Sáng 2/8, lãnh đạo UBND quận Hoàn Kiếm (TP Hà Nội) cho biết, ngay sau khi xảy ra tình trạng người dân khu vực phong tỏa tại phường Chương Dương (Hoàn Kiếm) trèo hàng rào dây thép gai để đi ra ngoài khu phong tỏa, quận chỉ đạo các đơn vị chức năng truy tìm, xử lý các trường hợp này ngay trong đêm 1/8.
Cùng với đó, quận Hoàn Kiếm lập vòng bảo vệ 2 lớp, nên khi người dân đi qua lớp đầu tiên sẽ bị chặn lại, không thể ra ngoài khu vực phong tỏa. Đối với những trường hợp đã vi phạm trên sẽ bị xử lý hành chính theo quy định hiện hành. Nếu xét thấy tình chất nghiêm trọng, quận có thể chuyển các cơ quan chức năng để xử lý theo luật định.

Vào buổi tối, nhiều người sinh sống tại khu vực phường Chương Dương trèo rào ra khỏi khu vực phong tỏa. (Ảnh: Zingnews)
Trước đó, ngày 31/7, UBND quận Hoàn Kiếm phong tỏa một phần phường Chương Dương sau khi nhận được thông tin anh T.Q.H. (SN 1991, trú tại phường Chương Dương, quận Hoàn Kiếm) là dân quân thực hiện nhiệm vụ tại chốt phong tỏa dương tính với SARS-CoV-2.
UBND quận yêu cầu, trong thời gian áp dụng biện pháp cách ly y tế, người dân tại địa bàn dân cư phường Chương Dương không tiếp xúc với người khác; không ra khỏi vùng cách ly trừ trường hợp phải chuyển cơ sở khám chữa bệnh theo quy định hoặc những trường hợp khác.
Trong trường hợp các hộ gia đình, cá nhân không tuân thủ yêu cầu cách ly y tế sẽ bị cưỡng chế thi hành theo quy định pháp luật.
Bổ ích
Xúc động
Sáng tạo
Độc đáo
Phẫn nộ
Bình luận (1)
Đây là vấn đề lớn ảnh hưởng đến anh sinh xã hội, đề nghị các đại biểu Quốc hội cần sâu sát thực tế cuộc sống của người lao động và mối quan hệ trong xã hội hiện tại.
1. Người lao động nào cũng kỳ vọng sẽ được nhận lương hưu sau quá trình cống hiến cho xã hội công sức của mình.
2. Người lao động đều có nhu cầu sinh hoạt và được sống trong xã hội. Việc làm là nhu cầu để có thu nhập đảm bảo các nhu cầu sinh hoạt và sống của người lao động.
3. Trong mối quan hệ kinh tế xã hội, sẽ có người sử dụng lao động và người lao động. Tuy nhiên người sử dụng lao động có thể không có nhu cầu sử dụng lao động hoặc không đủ khả năng sử dụng lao động. Đến khi đó người lao động sẽ mất việc làm.
4. Khi mất việc làm họ vẫn có nhu cầu sinh hoạt và sống, đầu tiên là trợ cấp thất nghiệp, sau khi không còn trợ cấp thất nghiệp thì họ phải tìm việc làm khác để sống. Tuy nhiên sau nhiều năm làm việc, nguồn lực của bản thân suy giảm và họ khó có thể được nhận vào làm việc ( phần lớn các doanh nghiệp đều yêu cầu tuyển dụng với độ tuổi từ 20 - 35 tuổi, trừ một số ít ngành nghề có thể chấp nhận độ tuổi cao hơn ). Vì vậy những người có độ tuổi trên 35 tuổi sẽ có rất ít cơ hội việc làm.
5. Sau khi mất việc làm ở tuổi 40, không có khả năng tìm việc làm mới, họ mong muốn nhận bảo hiểm xã hội một lần: để sinh hoạt và sống bằng cách sử dụng đồng tiền này mưu sinh cuộc sống, nếu không nhận được khoảng bảo hiểm xã hội một lần, người lao động sẽ có rất ít cơ hội để chờ đủ tuổi về hưu để được hưởng lương hưu ( mặc dù đã đủ 20 năm đóng bảo hiểm ).