(VTC News) - Những kinh nghiệm Việt Nam có thể học hỏi qua việc Hàn Quốc và Singapore xin rút không tổ chức Asiad.
Ngược dòng lịch sử, giống như Việt Nam, Hàn Quốc và Singapore đều đã rơi vào tình thế được cho là "tiến thoái lưỡng nan" khi xin rút quyền đăng cai ASIAD. Việc giải quyết sau đấy rất khó khăn nhưng cuối cùng, tất cả các bên đều tìm được giải pháp.
Trong hai tháng 4 và 5/1968, Quốc hội Hàn Quốc đã phải thành lập một hội đồng đặc biệt, nhóm họp để xem xét vấn đề từ bỏ quyền đăng cai ASIAD 1970. Lý do xin rút của Hàn Quốc sau đấy là do khủng hoảng an ninh khu vực cộng thêm việc ngân sách của Chính phủ Hàn Quốc có hạn.
Nhật Bản được đề nghị thay thế nhưng không nhận lời. AGF (tiền thân của Hội đồng Olympic châu Á) nhóm họp khẩn cấp ngày 1/5 và đưa ra giải pháp là Thái Lan có thể giải cứu bởi quốc gia này vẫn còn cơ sở hạ tầng từ lần tổ chức 2 năm trước.
Ngày 10/6/1968, phái đoàn AGF đã có cuộc gặp trực tiếp với Thủ tướng Thái Lan yêu cầu giúp đỡ, nhưng Bangkok cho biết họ cũng đang trong giai đoạn khó khăn.
Thái Lan sau đấy đồng ý với yêu cầu được hỗ trợ tài chính. Hàn Quốc và AGF lập tức cam kết kêu gọi hỗ trợ kinh phí cho Thái Lan. Kết quả, 12 quốc gia hỗ trợ 412.000 USD để ASIAD lần thứ 6 diễn ra như đã định vào năm 1970.
Hai năm sau, trong cuộc họp của AGF tại Munich, Singapore vượt qua Nhật Bản để giành quyền đăng cai ASIAD 1978 với lời hứa sẽ tổ chức một kỳ Á vận hội đáng nhớ nhất lịch sử bằng những kế hoạch xây mới, nâng cấp cơ sở hạ tầng trị giá hàng triệu USD hết sức thuyết phục
Tuy nhiên, trong bài nói chuyện tại lễ khánh thành SVĐ Quốc gia vào tháng 7/1973, Thủ tướng Lý Quang Diệu lại đưa ra quan điểm trái ngược. "Với dân số chỉ hơn hai triệu người, chúng ta đừng lãng phí thời gian tìm kiếm HCV Olympic, ASIAD hay SEAP Games. Không có lợi ích quốc gia nào từ những chiếc HCV cho các quốc gia bé nhỏ”.
Sáu tháng sau, Singapore tuyên bố rút lui không tổ chức ASIAD 1978.
Sau khi Singapore lắc đầu, Pakistan đứng ra xin đăng cai nhưng chưa đầy hai năm sau, vì nhiều lý do, Pakistan không có đủ điều kiện cơ sở hạ tầng cần thiết và thông báo trả lại quyền đăng cai cho AGF. Nhật Bản và Indonesisa cũng lần lượt từ chối khéo.
Cuối cùng Thái Lan lần thứ 3 trở thành chủ nhà của đại hội thể thao lớn nhất châu Á. Năm 1998, Thái Lan còn làm chủ nhà thêm một lần nữa và trở thành quốc gia nhiều lần đăng cai ASIAD nhất.
Việt Nam sẽ xử lý ra sao?
Ngược dòng lịch sử, giống như Việt Nam, Hàn Quốc và Singapore đều đã rơi vào tình thế được cho là "tiến thoái lưỡng nan" khi xin rút quyền đăng cai ASIAD. Việc giải quyết sau đấy rất khó khăn nhưng cuối cùng, tất cả các bên đều tìm được giải pháp.
Tổ chức ASIAD từng là gánh nặng cho nhiều quốc gia |
Trong hai tháng 4 và 5/1968, Quốc hội Hàn Quốc đã phải thành lập một hội đồng đặc biệt, nhóm họp để xem xét vấn đề từ bỏ quyền đăng cai ASIAD 1970. Lý do xin rút của Hàn Quốc sau đấy là do khủng hoảng an ninh khu vực cộng thêm việc ngân sách của Chính phủ Hàn Quốc có hạn.
Nhật Bản được đề nghị thay thế nhưng không nhận lời. AGF (tiền thân của Hội đồng Olympic châu Á) nhóm họp khẩn cấp ngày 1/5 và đưa ra giải pháp là Thái Lan có thể giải cứu bởi quốc gia này vẫn còn cơ sở hạ tầng từ lần tổ chức 2 năm trước.
Ngày 10/6/1968, phái đoàn AGF đã có cuộc gặp trực tiếp với Thủ tướng Thái Lan yêu cầu giúp đỡ, nhưng Bangkok cho biết họ cũng đang trong giai đoạn khó khăn.
Thái Lan sau đấy đồng ý với yêu cầu được hỗ trợ tài chính. Hàn Quốc và AGF lập tức cam kết kêu gọi hỗ trợ kinh phí cho Thái Lan. Kết quả, 12 quốc gia hỗ trợ 412.000 USD để ASIAD lần thứ 6 diễn ra như đã định vào năm 1970.
Việt Nam có nhiều cách để phát triển thể thao, không cứ là phải tổ chức ASIAD |
Hai năm sau, trong cuộc họp của AGF tại Munich, Singapore vượt qua Nhật Bản để giành quyền đăng cai ASIAD 1978 với lời hứa sẽ tổ chức một kỳ Á vận hội đáng nhớ nhất lịch sử bằng những kế hoạch xây mới, nâng cấp cơ sở hạ tầng trị giá hàng triệu USD hết sức thuyết phục
Tuy nhiên, trong bài nói chuyện tại lễ khánh thành SVĐ Quốc gia vào tháng 7/1973, Thủ tướng Lý Quang Diệu lại đưa ra quan điểm trái ngược. "Với dân số chỉ hơn hai triệu người, chúng ta đừng lãng phí thời gian tìm kiếm HCV Olympic, ASIAD hay SEAP Games. Không có lợi ích quốc gia nào từ những chiếc HCV cho các quốc gia bé nhỏ”.
Sáu tháng sau, Singapore tuyên bố rút lui không tổ chức ASIAD 1978.
Sau khi Singapore lắc đầu, Pakistan đứng ra xin đăng cai nhưng chưa đầy hai năm sau, vì nhiều lý do, Pakistan không có đủ điều kiện cơ sở hạ tầng cần thiết và thông báo trả lại quyền đăng cai cho AGF. Nhật Bản và Indonesisa cũng lần lượt từ chối khéo.
Cuối cùng Thái Lan lần thứ 3 trở thành chủ nhà của đại hội thể thao lớn nhất châu Á. Năm 1998, Thái Lan còn làm chủ nhà thêm một lần nữa và trở thành quốc gia nhiều lần đăng cai ASIAD nhất.
Việt Nam sẽ xử lý ra sao?
Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội làm việc với Hội đồng Olympic châu Á (OCA) và các đối tác liên quan để có phương án phù hợp rút đăng cai, không tổ chức ASIAD 18 tại Hà Nội.
Cho tới giờ, các bộ đã bắt đầu nghiên cứu, lên kế hoạch để đàm phán lại với Hội đồng Olympic châu Á (OCA).
Với 150 triệu USD, Việt Nam khó lòng tổ chức thành công ASIAD 18 |
Theo một quan chức chính phủ (xin được giấu tên), kịch bản của việc đàm phán có thể xảy ra theo hai hướng. Thứ nhất, OCA đồng ý với những lý do mà Việt Nam nêu ra, chấp nhận quyết định xin rút đăng cai ASIAD 18. Cùng với Việt Nam, OCA sẽ tìm kiếm, vận động một quốc gia khác có đủ khả năng đứng ra nhận trách nhiệm này. Khi đó, Việt Nam có thể không phải chịu phạt nhưng theo tiền lệ của Hàn Quốc năm 1970, Việt Nam sẽ chịu trách nhiệm kêu gọi, hỗ trợ chi phí tổ chức cho quốc gia chủ nhà mới của ASIAD 18.
Ở trường hợp xấu hơn, nếu OCA không đồng ý với quyết định của Việt Nam hoặc không tìm được quốc gia nào nhận vinh dự này, vụ việc nhiều khả năng sẽ phải xem xét, giải quyết ở tòa án thể thao quốc tế.
Hơn 5400 tỷ dự trù cho ASIAD
Ngoài ra, cũng có ý kiến cho rằng OCA có thể sẽ phải tính đến phương án cân nhắc điều chỉnh, lùi thời gian tổ chức ASIAD 18 cho phù hợp.
Trước đó, trả lời phỏng vấn báo chí, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Nguyễn Văn Nên từng khẳng định Việt Nam chưa phải trả tiền đặt cọc cho ASIAD 18 nên không có ràng buộc lớn ở vấn đề này. Việc trả lại quyền đăng cai ASIAD là có điều kiện, nhưng nếu Việt Nam đủ lý lẽ không đảm bảo tiền bạc tổ chức thì vẫn có thể trả lại.
Duy Thành
Bình luận