(VTC News) – Theo Trưởng phòng Dự báo Thủy văn Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, sắp tới sẽ còn nhiều dạng thời tiết nguy hiểm, khó lường khác.
Thiên tai có thể giáng xuống đầu bất cứ ai
Hiện nay, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang xảy ra tình trạng khô hạn, xâm nhập mặn nghiêm trọng chưa từng có trong lịch sử. Hầu hết các cửa sông mặn đã xâm nhập sâu 50-70km. Trên sông Vàm Cỏ xâm nhập mặn sâu trên 90km, sâu hơn trung bình nhiều năm cùng kỳ khoảng 15-25km. Tình hình này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của người dân.
Đến nay, 9/13 tỉnh, thành phố với khoảng 40% diện tích ĐBSCL bị ảnh hưởng xâm nhập mặn, gần 200.000 ha lúa vụ Đông Xuân và vườn cây ăn trái bị thiệt hại, 155.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt. Đặc biệt tại tỉnh Bến Tre, có 160/164 xã, phường trên địa bàn, 70% diện tích gieo trồng bị ảnh hưởng xâm nhập mặn.
Dự báo, xâm nhập mặn tiếp tục diễn ra gay gắt ở ĐBSCL trong thời gian tới, nhất là trong tháng 3 và 4, thậm chí có thể kéo dài tới tháng 6/2016.
Trong chuyến đi khảo sát về tình hình xâm nhập mặn ở ĐBSCL mới đây, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Cao Đức Phát đã thốt lên rằng: “Đây là trận thiên tai nghiêm trọng, gần 100 năm mới có một lần. Tôi còn sợ có những diễn biến mà không ai trong chúng ta hình dung được”.
Liên quan đến vấn đề này, phóng viên VTC News đã phỏng vấn ông Bùi Đức Long – Trưởng phòng Dự báo Thủy văn Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương.
Ông Bùi Đức Long cho biết, do ảnh hưởng của El Nino mạnh và kéo dài, năm 2015 mùa mưa ở ĐBSCL kết thúc sớm, tổng lượng mưa thiếu hụt nhiều so với trung bình nhiều năm. Những tháng đầu năm 2016, lượng dòng chảy về sông Cửu Long giảm mạnh. Chính vì thế, hiện ĐBSCL đang phải đối mặt với đợt hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng nhất từ trước tới nay.
“Hầu như năm nào các tỉnh ĐBSCL cũng xảy ra hạn hán và xâm nhập mặn. Nhưng đây là đợt hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng, khốc liệt nhất trong khoảng 100 năm qua”, ông Long nói.
Không chỉ ở ĐBSCL, hiện tình trạng khô hạn đã xảy ra tại các tỉnh Tây Nguyên. Đắk Lắk, Gia Lai là 2 tỉnh khô hạn nghiêm trọng nhất ở Tây Nguyên. Được biết, 2 địa phương này cũng đã công bố tình trạng thiên tai cấp 1. Trong khi đó, các tỉnh Trung Bộ đang bước vào mùa nắng nóng. Dự báo, sắp tới tình trạng khô hạn khốc liệt sẽ xảy ra tại khu vực này và có thể kéo dài tới tháng 9 mới kết thúc.
“Dự báo, tới khoảng giữa tháng 5 khi mùa mưa tới thì tình hình hạn hán, xâm nhập mặn sẽ bắt đầu giảm ở ĐBSCL. Riêng ở Trung Bộ, sắp tới khô hạn khốc liệt cũng xảy ra và có thể tới tháng 8 – 9 mới kết thúc,” ông Long cho hay.
Ông Vũ Đức Long cho biết thêm, tình trạng hạn, mặn nghiêm trọng tại ĐBSCL là một trong những biểu hiện khắc nghiệt của tình trạng biến đối khí hậu. Đây là một thiên tai giống như đợt rét chưa từng có ở miền Bắc hồi tháng 1/2016, hay đợt bão gây ra ngập lụt kỷ lục ở Quảng Ninh hồi tháng 7/2015...
“Hạn hán và xâm nhập mặn nghiêm trọng tại ĐBSCL hiện nay không phải là vấn đề của riêng ĐBSCL. Đây chính là một trong những biểu hiện khắc nghiệt của tình trạng biến đối khí hậu.
Biến đổi khí hậu không chỉ gây hạn hán, xâm nhập mặn mà còn gây ra nhiều dạng thời tiết nguy hiểm khó lường khác như bão lớn, lũ lụt, lốc xoáy... Những thiên tai khó lường như vậy có thể xảy ra và tác động tới bất cứ ai, bất cứ vùng miền nào trên cả nước cũng như thế giới,” ông Long cảnh báo.
Đà Long
Thiên tai có thể giáng xuống đầu bất cứ ai
Hiện nay, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang xảy ra tình trạng khô hạn, xâm nhập mặn nghiêm trọng chưa từng có trong lịch sử. Hầu hết các cửa sông mặn đã xâm nhập sâu 50-70km. Trên sông Vàm Cỏ xâm nhập mặn sâu trên 90km, sâu hơn trung bình nhiều năm cùng kỳ khoảng 15-25km. Tình hình này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của người dân.
Đến nay, 9/13 tỉnh, thành phố với khoảng 40% diện tích ĐBSCL bị ảnh hưởng xâm nhập mặn, gần 200.000 ha lúa vụ Đông Xuân và vườn cây ăn trái bị thiệt hại, 155.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt. Đặc biệt tại tỉnh Bến Tre, có 160/164 xã, phường trên địa bàn, 70% diện tích gieo trồng bị ảnh hưởng xâm nhập mặn.
Dự báo, xâm nhập mặn tiếp tục diễn ra gay gắt ở ĐBSCL trong thời gian tới, nhất là trong tháng 3 và 4, thậm chí có thể kéo dài tới tháng 6/2016.
ĐBSCL đang trải qua đợt hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng chưa từng có trong lịch sử. Ảnh: GD&ĐT |
Liên quan đến vấn đề này, phóng viên VTC News đã phỏng vấn ông Bùi Đức Long – Trưởng phòng Dự báo Thủy văn Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ - Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương.
Ông Bùi Đức Long cho biết, do ảnh hưởng của El Nino mạnh và kéo dài, năm 2015 mùa mưa ở ĐBSCL kết thúc sớm, tổng lượng mưa thiếu hụt nhiều so với trung bình nhiều năm. Những tháng đầu năm 2016, lượng dòng chảy về sông Cửu Long giảm mạnh. Chính vì thế, hiện ĐBSCL đang phải đối mặt với đợt hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng nhất từ trước tới nay.
“Hầu như năm nào các tỉnh ĐBSCL cũng xảy ra hạn hán và xâm nhập mặn. Nhưng đây là đợt hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng, khốc liệt nhất trong khoảng 100 năm qua”, ông Long nói.
Video: Hà Nội bất ngờ có tuyết
Theo ông Long, hiện nay, hầu hết các tỉnh ĐBSCL đã công bố tình trạng thiên tai cấp 1 do hạn hán, xâm nhập mặn. Thậm chí, một số tỉnh đã công bố tình thiên tai cấp 2 do tình trạng hạn hán, xâm nhập mặt khốc liệt.Không chỉ ở ĐBSCL, hiện tình trạng khô hạn đã xảy ra tại các tỉnh Tây Nguyên. Đắk Lắk, Gia Lai là 2 tỉnh khô hạn nghiêm trọng nhất ở Tây Nguyên. Được biết, 2 địa phương này cũng đã công bố tình trạng thiên tai cấp 1. Trong khi đó, các tỉnh Trung Bộ đang bước vào mùa nắng nóng. Dự báo, sắp tới tình trạng khô hạn khốc liệt sẽ xảy ra tại khu vực này và có thể kéo dài tới tháng 9 mới kết thúc.
“Dự báo, tới khoảng giữa tháng 5 khi mùa mưa tới thì tình hình hạn hán, xâm nhập mặn sẽ bắt đầu giảm ở ĐBSCL. Riêng ở Trung Bộ, sắp tới khô hạn khốc liệt cũng xảy ra và có thể tới tháng 8 – 9 mới kết thúc,” ông Long cho hay.
Ông Vũ Đức Long cho biết thêm, tình trạng hạn, mặn nghiêm trọng tại ĐBSCL là một trong những biểu hiện khắc nghiệt của tình trạng biến đối khí hậu. Đây là một thiên tai giống như đợt rét chưa từng có ở miền Bắc hồi tháng 1/2016, hay đợt bão gây ra ngập lụt kỷ lục ở Quảng Ninh hồi tháng 7/2015...
“Hạn hán và xâm nhập mặn nghiêm trọng tại ĐBSCL hiện nay không phải là vấn đề của riêng ĐBSCL. Đây chính là một trong những biểu hiện khắc nghiệt của tình trạng biến đối khí hậu.
Biến đổi khí hậu không chỉ gây hạn hán, xâm nhập mặn mà còn gây ra nhiều dạng thời tiết nguy hiểm khó lường khác như bão lớn, lũ lụt, lốc xoáy... Những thiên tai khó lường như vậy có thể xảy ra và tác động tới bất cứ ai, bất cứ vùng miền nào trên cả nước cũng như thế giới,” ông Long cảnh báo.
Bản đồ dự báo mặn xâm nhập của Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam. |
Video: Nguyên nhân rét bất thường ở miền Bắc
Bình luận