(VTC News) – Lãnh đạo Sở Giao thông vận tải Hà Nội nói cơ quan này sẽ đề xuất thu phí xe vào trung tâm thành phố qua thiết bị điện tử.
So với cùng kỳ năm 2012 số vụ đã giảm 75 vụ (3,7%), số người chết giảm 38 người (6,3%); giảm 49 người bị thương (2,9%). Cùng với đó, trong 11 tháng có hơn 21.000 phương tiện đăng ký mới trong đó ô tô là 16.884 xe, giảm 1.411 xe (giảm 7,7%); xe máy là 199.166 xe, giảm 11.867 xe (5,6%). Như vậy, tổng số phương tiện quản lý trên địa bàn Hà Nội hiện là 5.128.907 phương tiện.
Nói về các giải pháp nhằm hạn chế phương tiện cá nhân ở thủ đô trong thời gian tới, ông Tân cho hay: “Chúng tôi đã có đề xuất mở rộng các khu phố đi bộ và thu phí các xe vào trung tâm thông qua các thiết bị điện tử”.
Như vậy, trong 12 giải pháp mà Viện Chiến lược và phát triển giao thông vận tải (Bộ Giao thông vận tải) đưa ra, Hà Nội chỉ chọn 2 giải pháp trên.
Gói 12 giải pháp mà Viện Chiến lược và phát triển giao thông vận tải đưa ra bao gồm: Phát triển không gian đi bộ; đổi giờ học tập, kinh doanh, làm việc; di dời các nhà máy, cơ sở sản xuất, bến cảng ra khỏi nội đô; xây dựng các trung tâm quản lý điều hành giao thông đô thị.
Bên cạnh đó, xây dựng hệ thống bản đồ số trực tuyến giám sát hoạt động vận tải hành khách công cộng; đầu tư, lắp đặt hệ thống camera theo dõi giao thông, hệ thống thông tin bằng bảng điện tử thông báo về tình hình giao thông trên một số trục giao thông chính; triển khai đề án thu phí phương tiện lưu thông vào trung tâm thành phố.
Song song với đó, triển khai đề án chuyển đổi phí trông giữ xe tại khu vực trung tâm các đô thị loại đặc biệt thành giá dịch vụ trông giữ phương tiện. Lập quy hoạch phát triển vận tải hành khách công cộng; ban hành chính sách trợ giá và xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật cho hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.
Cuối cùng là giải pháp phát triển xe ô tô điện tại các khu du lịch, di tích lịch sử khu vực trung tâm các thành phó và kiểm soát tiêu chuẩn khí thải đối với các loại phương tiện cơ giới tham gia giao thông tại các thành phố.
11 tháng: Phạt 235 tỷ đồng
Đáng chú ý, theo báo cáo của Sở này, trong 11 tháng lực lượng Cảnh sát giao thông, công an thành phố đã kiểm tra, xử lý gần 700.000 trường hợp vi phạm với số tiền là gần 235 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm 2012 số trường hợp vi phạm đã giảm 31,6%.
Ngoài ra, lực lượng Thanh tra Sở Giao thông-Vận tải cũng xử lý tổng cộng 38.190 trường hợp, tạm giữ 639 phương tiện và 10.366 bộ giấy tờ các loại. Thanh tra Sở còn giải tỏa hơn 1600 lều lán, mái che; gần 2.500 băng rôn quảng cáo; giải tỏa 9 chợ cóc.
Bình luận về những con số trên, ông Nguyễn Hoàng Giáp, Chánh Thanh tra Giao thông vận tải (Sở Giao thông vận tải Hà Nội) nói: “Số vụ bị xử phạt rất lớn, nhưng chưa hết được số vụ vi phạm trên thực tế”.
Về số tiền xử phạt, ông Giáp thông tin, Bộ Tài chính vừa ban hành thông tư 173, sửa đổi thông tư 89, từ 1/12 tới đây, tổng số tiền phạt sẽ được nộp vào ngân sách và các lực lượng sẽ được chi trên cơ sở lập dự toán theo các hạng mục chi.
“Trước đây thông tư 89 quy định dành bao nhiêu % cho cảnh sát, thanh tra, giờ mục này đã bị bãi bỏ. Các khoản chi cho công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông tới đây sẽ phải lập dự toán như khoản chi theo ngân sách”, ông Giáp nhấn mạnh.
Chiều 26/11, tại buổi giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức, ông Nguyễn Xuân Tân, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, trong 11 tháng qua, đã xảy ra 1.978 vụ tai nạn giao thông làm 562 người chết và 1.666 người bị thương.
So với cùng kỳ năm 2012 số vụ đã giảm 75 vụ (3,7%), số người chết giảm 38 người (6,3%); giảm 49 người bị thương (2,9%). Cùng với đó, trong 11 tháng có hơn 21.000 phương tiện đăng ký mới trong đó ô tô là 16.884 xe, giảm 1.411 xe (giảm 7,7%); xe máy là 199.166 xe, giảm 11.867 xe (5,6%). Như vậy, tổng số phương tiện quản lý trên địa bàn Hà Nội hiện là 5.128.907 phương tiện.
Ông Nguyễn Xuân Tân, Phó Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội (Ảnh: Internet) |
Như vậy, trong 12 giải pháp mà Viện Chiến lược và phát triển giao thông vận tải (Bộ Giao thông vận tải) đưa ra, Hà Nội chỉ chọn 2 giải pháp trên.
Gói 12 giải pháp mà Viện Chiến lược và phát triển giao thông vận tải đưa ra bao gồm: Phát triển không gian đi bộ; đổi giờ học tập, kinh doanh, làm việc; di dời các nhà máy, cơ sở sản xuất, bến cảng ra khỏi nội đô; xây dựng các trung tâm quản lý điều hành giao thông đô thị.
Bên cạnh đó, xây dựng hệ thống bản đồ số trực tuyến giám sát hoạt động vận tải hành khách công cộng; đầu tư, lắp đặt hệ thống camera theo dõi giao thông, hệ thống thông tin bằng bảng điện tử thông báo về tình hình giao thông trên một số trục giao thông chính; triển khai đề án thu phí phương tiện lưu thông vào trung tâm thành phố.
Song song với đó, triển khai đề án chuyển đổi phí trông giữ xe tại khu vực trung tâm các đô thị loại đặc biệt thành giá dịch vụ trông giữ phương tiện. Lập quy hoạch phát triển vận tải hành khách công cộng; ban hành chính sách trợ giá và xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật cho hoạt động vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.
Cuối cùng là giải pháp phát triển xe ô tô điện tại các khu du lịch, di tích lịch sử khu vực trung tâm các thành phó và kiểm soát tiêu chuẩn khí thải đối với các loại phương tiện cơ giới tham gia giao thông tại các thành phố.
11 tháng: Phạt 235 tỷ đồng
Đáng chú ý, theo báo cáo của Sở này, trong 11 tháng lực lượng Cảnh sát giao thông, công an thành phố đã kiểm tra, xử lý gần 700.000 trường hợp vi phạm với số tiền là gần 235 tỷ đồng. So với cùng kỳ năm 2012 số trường hợp vi phạm đã giảm 31,6%.
Sở GTVT cho rằng Hà Nội nên phát triển các tuyến phố đi bộ (Ảnh minh họa: Internet) |
Bình luận về những con số trên, ông Nguyễn Hoàng Giáp, Chánh Thanh tra Giao thông vận tải (Sở Giao thông vận tải Hà Nội) nói: “Số vụ bị xử phạt rất lớn, nhưng chưa hết được số vụ vi phạm trên thực tế”.
Về số tiền xử phạt, ông Giáp thông tin, Bộ Tài chính vừa ban hành thông tư 173, sửa đổi thông tư 89, từ 1/12 tới đây, tổng số tiền phạt sẽ được nộp vào ngân sách và các lực lượng sẽ được chi trên cơ sở lập dự toán theo các hạng mục chi.
“Trước đây thông tư 89 quy định dành bao nhiêu % cho cảnh sát, thanh tra, giờ mục này đã bị bãi bỏ. Các khoản chi cho công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông tới đây sẽ phải lập dự toán như khoản chi theo ngân sách”, ông Giáp nhấn mạnh.
Minh Quân
Bình luận