(VTC News) – Hàng chục lá đơn khiếu nại, cầu cứu từ công dân trong 9 năm ròng rã nhưng cho đến nay vẫn chưa được chính quyền giải quyết thấu đáo, triệt để.
Vừa qua, 73 hộ dân, từ số nhà 402 đến 580 đường Khuất Duy Tiến (nay đã bị phá dỡ toàn bộ chỉ còn lại móng nhà) tiếp tục có đơn thư gửi các cấp chính quyền địa phương quận Thanh Xuân và TP. Hà Nội về việc giải phóng mặt bằng và đền bù trong quá trình thi công đường vành đài 3.
Đơn thư của những hộ dân thuộc tổ 2 phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân cho biết, để góp phần thành công vào hội nghị Apec Việt Nam năm 2006 các hộ dân cư đã bàn giao mặt bằng làm đường vành đai 3 trước tiến độ quy định (ngày 15/5/2006).
Sau khi làm đường vành đai 3, phần nhà, đất còn lại của mỗi hộ dân hầu hết đều là nhà hai, ba tầng, hoặc nhà cấp 4 bị cắt xén, diện tích vuông vắn đến vài chục m2. Có hộ diện tích hơn 60m2, chiều ngang mặt tiền tối thiểu cũng đều hơn 3m. Diện tích nhà, đất còn lại của các hộ dân có giấy tờ hợp lệ nhưng khi làm đơn gửi UBND phường Nhân Chính và UBND quận Thanh Xuân để xin chỉnh trang lại nhà thì không được chấp thuận.
Ngày 3/10/2006, nhà đất của một số hộ dân trong khu vực trên đã bị cơ quan chức năng cưỡng chế, phá dỡ không tuân thủ quy định của pháp luật. Từ đó đến nay, người dân liên tục làm đơn khiếu nại về vụ việc này đến các cấp có thẩm quyền và chỉ nhận được câu trả lời là đang chờ giải quyết theo quy định của pháp luật.
Trong thời gian này, nhiều người dân tại khu vực trên đã phải liên tục thay phiên nhau trực để canh giữ đất.
Đêm 23/1/2015, lợi dụng đêm tối giá rét, có chiếc máy đào được thuê đến phá tài sản, vốn là nền móng nhà cũ của các hộ dân tại đây. Sự việc đã được báo lên công an phường Nhân Chính cùng lực lượng cảnh sát 113 công an quận Thanh Xuân để kịp thời để ngăn chặn. Tuy nhiên, đêm hôm đó khoảng 20 hộ về phía đường vào Nhà văn hóa quận Thanh Xuân đã bị các đối tượng lạ mặt đập phá hoàn toàn.
Các hộ dân cũng có đơn khiếu nại việc lãnh đạo quận Thanh Xuân đã thiếu trách nhiệm trong việc thu hồi nhà, đất của dân ở mặt đường Khuất Duy Tiến có diện tích trên 2000m2, từ số nhà 402 đến số 580, là phần đất còn lại sau khi giải phóng mặt bằng làm đường vành đai 3, làm tổn hại quyền và lợi ích hợp pháp của dân một cách nghiêm trọng.
Nội dung đơn cũng tố cáo UBND quận Thanh Xuân đã cưỡng chế phá dỡ nhà dân một cách thô bạo và tùy tiện, áp đặt phương án bồi thường vô lý, không minh bạch khi đưa ra một dự án không có thực, lấy cớ thu hồi đất của dân để tạo vỏ bọc cho các hoạt động khác.
UBND quận Thanh Xuân từ năm 2006 đến nay cũng không giải quyết đơn thư khiếu nại của nhân dân, đùn đẩy trách nhiệm, mặc dù đã có ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội về việc trả lời giải quyết đơn thư cho nhân dân.
Một lãnh đạo quận Thanh Xuân cũng đã hứa sẽ tổ chức đối thoại với dân vào ngày 10/10/2013, nhưng việc này đã không được thực hiện.
Chính vì việc quận Thanh Xuân không giải quyết đơn thư khiếu nại nhiều năm qua nên khu vực đất này không ít lần xảy ra tranh chấp.
Đỉnh điểm, ngày 13/3/2015, một nhân viên bảo vệ của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển nhà Hà Nội số 41 (Công ty 41) đã hành hung chị Nguyễn Thị Chanh, một người dân thuộc tổ 2 đang canh giữ đất, bị thương nghiêm trọng. Một số người dân gần đó đã kịp thời can thiệp, báo công an và đưa nghi phạm về trụ sở công an phường Nhân Chính để xử lý.
Mãi đến ngày 2/4/2015, UBND quận Thanh Xuân tổ chức tiếp công dân tổ 2 phường Nhân Chính để giải quyết vụ việc dưới sự chủ trì của ông Đặng Hồng Thái, Phó Chủ tịch UBND quận.
Tại buổi tiếp công dân, các lãnh đạo chính quyền địa phương đã nghe người dân trình bày vụ việc xảy ra từ 9 năm trước đến nay chưa được cấp nào giải quyết và yêu cầu trả lại đất cho nhân dân sử dụng, nếu có dự án phải công khai, minh bạch, đảm bảo thu hồi đất, đền bù, bồi thường đúng quy định của pháp luật.
Trong buổi tiếp dân, bà Nguyễn Thị Ngọc Thư, số nhà 540 đường Khuất Duy Tiến đặt câu hỏi: Tại sao khiếu kiện của nhân dân suốt 9 năm qua quận Thanh Xuân không giải quyết? Các đơn vị tiếp nhận đơn thư của công dân đã báo cáo với lãnh đạo quận chưa? Người dân tổ 2 thuộc khu vực bị cưỡng chế thu hồi đất ngày 3/10/2006 vô cùng bức xúc vì quyền lợi của họ bị xâm phạm nghiêm trọng.
Và những người đã thực hiện vụ cưỡng chế ngày hôm đó cần phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi xâm hại tài sản của các hộ dân tổ 2 phường Nhân Chính. Và cần phải công khai các dự án trong khu vực đất của các hộ dân nếu có.
Sau khi nghe ý kiến của các hộ dân, ông Đặng Hồng Thái, Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân cho biết: khu vực tổ 2 phường Nhân Chính thuộc ô đất 11.4, được thu hồi đất để thực hiện làm bãi đỗ xe theo quyết định giao đất của TP Hà Nội cho Công ty 41 thực hiện.
Ông Thái cũng chỉ đạo phòng Tài nguyên môi trường phối hợp với chủ đầu tư dự án bãi đỗ xe để công khai dự án và các văn bản pháp lý tại trụ sở UBND phường Nhân Chính, đồng thời phối hợp với UBND phường Nhân Chính xác định các hộ dân nằm trong khu đất dự án tại ô đất 11.4; giao Ban quản lý dự án quận Thanh Xuân kiểm tra xem xét lại các phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được duyệt cho các chủ sử dụng đất; giao Ban bồi thường GPMB quận tổng hợp kết quả thực hiện của các đơn vị, tham mưu đề xuất với quận để giải quyết vụ việc; ban tiếp công dân quận tham mưu bố trí lịch tiếp công dân của lãnh đạo quận với đại diện các hộ dân sau ngày 30/5/2015.
Sau cuộc họp tiếp công dân của quận Thanh Xuân ngày 2/4/2015, các hộ dân đã nhận được các văn bản pháp lý liên quan đến dự án “Cống hóa mương thoát nước kết hợp sử dụng mặt bằng làm bãi đỗ xe” do Công ty 41 thực hiện tại ô đất 11.4 ĐX tuyến đường Láng Hạ - Thanh Xuân, thuộc địa bàn phường Nhân Chính.
Tuy nhiên, ngay trong những hồ sơ, báo cáo của UBND quận Thanh Xuân với UBND TP Hà Nội về việc sử dụng, bàn giao đất cho dự án này còn nhiều thông tin không đúng với thực tế, khiến người dân càng thêm bức xúc.
Ngày 30/6/2015, UBND quận Thanh Xuân có văn bản số 742/UBND-BQLDA về công tác GPMB dự án Trung tâm Văn hóa TDTT và dự án Xây dựng công viên hồ điều hòa Nhân Chính gửi các hộ dân có khiếu nại trong các buổi tiếp công dân ngày 2/4/2015 và 18/6/2015. Tuy nhiên, các nội dung trả lời của UBND quận Thanh Xuân không nhận được sự đồng tình của các cư dân.
Nhiều người dân cho rằng, sau 9 năm nhà dân bị cưỡng chế, phá dỡ trái luật, các dự án trong khu vực đất của người dân đã bị “đánh lận con đen”, có nhiều điểm không đúng quy trình, thủ tục lập dự án và ra các quyết định thu hồi và giao đất của các cơ quan chức năng.
VTC News sẽ tiếp tục thông tin tới quý độc giả về vụ việc.
Đà Long
Vừa qua, 73 hộ dân, từ số nhà 402 đến 580 đường Khuất Duy Tiến (nay đã bị phá dỡ toàn bộ chỉ còn lại móng nhà) tiếp tục có đơn thư gửi các cấp chính quyền địa phương quận Thanh Xuân và TP. Hà Nội về việc giải phóng mặt bằng và đền bù trong quá trình thi công đường vành đài 3.
Đơn thư của những hộ dân thuộc tổ 2 phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân cho biết, để góp phần thành công vào hội nghị Apec Việt Nam năm 2006 các hộ dân cư đã bàn giao mặt bằng làm đường vành đai 3 trước tiến độ quy định (ngày 15/5/2006).
Người dân cho rằng cơ quan chức năng cưỡng chế không tuân thủ quy định pháp luật. |
Sau khi làm đường vành đai 3, phần nhà, đất còn lại của mỗi hộ dân hầu hết đều là nhà hai, ba tầng, hoặc nhà cấp 4 bị cắt xén, diện tích vuông vắn đến vài chục m2. Có hộ diện tích hơn 60m2, chiều ngang mặt tiền tối thiểu cũng đều hơn 3m. Diện tích nhà, đất còn lại của các hộ dân có giấy tờ hợp lệ nhưng khi làm đơn gửi UBND phường Nhân Chính và UBND quận Thanh Xuân để xin chỉnh trang lại nhà thì không được chấp thuận.
Ngày 3/10/2006, nhà đất của một số hộ dân trong khu vực trên đã bị cơ quan chức năng cưỡng chế, phá dỡ không tuân thủ quy định của pháp luật. Từ đó đến nay, người dân liên tục làm đơn khiếu nại về vụ việc này đến các cấp có thẩm quyền và chỉ nhận được câu trả lời là đang chờ giải quyết theo quy định của pháp luật.
Trong thời gian này, nhiều người dân tại khu vực trên đã phải liên tục thay phiên nhau trực để canh giữ đất.
Đêm 23/1/2015, lợi dụng đêm tối giá rét, có chiếc máy đào được thuê đến phá tài sản, vốn là nền móng nhà cũ của các hộ dân tại đây. Sự việc đã được báo lên công an phường Nhân Chính cùng lực lượng cảnh sát 113 công an quận Thanh Xuân để kịp thời để ngăn chặn. Tuy nhiên, đêm hôm đó khoảng 20 hộ về phía đường vào Nhà văn hóa quận Thanh Xuân đã bị các đối tượng lạ mặt đập phá hoàn toàn.
Các hộ dân cũng có đơn khiếu nại việc lãnh đạo quận Thanh Xuân đã thiếu trách nhiệm trong việc thu hồi nhà, đất của dân ở mặt đường Khuất Duy Tiến có diện tích trên 2000m2, từ số nhà 402 đến số 580, là phần đất còn lại sau khi giải phóng mặt bằng làm đường vành đai 3, làm tổn hại quyền và lợi ích hợp pháp của dân một cách nghiêm trọng.
Nội dung đơn cũng tố cáo UBND quận Thanh Xuân đã cưỡng chế phá dỡ nhà dân một cách thô bạo và tùy tiện, áp đặt phương án bồi thường vô lý, không minh bạch khi đưa ra một dự án không có thực, lấy cớ thu hồi đất của dân để tạo vỏ bọc cho các hoạt động khác.
Những garage ô tô mọc lên trên đường vành đai 3 sau khi đất của người dân bị thu hồi. |
UBND quận Thanh Xuân từ năm 2006 đến nay cũng không giải quyết đơn thư khiếu nại của nhân dân, đùn đẩy trách nhiệm, mặc dù đã có ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội về việc trả lời giải quyết đơn thư cho nhân dân.
Một lãnh đạo quận Thanh Xuân cũng đã hứa sẽ tổ chức đối thoại với dân vào ngày 10/10/2013, nhưng việc này đã không được thực hiện.
Chính vì việc quận Thanh Xuân không giải quyết đơn thư khiếu nại nhiều năm qua nên khu vực đất này không ít lần xảy ra tranh chấp.
Đỉnh điểm, ngày 13/3/2015, một nhân viên bảo vệ của Công ty cổ phần đầu tư và phát triển nhà Hà Nội số 41 (Công ty 41) đã hành hung chị Nguyễn Thị Chanh, một người dân thuộc tổ 2 đang canh giữ đất, bị thương nghiêm trọng. Một số người dân gần đó đã kịp thời can thiệp, báo công an và đưa nghi phạm về trụ sở công an phường Nhân Chính để xử lý.
Mãi đến ngày 2/4/2015, UBND quận Thanh Xuân tổ chức tiếp công dân tổ 2 phường Nhân Chính để giải quyết vụ việc dưới sự chủ trì của ông Đặng Hồng Thái, Phó Chủ tịch UBND quận.
Tại buổi tiếp công dân, các lãnh đạo chính quyền địa phương đã nghe người dân trình bày vụ việc xảy ra từ 9 năm trước đến nay chưa được cấp nào giải quyết và yêu cầu trả lại đất cho nhân dân sử dụng, nếu có dự án phải công khai, minh bạch, đảm bảo thu hồi đất, đền bù, bồi thường đúng quy định của pháp luật.
Trong buổi tiếp dân, bà Nguyễn Thị Ngọc Thư, số nhà 540 đường Khuất Duy Tiến đặt câu hỏi: Tại sao khiếu kiện của nhân dân suốt 9 năm qua quận Thanh Xuân không giải quyết? Các đơn vị tiếp nhận đơn thư của công dân đã báo cáo với lãnh đạo quận chưa? Người dân tổ 2 thuộc khu vực bị cưỡng chế thu hồi đất ngày 3/10/2006 vô cùng bức xúc vì quyền lợi của họ bị xâm phạm nghiêm trọng.
Và những người đã thực hiện vụ cưỡng chế ngày hôm đó cần phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi xâm hại tài sản của các hộ dân tổ 2 phường Nhân Chính. Và cần phải công khai các dự án trong khu vực đất của các hộ dân nếu có.
Sau khi nghe ý kiến của các hộ dân, ông Đặng Hồng Thái, Phó Chủ tịch UBND quận Thanh Xuân cho biết: khu vực tổ 2 phường Nhân Chính thuộc ô đất 11.4, được thu hồi đất để thực hiện làm bãi đỗ xe theo quyết định giao đất của TP Hà Nội cho Công ty 41 thực hiện.
Đã gần 10 năm qua, người dân gửi đơn thư khiếu nại nhưng không được giải quyết thỏa đáng. (Ảnh: Người dân cung cấp) |
Ông Thái cũng chỉ đạo phòng Tài nguyên môi trường phối hợp với chủ đầu tư dự án bãi đỗ xe để công khai dự án và các văn bản pháp lý tại trụ sở UBND phường Nhân Chính, đồng thời phối hợp với UBND phường Nhân Chính xác định các hộ dân nằm trong khu đất dự án tại ô đất 11.4; giao Ban quản lý dự án quận Thanh Xuân kiểm tra xem xét lại các phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được duyệt cho các chủ sử dụng đất; giao Ban bồi thường GPMB quận tổng hợp kết quả thực hiện của các đơn vị, tham mưu đề xuất với quận để giải quyết vụ việc; ban tiếp công dân quận tham mưu bố trí lịch tiếp công dân của lãnh đạo quận với đại diện các hộ dân sau ngày 30/5/2015.
Sau cuộc họp tiếp công dân của quận Thanh Xuân ngày 2/4/2015, các hộ dân đã nhận được các văn bản pháp lý liên quan đến dự án “Cống hóa mương thoát nước kết hợp sử dụng mặt bằng làm bãi đỗ xe” do Công ty 41 thực hiện tại ô đất 11.4 ĐX tuyến đường Láng Hạ - Thanh Xuân, thuộc địa bàn phường Nhân Chính.
Tuy nhiên, ngay trong những hồ sơ, báo cáo của UBND quận Thanh Xuân với UBND TP Hà Nội về việc sử dụng, bàn giao đất cho dự án này còn nhiều thông tin không đúng với thực tế, khiến người dân càng thêm bức xúc.
Ngày 30/6/2015, UBND quận Thanh Xuân có văn bản số 742/UBND-BQLDA về công tác GPMB dự án Trung tâm Văn hóa TDTT và dự án Xây dựng công viên hồ điều hòa Nhân Chính gửi các hộ dân có khiếu nại trong các buổi tiếp công dân ngày 2/4/2015 và 18/6/2015. Tuy nhiên, các nội dung trả lời của UBND quận Thanh Xuân không nhận được sự đồng tình của các cư dân.
Nhiều người dân cho rằng, sau 9 năm nhà dân bị cưỡng chế, phá dỡ trái luật, các dự án trong khu vực đất của người dân đã bị “đánh lận con đen”, có nhiều điểm không đúng quy trình, thủ tục lập dự án và ra các quyết định thu hồi và giao đất của các cơ quan chức năng.
VTC News sẽ tiếp tục thông tin tới quý độc giả về vụ việc.
Đà Long
Bình luận