(VTC News) - Tò mò với nội dung truyện ngắn về mối tình tưởng như chỉ có trong cổ tích của nhà nghiên cứu Đặng Hùng, tôi đã tìm về quê lúa Thái Bình.
Kỳ 1: Hạnh phúc bất ngờ với người đàn ông bất hạnh
Mới đây, về Thái Bình, trong cuộc trà với nhà nghiên cứu sử Đặng Hùng, ông hào hứng kể về một truyện ngắn cực kỳ nhân văn sắp ra đời, mà các nhân vật trong cốt truyện đều thật một trăm phần trăm.
Tò mò với những nhân vật trong truyện, tựa như chuyện cổ tích, tôi đã tìm về xã Đông Quang (Đông Hưng, Thái Bình).
Theo sự chỉ đường của người dân, tôi tìm vào một ngôi nhà nhỏ, lúp xúp, chẳng có cổng rả gì. Vừa cất tiếng gọi, một cô gái có mái tóc như đàn ông, mặc áo phông, quần ống cao ống thấp thò đầu ra, cười toe toét, rồi xông đến véo má, xoa đầu tôi.
Người đàn ông đeo kính đen, lò dò bậc cửa kêu lớn: “Điệp! Đừng trêu khách nữa con. Mời khách vào nhà đi”. Cô nàng cười khanh khách rồi chạy tót đi chơi.
Hỏi chuyện cuộc đời, ông Trần Văn Thuận lần mò bàn thờ, đốt nhang, lầm rầm khấn vái trước di ảnh vợ. Di ảnh khuôn mặt người đàn bà toát lên vẻ nhân hậu.
Vái xong, ông Thuận bảo, vợ ông đã mất hơn chục năm rồi, song không lúc nào ông nguôi thương nhớ. Người vợ nhân hậu ấy, lẽ ra phải được hưởng cuộc sống hạnh phúc, nhưng vì nặng nợ tình duyên, nên cuộc đời bà là bể khổ.
Ông Trần Văn Thuận sinh năm 1948, trong một gia đình nghèo khó. Phía bên kia dậu mùng tơi, có cô gái cũng con nhà nghèo. Hai đứa gắn bó từ nhỏ, chăn trâu, cắt cỏ, tắm sông cùng nhau, cứ như anh em ruột thịt.
Năm Thuận 18 tuổi, theo phong trào sôi sục, anh đăng ký vào chiến trường. Ở bên nhau, chơi với nhau như anh em, nhưng lúc biết anh Thuận sắp dấn thân vào nơi lửa đạn, trái tim cô hàng xóm Vũ Thanh Rần như rỉ máu.
Ngày vào Nam đến gần, rất tự nhiên, trong đêm trăng vằng vặc, hai đứa cầm tay nhau, rồi thề non hẹn biển. Cha mẹ mang lễ ăn hỏi sang nhà hàng xóm hôm trước, hôm sau Thuận từ biệt người vợ chưa cưới để lên đường.
Anh được điều động vào đơn vị C71, D25, Đoàn 559, rồi vào chiến trường phía Nam Quảng Trị, nơi khốc liệt nhất thời bấy giờ.
Nhiều năm trời làm lính trinh sát, ngang dọc dải miền Trung, Thuận đã chứng kiến không biết bao nhiêu đồng đội đã tưới máu cho mảnh đất xác xơ bởi bom đạn cày xới.
Rồi cái ngày định mệnh cũng đến với anh vào một ngày cuối năm 1971, khi cùng 2 đồng đội đi làm nhiệm vụ ở khu vực Đường 9 - Nam Lào. Họ đã bị trúng mìn.
Không rõ hai đồng đội còn sống hay đã chết, nhưng lúc anh tỉnh dậy, chẳng rõ trời đất. Sờ lên mặt, thấy vải quấn kín mít. Bác sĩ bảo, anh bị mảnh bom găm chi chít vào mặt, trúng cả hai mắt, nên phải múc hai mắt đi. Thế là mù vĩnh viễn.
Từ đó, cuộc sống của anh gắn với các trung tâm điều dưỡng, chăm sóc thương binh, từ Nghệ An, ra Thanh Hóa, Bệnh viện 108, CT4, cuối cùng là Trung tâm An dưỡng Hà Bắc.
Sợ phải đối diện với gia đình và đặc biệt là cô hàng xóm mà anh đã thề non hẹn biển, nên anh ở lỳ tại Trung tâm An dưỡng Hà Bắc. Thế nhưng, một ngày, khi đang ngồi hóng mát dưới gốc cây, anh chợt nghe thấy tiếng khóc thút thít, rồi thành nức nở. Người thương binh mù nằm trọn trong vòng tay một người con gái.
Anh rụng rời tay chân khi nhận ra đó là người vợ chưa cưới nơi quê nhà. Nhận được tin từ đồng đội, chị Rần đã lần theo các trại an dưỡng, rồi tìm thấy anh ở Hà Bắc.
Anh em thương binh, cán bộ trung tâm đều chúc mừng chàng thương binh mù có một cô người yêu xinh xắn, nhân hậu. Thế nhưng, anh Thuận lại quay lưng lại người con gái. Anh nói dứt khoát: “Anh nghĩ kỹ rồi, anh từ hôn em. Em hãy đi lấy người khác cho đỡ khổ”.
Thấy chị Rần kiên quyết, anh Thuận đành bảo: “Vậy em cứ về đi, suy nghĩ cho kỹ”.
Vài hôm sau, lại thấy chị Rần có mặt ở Trung tâm An dưỡng Hà Bắc. Nắm tay anh, chị bảo: “Em nghĩ kỹ rồi, trước thế nào, sau vẫn thế, em coi anh là chồng từ ngày anh ngỏ lời với em rồi. Gia đình em cũng ủng hộ em, không ai ngăn cản gì cả”. Thế là, chàng thương binh mù lên xe về Thái Bình cùng cô giáo mầm non Vũ Thanh Rần.
Đám cưới thời chiến, của hai con người nghèo khó diễn ra đạm bạc, nhưng ấm tình làng xóm, đồng đội. Có nhiều nước mắt trong đám cưới ấy. Cô dâu xinh tươi rạng rỡ, chú rể chống nạng đi lại nhấp nhổm, đeo kính râm ôm sát đôi mắt.
Cưới nhau năm 1972, thì năm 1973 sinh người con đầu lòng, đặt tên Trần Văn Thơi. Vợ chồng đã khóc hết nước mắt khi sinh ra đứa con dị dạng, tóc tai, da thịt trắng toát. Được 1 năm tuổi thì bé Thơi ra đi mãi mãi.
Năm 1975, cậu con trai Trần Văn Tộ ra đời, cũng trắng toát như anh, chỉ khác là có mái tóc vàng chóe, đôi mắt lồi xanh biếc như Tây, lông lá phủ kín người như khỉ. Tộ bị bạch tạng.
Tộ lớn nhanh như thổi, to lừng lững, tới hơn 1,8m. Thế nhưng, chưa đến 30 tuổi, đã già như một ông lão. Giờ hai bố con đứng bên nhau, không trông kỹ, không biết ai nhiều tuổi hơn ai nữa.
Biết rằng mình đã bị nhiễm chất độc da cam trong những ngày chiến đấu ở vùng Quảng Trị, nhưng hai vợ chồng vẫn thử vận may. Rồi tiếp tục hai người con nữa ra đời trong nỗi thấp thỏm lo âu.
May mắn là cậu con trai tiếp theo Trần Văn Tiện, sinh năm 1980, phát triển bình thường, chưa thấy có biểu hiện nhiễm chất độc da cam. Tuy nhiên, cô con gái thứ tư tên Điệp thì bị bệnh rất nặng. 27 tuổi rồi, Điệp vẫn lơ ngơ như một đứa trẻ, cười nói khanh khách cả ngày.
Thi thoảng Điệp lại trợn mắt, ngã lăn xuống đất, giãy đành đạch, sùi bọt mép. Vừa điên điên dở dở, lại mắc chứng động kinh, nên khỏi phải nói, người mẹ vất vả thế nào.
Vừa làm công việc của một giáo viên mầm non với mức lương ba cọc ba đồng, bà Rần vừa phải làm mọi công việc đồng áng, rồi làm thuê làm mướn kiếm thóc gạo, rau dưa nuôi 5 miệng ăn.
Ông Thuận mù lòa, sức khỏe yếu, nên không làm được gì, chỉ ở nhà ôm con đợi vợ. Cuộc sống vất vả, rau cháo, tràn ngập bi kịch, nhưng cũng tràn đầy hạnh phúc, yêu thương.
Đến lúc đồng lương thương binh của chồng, lương giáo viên của vợ khấm khá một chút, đàn con đã lớn, làm được nhiều việc thay cha mẹ, miếng ăn bớt nhọc nhằn, thì bà Rần phát hiện ra mình bị ung thư não giai đoạn cuối.
Người con thứ đưa mẹ lên bệnh viện trên Hà Nội. Sau khi làm các xét nghiệm cần thiết, bệnh viện bảo đưa mẹ về… chờ chết. Hồi đó là năm 2003.
Còn tiếp...
Dương Phạm Ngọc
Kỳ 1: Hạnh phúc bất ngờ với người đàn ông bất hạnh
Mới đây, về Thái Bình, trong cuộc trà với nhà nghiên cứu sử Đặng Hùng, ông hào hứng kể về một truyện ngắn cực kỳ nhân văn sắp ra đời, mà các nhân vật trong cốt truyện đều thật một trăm phần trăm.
Tò mò với những nhân vật trong truyện, tựa như chuyện cổ tích, tôi đã tìm về xã Đông Quang (Đông Hưng, Thái Bình).
Theo sự chỉ đường của người dân, tôi tìm vào một ngôi nhà nhỏ, lúp xúp, chẳng có cổng rả gì. Vừa cất tiếng gọi, một cô gái có mái tóc như đàn ông, mặc áo phông, quần ống cao ống thấp thò đầu ra, cười toe toét, rồi xông đến véo má, xoa đầu tôi.
Người đàn ông đeo kính đen, lò dò bậc cửa kêu lớn: “Điệp! Đừng trêu khách nữa con. Mời khách vào nhà đi”. Cô nàng cười khanh khách rồi chạy tót đi chơi.
Ông Trần Văn Thuận và em vợ, cũng là vợ của ông |
Hỏi chuyện cuộc đời, ông Trần Văn Thuận lần mò bàn thờ, đốt nhang, lầm rầm khấn vái trước di ảnh vợ. Di ảnh khuôn mặt người đàn bà toát lên vẻ nhân hậu.
Vái xong, ông Thuận bảo, vợ ông đã mất hơn chục năm rồi, song không lúc nào ông nguôi thương nhớ. Người vợ nhân hậu ấy, lẽ ra phải được hưởng cuộc sống hạnh phúc, nhưng vì nặng nợ tình duyên, nên cuộc đời bà là bể khổ.
Ông Trần Văn Thuận sinh năm 1948, trong một gia đình nghèo khó. Phía bên kia dậu mùng tơi, có cô gái cũng con nhà nghèo. Hai đứa gắn bó từ nhỏ, chăn trâu, cắt cỏ, tắm sông cùng nhau, cứ như anh em ruột thịt.
Năm Thuận 18 tuổi, theo phong trào sôi sục, anh đăng ký vào chiến trường. Ở bên nhau, chơi với nhau như anh em, nhưng lúc biết anh Thuận sắp dấn thân vào nơi lửa đạn, trái tim cô hàng xóm Vũ Thanh Rần như rỉ máu.
Ngày vào Nam đến gần, rất tự nhiên, trong đêm trăng vằng vặc, hai đứa cầm tay nhau, rồi thề non hẹn biển. Cha mẹ mang lễ ăn hỏi sang nhà hàng xóm hôm trước, hôm sau Thuận từ biệt người vợ chưa cưới để lên đường.
Anh được điều động vào đơn vị C71, D25, Đoàn 559, rồi vào chiến trường phía Nam Quảng Trị, nơi khốc liệt nhất thời bấy giờ.
Nhiều năm trời làm lính trinh sát, ngang dọc dải miền Trung, Thuận đã chứng kiến không biết bao nhiêu đồng đội đã tưới máu cho mảnh đất xác xơ bởi bom đạn cày xới.
Rồi cái ngày định mệnh cũng đến với anh vào một ngày cuối năm 1971, khi cùng 2 đồng đội đi làm nhiệm vụ ở khu vực Đường 9 - Nam Lào. Họ đã bị trúng mìn.
Anh Trần Văn Tộ, con trai ông Thuận với người vợ cả |
Không rõ hai đồng đội còn sống hay đã chết, nhưng lúc anh tỉnh dậy, chẳng rõ trời đất. Sờ lên mặt, thấy vải quấn kín mít. Bác sĩ bảo, anh bị mảnh bom găm chi chít vào mặt, trúng cả hai mắt, nên phải múc hai mắt đi. Thế là mù vĩnh viễn.
Từ đó, cuộc sống của anh gắn với các trung tâm điều dưỡng, chăm sóc thương binh, từ Nghệ An, ra Thanh Hóa, Bệnh viện 108, CT4, cuối cùng là Trung tâm An dưỡng Hà Bắc.
Sợ phải đối diện với gia đình và đặc biệt là cô hàng xóm mà anh đã thề non hẹn biển, nên anh ở lỳ tại Trung tâm An dưỡng Hà Bắc. Thế nhưng, một ngày, khi đang ngồi hóng mát dưới gốc cây, anh chợt nghe thấy tiếng khóc thút thít, rồi thành nức nở. Người thương binh mù nằm trọn trong vòng tay một người con gái.
Anh rụng rời tay chân khi nhận ra đó là người vợ chưa cưới nơi quê nhà. Nhận được tin từ đồng đội, chị Rần đã lần theo các trại an dưỡng, rồi tìm thấy anh ở Hà Bắc.
Anh em thương binh, cán bộ trung tâm đều chúc mừng chàng thương binh mù có một cô người yêu xinh xắn, nhân hậu. Thế nhưng, anh Thuận lại quay lưng lại người con gái. Anh nói dứt khoát: “Anh nghĩ kỹ rồi, anh từ hôn em. Em hãy đi lấy người khác cho đỡ khổ”.
Thấy chị Rần kiên quyết, anh Thuận đành bảo: “Vậy em cứ về đi, suy nghĩ cho kỹ”.
Vài hôm sau, lại thấy chị Rần có mặt ở Trung tâm An dưỡng Hà Bắc. Nắm tay anh, chị bảo: “Em nghĩ kỹ rồi, trước thế nào, sau vẫn thế, em coi anh là chồng từ ngày anh ngỏ lời với em rồi. Gia đình em cũng ủng hộ em, không ai ngăn cản gì cả”. Thế là, chàng thương binh mù lên xe về Thái Bình cùng cô giáo mầm non Vũ Thanh Rần.
Gia đình ông Trần Văn Thuận |
Đám cưới thời chiến, của hai con người nghèo khó diễn ra đạm bạc, nhưng ấm tình làng xóm, đồng đội. Có nhiều nước mắt trong đám cưới ấy. Cô dâu xinh tươi rạng rỡ, chú rể chống nạng đi lại nhấp nhổm, đeo kính râm ôm sát đôi mắt.
Cưới nhau năm 1972, thì năm 1973 sinh người con đầu lòng, đặt tên Trần Văn Thơi. Vợ chồng đã khóc hết nước mắt khi sinh ra đứa con dị dạng, tóc tai, da thịt trắng toát. Được 1 năm tuổi thì bé Thơi ra đi mãi mãi.
Năm 1975, cậu con trai Trần Văn Tộ ra đời, cũng trắng toát như anh, chỉ khác là có mái tóc vàng chóe, đôi mắt lồi xanh biếc như Tây, lông lá phủ kín người như khỉ. Tộ bị bạch tạng.
Tộ lớn nhanh như thổi, to lừng lững, tới hơn 1,8m. Thế nhưng, chưa đến 30 tuổi, đã già như một ông lão. Giờ hai bố con đứng bên nhau, không trông kỹ, không biết ai nhiều tuổi hơn ai nữa.
Biết rằng mình đã bị nhiễm chất độc da cam trong những ngày chiến đấu ở vùng Quảng Trị, nhưng hai vợ chồng vẫn thử vận may. Rồi tiếp tục hai người con nữa ra đời trong nỗi thấp thỏm lo âu.
May mắn là cậu con trai tiếp theo Trần Văn Tiện, sinh năm 1980, phát triển bình thường, chưa thấy có biểu hiện nhiễm chất độc da cam. Tuy nhiên, cô con gái thứ tư tên Điệp thì bị bệnh rất nặng. 27 tuổi rồi, Điệp vẫn lơ ngơ như một đứa trẻ, cười nói khanh khách cả ngày.
Thi thoảng Điệp lại trợn mắt, ngã lăn xuống đất, giãy đành đạch, sùi bọt mép. Vừa điên điên dở dở, lại mắc chứng động kinh, nên khỏi phải nói, người mẹ vất vả thế nào.
Vừa làm công việc của một giáo viên mầm non với mức lương ba cọc ba đồng, bà Rần vừa phải làm mọi công việc đồng áng, rồi làm thuê làm mướn kiếm thóc gạo, rau dưa nuôi 5 miệng ăn.
Ông Thuận mù lòa, sức khỏe yếu, nên không làm được gì, chỉ ở nhà ôm con đợi vợ. Cuộc sống vất vả, rau cháo, tràn ngập bi kịch, nhưng cũng tràn đầy hạnh phúc, yêu thương.
Đến lúc đồng lương thương binh của chồng, lương giáo viên của vợ khấm khá một chút, đàn con đã lớn, làm được nhiều việc thay cha mẹ, miếng ăn bớt nhọc nhằn, thì bà Rần phát hiện ra mình bị ung thư não giai đoạn cuối.
Người con thứ đưa mẹ lên bệnh viện trên Hà Nội. Sau khi làm các xét nghiệm cần thiết, bệnh viện bảo đưa mẹ về… chờ chết. Hồi đó là năm 2003.
Còn tiếp...
Dương Phạm Ngọc
Bình luận