có bất kỳ vấn đề gì nếu như chúng tôi phải thực thi kế hoạch đó, nó sẽ thành công" - ông Panetta khẳng định.
Có thể nhìn thấy cách tiếp cận linh hoạt này khi nhìn vào các hàng không mẫu hạm, các nhóm chiến đấu, các tàu ngầm và cả lực lượng Lính thủy đánh bộ bổ sung được triển khai tới vùng Vịnh. Cả Hải quân Mỹ và Lầu Năm Góc đều nói rằng các nhiệm vụ này là "thường lệ".
Tuy nhiên, một đánh giá mới đây của hãng thông tấn Interfax của Nga cho thấy, riêng nhóm chiến đấu có hàng không mẫu hạm USS Enterprise của Mỹ đã mang theo ít nhất 130 tên lửa Tomahawk tới Vịnh Ba Tư.
Trong nhóm khác có tàu sân bay USS Abraham Lincoln có số lượng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân tầm thấp không kém gì tàu lớp tương tự. Thông tin mới nhất cho biết tàu này đang tuần tra Biển Ả Rập, Hải quân Mỹ cho biết tàu này hỗ trợ hàng không cho quân đội NATO ở Afghanistan.
Tàu ngầm USS Georgia được cho là mang theo khoảng 154 tên lửa Tomahawk. Một tàu ngầm khác có thể tấn công cả trên cạn và dưới nước được cho là mang theo 12 tên lửa nữa.
Như vậy, tổng số tên lửa Tomahawk mà các tàu này mang theo vào khoảng ít nhất 430 trong khu vực biển của Vịnh Ba Tư. Theo các chuyên gia, các tên lửa này có thể thổi bay cả hệ thống phòng thủ tên lửa của Iran và biến các sân bay quân sự của Tehran thành cát bụi.
Với sự hiện diện về mặt quân sự dầy đặc trong khu vực như vậy, Washington cho biết vòng đàm phán đầu tiên với Iran về chương trình hạt nhân mang lại cảm giác 'tích cực'. Tuy nhiên, việc giữ nguyên hay giỡ các lệnh trừng phạt đối với nền kinh tế Iran vẫn đang được tranh cãi tại Nhà Trắng.
Về vấn đề Iran, một mặt, Washingon cho biết họ muốn Iran từ bỏ hạt nhân, nhưng phải bằng biện pháp ngoại giao trước tiên. Mặt khác, Mỹ lại phải kiềm chế Israel khi Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu gọi vòng đàm phán đầu tiên trên là một 'món quà tặng' mà quốc tế dành tặng cho đất nước này.
Ông Benjamin Netanyahu cũng đề cập tới quan điểm (mà gần như ít nhất mỗi tháng một lần ông nhắc nhở cả thế giới) rằng Tehran là 'mối đe dọa tới sự tồn vong' của Israel.
Sức mạnh tên lửa Tomahawk |
Tên lửa Tomahalk hạ mục tiêu từ trên không |
Tomahawk được phóng ra từ tàu ngầm |
TheoLê Thu/Vietnamnet
Bình luận