(VTC News) – Bầu Chủ tịch Hà Nội, lễ diễu binh mừng Quốc khánh, lập facebook kết nối với người dân… là những sự kiện đáng chú ý nhất tại Hà Nội trong năm 2015.
Tướng Nguyễn Đức Chung được bầu làm Chủ tịch Hà Nội
Đại hội Đảng bộ TP Hà Nội diễn ra từ ngày 1/11 – 3/11 là sự kiện chính trị quan trọng nhất của Hà Nội trong năm 2015. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Đảng bộ khóa XVI, nhiệm kỳ 2015 – 2020, đồng thời bầu Đại biểu tham dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII.
Tại hội nghị lần thứ nhất diễn ra chiều 1/11, Ban chấp hành Đảng bộ Hà Nội lần thứ XVI đã bầu Ban thường vụ Thành ủy gồm 16 người.
Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội đã bầu 4 Phó Bí thư Thành ủy gồm ông Nguyễn Đức Chung (48 tuổi, Giám đốc Công an Hà Nội), bà Ngô Thị Thanh Hằng (55 tuổi), bà Nguyễn Thị Bích Ngọc (54 tuổi, Chủ tịch HĐND Hà Nội) và ông Đào Đức Toàn (53 tuổi, Trưởng Ban tổ chức Thành ủy).
Sau đó, Ban Thường vụ Thành ủy nhất trí phân công Bà Ngô Thị Thanh Hằng làm Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội. Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc phụ trách vị trí Chủ tịch HĐND Thành phố. Ông Đào Đức Toàn phụ trách mảng xây dựng Đảng. Riêng ông Nguyễn Đức Chung đã được giới thiệu ứng cử vị trí Chủ tịch UBND TP Hà Nội.
Trước đó, ông Nguyễn Thế Thảo đã có đơn đề nghị được thôi giữ chức vụ sau 2 nhiệm kỳ làm Chủ tịch Hà Nội.
Một tháng sau, ngày 4/12, tại cuộc họp HĐND TP Hà Nội khóa XIV, nhiệm kỳ 2011-2016, ông Nguyễn Đức Chung đã được bầu làm Chủ tịch UBND TP Hà Nội với tỷ lệ 95% phiếu bầu.
Sau cuộc họp, UBND TP Hà Nội và Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã có tờ trình báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Ngày 10/12, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê chuẩn việc bầu chức vụ Chủ tịch UBND TP Hà Nội nhiệm kỳ 2011 - 2016 đối với ông Nguyễn Đức Chung - Phó Bí thư Thành ủy, Thiếu tướng, Giám đốc Công an TP Hà Nội.
Lễ diễu binh hùng tráng mừng Quốc khánh 2/9
Sáng 2/9, lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh đã diễn ra hùng tráng tại Hà Nội.
Lễ diễu binh, diễu hành có sự tham gia của hơn 30.000 người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân (quân đội, công an, du kích, dân quân, tự vệ), lực lượng quần chúng đại diện các thành phần, như cựu chiến binh, công nhân, nông dân, trí thức, doanh nhân, thanh niên, phụ nữ và các dân tộc Việt Nam.
Sau lễ chào cờ tại Quảng trưởng Ba Đình và 21 phát đại bác được bắn tại Hoàng thành Thăng Long, đoàn diễu binh, diễu hành đã xuất phát từ quảng trưởng Ba Đình rồi đi theo 2 hướng.
Hướng 1 đi tới đường Nguyễn Thái Học - Kim Mã - Liễu Giai. Hướng 2 theo ngả đường Nguyễn Thái Học - Tràng Thi - Hàng Khay - Tràng Tiền - Nhà hát lớn - Trần Khánh Dư.
Khi đoàn đi qua các tuyến phố Thủ đô đã nhận được những tràng pháo tay cổ vũ giòn giã của hàng vạn người dân hai bên đường.
Cuộc diễu binh, diễu hành hùng tráng này được đánh giá cao và để lại ấn tượng đẹp trong lòng người dân cả nước cũng như bạn bè quốc tế.
Quyết định đưa thông tin chỉ đạo lên facebook
Đây cũng là một trong những sự kiện đáng chú ý của Hà Nội trong năm 2015.
Theo đó, ngày 17/12, ông Phạm Văn Chiến – Phó Chánh văn phòng UBND TP Hà Nội đã ký văn bản gửi các Sở ban ngành và UBND quận, huyện, thị xã trực thuộc về việc cung cấp thông tin chỉ đạo, điều hành trên mạng xã hội.
Tại văn bản này, UBND TP Hà Nội cho biết, thành phố sẽ thực hiện cung cấp thông tin chỉ đạo, điều hành trên mạng xã hội Facebook chính thức kể từ ngày 1/12/2015.
Trang thông tin của UBND TP Hà Nội trên Facebook có tên “Thủ đô Hà Nội – Việt Nam” tại địa chỉ https://www.facebook.com/thudo.gov.vn. Trang này đã được lập từ tháng 8/2015.
Không chỉ Hà Nội mà nhiều bộ ngành, nhiều vị lãnh đạo cấp cao cũng đã sử dụng mạng xã hội facebook như là một công cụ hữu hiệu để thông tin, kết nối với nhân dân.
Trước đó, từ tháng 10/2015 Cổng thông tin điện tử Chính phủ cũng đã thử nghiệm đưa lên mạng xã hội Facebook trang thông tin có tên “Thông tin Chính phủ”.
Tại hội nghị tổng kết công tác năm 2014 của Văn phòng Chính phủ diễn ra vào tháng 1/2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, hiện nay hơn 30 triệu người Việt Nam đang sử dụng các mạng xã hội, đó là nhu cầu thiết yếu và không thể ngăn cấm việc đưa tin lên mạng xã hội. Điều quan trọng là phải đưa thông tin chính xác lên mạng xã hội.
82 bia Tiến sĩ tại Văn Miếu được công nhận là Bảo vật Quốc gia
82 tấm bia Tiến sĩ đã được Chính phủ công nhận là Bảo vật Quốc gia từ ngày 14/1/2015. Đên ngày 23/11, nhân dịp chào mừng ngày Di sản Văn hóa Việt Nam, Hà Nội đã tổ chức buổi lễ công bố quyết định này.
Những tấm bia Tiến sĩ tại khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám từ lâu đã được coi là một trong những di sản văn hóa vô giá của ông cha để lại.
Đây là những tấm bia đá lưu danh những người đỗ đạt trong các khoa thi tuyển chọn Tiến sỹ kéo dài hơn 300 năm dưới thời Lê - Mạc. Đồng thời, cũng là những tác phẩm nghệ thuật độc đáo phản ánh nghệ thuật điêu khắc của nhiều triều đại phong kiến Việt Nam.
Mỗi bài ký trên bia là một áng văn chương mẫu mực, thể hiện tư tưởng triết học, sử học và những quan điểm về giáo dục, đào tạo và trọng dụng nhân tài của dân tộc.
Trước đó, ngày 27/7/2011, UNESCO đã công nhận 82 bia Tiến sĩ là Di sản tư liệu Thế giới trên phạm vi toàn cầu. Ngày 10/5/2012, toàn bộ di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt.
Xử lý vụ chặt hạ cây xanh
Vào tháng 3/2015, người dân Thủ đô bất ngờ khi thấy hàng loạt cây xanh cổ thụ trên nhiều tuyến phố bị đốn hạ. Theo lý giải của cơ quan chức năng sau đó thì việc chặt hạ này nằm trong đề án cải tạo, thay thế hơn 6700 cây xanh đô thị tại Hà Nội.
Đáng chú ý, với số lượng hàng nghìn cây xanh bị đốn hạ nhưng đề án này lại không được thông tin rộng rãi tới người dân từ trước. Chính vì thế, một làn sóng dư luận phản đối việc chặt hạ cây xanh đã bùng lên. Thủ tướng Chính phủ cũng đã yêu cầu UBND TP Hà Nội làm rõ, báo cáo về việc cải tạo, thay thế cây xanh nói trên.
Trước tình hình đó, UBND TP Hà Nội ngay lập tức đã có những chỉ đạo, giải quyết kịp thời sự việc.
Cụ thể, ngày 20/3, ông Nguyễn Thế Thảo khi đó là Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội đã chỉ đạo tạm dừng ngay việc chặt hạ, thay thế cây. Chủ tịch Hà Nội cũng đã chỉ đạo Thành lập Đoàn Thanh tra liên ngành tiến hành thanh tra toàn diện việc thực hiện đề án này.
Tới ngày 19/5, Thanh tra TP Hà Nội công bố kết luận về việc thanh tra việc cải tạo, thay thế hơn 6700 cây xanh.
Thanh tra TP kết luận chưa phát hiện thất thoát, lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm, tham nhũng trong quá trình tổ chức thực hiện. Tuy nhiên kết luận cũng thẳng thắn chỉ ra hàng loạt sai phạm cũng như quy trách nhiệm từng đơn vị.
Theo đó, khi triển khai thực hiện, Sở Xây dựng chưa tranh thủ rộng rãi ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các nhà khoa học, cộng đồng cư dân nơi chịu tác động ảnh hưởng; công tác thông tin, tuyên truyền trước và trong quá trình thực hiện chưa tốt, chưa sâu rộng nên chưa tạo sự đồng thuận cao của người dân sở tại và nhân dân Thủ đô.
Thanh tra TP Hà Nội cũng phát hiện nhiều sai sót trong việc khảo sát trước khi cấp phép và việc cấp giấy phép đốn hạ, thay thế cây xanh…
Liên quan đến sự việc này, UBND TP Hà Nội đã tiến hành kiểm điểm, yêu cầu rút kinh nghiệm đối với nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo thành phố, các sở ngành liên quan đã để xảy ra sai sót trong đề án cái tạo, thay thế cây xanh trên địa bàn.
Trong đó có trách nhiệm của Phó chủ tịch UBND TP Nguyễn Quốc Hùng, nguyên Phó chủ tịch UBND TP ông Nguyễn Văn Khôi, ông Lê Văn Dục - Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội…
Ngoài ra, UBND TP Hà Nội cũng quyết định xử lý kỷ luật với hình thức cảnh cáo, chuyển công tác, giáng chức, buộc thôi việc đối với một số cán bộ liên quan thuộc các phòng ban của Sở Xây dựng...
Phát biểu tại cuộc họp lần thứ 13 HĐND TP Hà Nội diễn ra ngày 8/7, ông Nguyễn Thế Thảo khẳng định việc thay thế, chỉnh trang cây xanh đô thị hai bên đường là chủ trương đúng đắn, cần thiết nhằm bảo đảm an toàn, giảm những thiệt hại cho người, công trình hạ tầng và phương tiện khi mưa, bão xảy ra, bảo đảm cảnh quan đô thị và thực hiện việc chỉnh trang đô thị theo quy hoạch.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Thế Thảo thừa nhận rằng, việc thay thế cây xanh bộc lộ nhiều thiếu sót. Đây là một trong những tồn tại, yếu kém của thành phố trong 6 tháng đầu năm 2015. “Đây là vấn đề đáng tiếc, là bài học vừa quý giá vừa rất đắt giá”, ông Thảo nói.
Hữu Lê
Tướng Nguyễn Đức Chung được bầu làm Chủ tịch Hà Nội
Đại hội Đảng bộ TP Hà Nội diễn ra từ ngày 1/11 – 3/11 là sự kiện chính trị quan trọng nhất của Hà Nội trong năm 2015. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành Đảng bộ khóa XVI, nhiệm kỳ 2015 – 2020, đồng thời bầu Đại biểu tham dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII.
Tại hội nghị lần thứ nhất diễn ra chiều 1/11, Ban chấp hành Đảng bộ Hà Nội lần thứ XVI đã bầu Ban thường vụ Thành ủy gồm 16 người.
Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung được bầu làm Chủ tịch UBND TP Hà Nội. |
Sau đó, Ban Thường vụ Thành ủy nhất trí phân công Bà Ngô Thị Thanh Hằng làm Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội. Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc phụ trách vị trí Chủ tịch HĐND Thành phố. Ông Đào Đức Toàn phụ trách mảng xây dựng Đảng. Riêng ông Nguyễn Đức Chung đã được giới thiệu ứng cử vị trí Chủ tịch UBND TP Hà Nội.
Trước đó, ông Nguyễn Thế Thảo đã có đơn đề nghị được thôi giữ chức vụ sau 2 nhiệm kỳ làm Chủ tịch Hà Nội.
Một tháng sau, ngày 4/12, tại cuộc họp HĐND TP Hà Nội khóa XIV, nhiệm kỳ 2011-2016, ông Nguyễn Đức Chung đã được bầu làm Chủ tịch UBND TP Hà Nội với tỷ lệ 95% phiếu bầu.
Sau cuộc họp, UBND TP Hà Nội và Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã có tờ trình báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Ngày 10/12, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê chuẩn việc bầu chức vụ Chủ tịch UBND TP Hà Nội nhiệm kỳ 2011 - 2016 đối với ông Nguyễn Đức Chung - Phó Bí thư Thành ủy, Thiếu tướng, Giám đốc Công an TP Hà Nội.
Lễ diễu binh hùng tráng mừng Quốc khánh 2/9
Sáng 2/9, lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Cách mạng tháng Tám thành công và Quốc khánh đã diễn ra hùng tráng tại Hà Nội.
Lễ diễu binh, diễu hành có sự tham gia của hơn 30.000 người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân (quân đội, công an, du kích, dân quân, tự vệ), lực lượng quần chúng đại diện các thành phần, như cựu chiến binh, công nhân, nông dân, trí thức, doanh nhân, thanh niên, phụ nữ và các dân tộc Việt Nam.
Lễ diễu binh hùng tráng diễn ra tại Hà Nội. |
Hướng 1 đi tới đường Nguyễn Thái Học - Kim Mã - Liễu Giai. Hướng 2 theo ngả đường Nguyễn Thái Học - Tràng Thi - Hàng Khay - Tràng Tiền - Nhà hát lớn - Trần Khánh Dư.
Khi đoàn đi qua các tuyến phố Thủ đô đã nhận được những tràng pháo tay cổ vũ giòn giã của hàng vạn người dân hai bên đường.
Cuộc diễu binh, diễu hành hùng tráng này được đánh giá cao và để lại ấn tượng đẹp trong lòng người dân cả nước cũng như bạn bè quốc tế.
Quyết định đưa thông tin chỉ đạo lên facebook
Đây cũng là một trong những sự kiện đáng chú ý của Hà Nội trong năm 2015.
Theo đó, ngày 17/12, ông Phạm Văn Chiến – Phó Chánh văn phòng UBND TP Hà Nội đã ký văn bản gửi các Sở ban ngành và UBND quận, huyện, thị xã trực thuộc về việc cung cấp thông tin chỉ đạo, điều hành trên mạng xã hội.
Tại văn bản này, UBND TP Hà Nội cho biết, thành phố sẽ thực hiện cung cấp thông tin chỉ đạo, điều hành trên mạng xã hội Facebook chính thức kể từ ngày 1/12/2015.
Facebook của Hà Nội. |
Không chỉ Hà Nội mà nhiều bộ ngành, nhiều vị lãnh đạo cấp cao cũng đã sử dụng mạng xã hội facebook như là một công cụ hữu hiệu để thông tin, kết nối với nhân dân.
Trước đó, từ tháng 10/2015 Cổng thông tin điện tử Chính phủ cũng đã thử nghiệm đưa lên mạng xã hội Facebook trang thông tin có tên “Thông tin Chính phủ”.
Tại hội nghị tổng kết công tác năm 2014 của Văn phòng Chính phủ diễn ra vào tháng 1/2015, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh, hiện nay hơn 30 triệu người Việt Nam đang sử dụng các mạng xã hội, đó là nhu cầu thiết yếu và không thể ngăn cấm việc đưa tin lên mạng xã hội. Điều quan trọng là phải đưa thông tin chính xác lên mạng xã hội.
82 bia Tiến sĩ tại Văn Miếu được công nhận là Bảo vật Quốc gia
82 tấm bia Tiến sĩ đã được Chính phủ công nhận là Bảo vật Quốc gia từ ngày 14/1/2015. Đên ngày 23/11, nhân dịp chào mừng ngày Di sản Văn hóa Việt Nam, Hà Nội đã tổ chức buổi lễ công bố quyết định này.
Những tấm bia Tiến sĩ tại khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám từ lâu đã được coi là một trong những di sản văn hóa vô giá của ông cha để lại.
Đây là những tấm bia đá lưu danh những người đỗ đạt trong các khoa thi tuyển chọn Tiến sỹ kéo dài hơn 300 năm dưới thời Lê - Mạc. Đồng thời, cũng là những tác phẩm nghệ thuật độc đáo phản ánh nghệ thuật điêu khắc của nhiều triều đại phong kiến Việt Nam.
Mỗi bài ký trên bia là một áng văn chương mẫu mực, thể hiện tư tưởng triết học, sử học và những quan điểm về giáo dục, đào tạo và trọng dụng nhân tài của dân tộc.
Trước đó, ngày 27/7/2011, UNESCO đã công nhận 82 bia Tiến sĩ là Di sản tư liệu Thế giới trên phạm vi toàn cầu. Ngày 10/5/2012, toàn bộ di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt.
Xử lý vụ chặt hạ cây xanh
Vào tháng 3/2015, người dân Thủ đô bất ngờ khi thấy hàng loạt cây xanh cổ thụ trên nhiều tuyến phố bị đốn hạ. Theo lý giải của cơ quan chức năng sau đó thì việc chặt hạ này nằm trong đề án cải tạo, thay thế hơn 6700 cây xanh đô thị tại Hà Nội.
Đáng chú ý, với số lượng hàng nghìn cây xanh bị đốn hạ nhưng đề án này lại không được thông tin rộng rãi tới người dân từ trước. Chính vì thế, một làn sóng dư luận phản đối việc chặt hạ cây xanh đã bùng lên. Thủ tướng Chính phủ cũng đã yêu cầu UBND TP Hà Nội làm rõ, báo cáo về việc cải tạo, thay thế cây xanh nói trên.
Trước tình hình đó, UBND TP Hà Nội ngay lập tức đã có những chỉ đạo, giải quyết kịp thời sự việc.
Nhiều cây xanh ở Hà Nội bị chặt hạ để thay thế khiến dư luận bức xúc (ảnh minh hoạ) |
Tới ngày 19/5, Thanh tra TP Hà Nội công bố kết luận về việc thanh tra việc cải tạo, thay thế hơn 6700 cây xanh.
Thanh tra TP kết luận chưa phát hiện thất thoát, lãng phí, tiêu cực, lợi ích nhóm, tham nhũng trong quá trình tổ chức thực hiện. Tuy nhiên kết luận cũng thẳng thắn chỉ ra hàng loạt sai phạm cũng như quy trách nhiệm từng đơn vị.
Theo đó, khi triển khai thực hiện, Sở Xây dựng chưa tranh thủ rộng rãi ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các nhà khoa học, cộng đồng cư dân nơi chịu tác động ảnh hưởng; công tác thông tin, tuyên truyền trước và trong quá trình thực hiện chưa tốt, chưa sâu rộng nên chưa tạo sự đồng thuận cao của người dân sở tại và nhân dân Thủ đô.
Thanh tra TP Hà Nội cũng phát hiện nhiều sai sót trong việc khảo sát trước khi cấp phép và việc cấp giấy phép đốn hạ, thay thế cây xanh…
Liên quan đến sự việc này, UBND TP Hà Nội đã tiến hành kiểm điểm, yêu cầu rút kinh nghiệm đối với nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo thành phố, các sở ngành liên quan đã để xảy ra sai sót trong đề án cái tạo, thay thế cây xanh trên địa bàn.
Trong đó có trách nhiệm của Phó chủ tịch UBND TP Nguyễn Quốc Hùng, nguyên Phó chủ tịch UBND TP ông Nguyễn Văn Khôi, ông Lê Văn Dục - Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội…
Ngoài ra, UBND TP Hà Nội cũng quyết định xử lý kỷ luật với hình thức cảnh cáo, chuyển công tác, giáng chức, buộc thôi việc đối với một số cán bộ liên quan thuộc các phòng ban của Sở Xây dựng...
Phát biểu tại cuộc họp lần thứ 13 HĐND TP Hà Nội diễn ra ngày 8/7, ông Nguyễn Thế Thảo khẳng định việc thay thế, chỉnh trang cây xanh đô thị hai bên đường là chủ trương đúng đắn, cần thiết nhằm bảo đảm an toàn, giảm những thiệt hại cho người, công trình hạ tầng và phương tiện khi mưa, bão xảy ra, bảo đảm cảnh quan đô thị và thực hiện việc chỉnh trang đô thị theo quy hoạch.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Thế Thảo thừa nhận rằng, việc thay thế cây xanh bộc lộ nhiều thiếu sót. Đây là một trong những tồn tại, yếu kém của thành phố trong 6 tháng đầu năm 2015. “Đây là vấn đề đáng tiếc, là bài học vừa quý giá vừa rất đắt giá”, ông Thảo nói.
Hữu Lê
Bình luận