Theo quyết định của Thủ tướng, ôtô và xe máy thải loại sẽ bị thu hồi vào năm 2018 trong khi các thiết bị như tivi, tủ lạnh, máy tính, điện thoại... sẽ lùi thời hạn thu hồi một năm.
Quyết định ban hành ngày 22/5 về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ, những sản phẩm trong diện bắt buộc phải thu hồi khi hết hạn sử dụng gồm: ắc quy và pin các loại, máy giặt, điều hòa, tủ lạnh, máy tính, điện thoại di động, dầu nhớt, săm, lốp.
Theo lộ trình, những sản phẩm này bị thu hồi vào tháng 7/2015, tuy nhiên Chính phủ đã xem xét thực tiễn và lùi thời hạn một năm. Riêng ôtô, xe máy hết hạn sử dụng sẽ bị thu hồi vào tháng 1/2018.
Quyết định nêu, nhà sản xuất có trách nhiệm tổ chức thu hồi, tiếp nhận sản phẩm thải bỏ do mình đã bán ra thị trường Việt Nam và được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ theo quy định của pháp luật. Các nhà sản xuất có thể liên kết để cùng thực hiện thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ cùng loại.
Người tiêu dùng được lựa chọn các hình thức như tự chuyển hoặc chuyển giao cho tổ chức, cá nhân thu gom để vận chuyển đến các điểm thu hồi và được hưởng quyền lợi theo chính sách của nhà sản xuất. Người tiêu dùng có quyền yêu cầu nhà sản xuất tiếp nhận các sản phẩm thải bỏ do chính nhà sản xuất đó đưa ra thị trường.
Quyết định trên từng gây tranh cãi trong dư luận. Đại diện Cục Đăng kiểm Việt Nam nhận định, phương tiện như xe máy, ôtô con chưa xây dựng được niên hạn sử dụng, bởi đây là tài sản cá nhân và trách nhiệm gắn với người sử dụng. Nếu dùng biện pháp hành chính để loại bỏ như với xe thương mại thì sẽ thành vấn đề lớn vì ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, xe máy vẫn là phương tiện đi lại, mưu sinh chủ yếu.
Ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội cũng cho rằng, quy định niên hạn với phương tiện cá nhân liên quan đến cuộc sống, sinh kế của nhiều người. Do vậy, người dân cần được biết sớm về lộ trình, cần lấy ý kiến nhà khoa học, cơ quan quản lý, chuyên môn kỹ thuật.
Theo Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an), đến 31/12/2014 cả nước có hơn 45 triệu xe cơ giới, trong đó môtô 2 bánh chiếm 95%.
Các thiết bị điện tử, máy móc thường ít có "hạn sử dụng" nhưng liên tục được người tiêu dùng thải loại do hỏng hóc, quá cũ... Không có điểm thu hồi, chúng thường được gộp chung với rác thải sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Nguồn: VnExpress
Quyết định ban hành ngày 22/5 về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ, những sản phẩm trong diện bắt buộc phải thu hồi khi hết hạn sử dụng gồm: ắc quy và pin các loại, máy giặt, điều hòa, tủ lạnh, máy tính, điện thoại di động, dầu nhớt, săm, lốp.
Theo lộ trình, những sản phẩm này bị thu hồi vào tháng 7/2015, tuy nhiên Chính phủ đã xem xét thực tiễn và lùi thời hạn một năm. Riêng ôtô, xe máy hết hạn sử dụng sẽ bị thu hồi vào tháng 1/2018.
Những xe gắn máy hết hạn sử dụng, thải loại sẽ bị thu hồi từ tháng 7/2018. Ảnh: Bá Đô. |
Quyết định nêu, nhà sản xuất có trách nhiệm tổ chức thu hồi, tiếp nhận sản phẩm thải bỏ do mình đã bán ra thị trường Việt Nam và được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ theo quy định của pháp luật. Các nhà sản xuất có thể liên kết để cùng thực hiện thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ cùng loại.
Người tiêu dùng được lựa chọn các hình thức như tự chuyển hoặc chuyển giao cho tổ chức, cá nhân thu gom để vận chuyển đến các điểm thu hồi và được hưởng quyền lợi theo chính sách của nhà sản xuất. Người tiêu dùng có quyền yêu cầu nhà sản xuất tiếp nhận các sản phẩm thải bỏ do chính nhà sản xuất đó đưa ra thị trường.
Quyết định trên từng gây tranh cãi trong dư luận. Đại diện Cục Đăng kiểm Việt Nam nhận định, phương tiện như xe máy, ôtô con chưa xây dựng được niên hạn sử dụng, bởi đây là tài sản cá nhân và trách nhiệm gắn với người sử dụng. Nếu dùng biện pháp hành chính để loại bỏ như với xe thương mại thì sẽ thành vấn đề lớn vì ở vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, xe máy vẫn là phương tiện đi lại, mưu sinh chủ yếu.
Ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội vận tải Hà Nội cũng cho rằng, quy định niên hạn với phương tiện cá nhân liên quan đến cuộc sống, sinh kế của nhiều người. Do vậy, người dân cần được biết sớm về lộ trình, cần lấy ý kiến nhà khoa học, cơ quan quản lý, chuyên môn kỹ thuật.
Theo Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an), đến 31/12/2014 cả nước có hơn 45 triệu xe cơ giới, trong đó môtô 2 bánh chiếm 95%.
Các thiết bị điện tử, máy móc thường ít có "hạn sử dụng" nhưng liên tục được người tiêu dùng thải loại do hỏng hóc, quá cũ... Không có điểm thu hồi, chúng thường được gộp chung với rác thải sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Nguồn: VnExpress
Bình luận