Gửi tiết kiệm là việc cá nhân hoặc tổ chức gửi khoản tiền nhàn rỗi vào ngân hàng nhằm mục đích hưởng lãi định kỳ theo mức lãi suất được ngân hàng ấn định.
Khách hàng có thể gửi tiết kiệm trực tiếp tại quầy giao dịch hoặc gửi online trong khoảng thời gian nhất định. Đến hạn, người gửi được nhận một khoản tiền lãi theo mức lãi suất thỏa thuận ban đầu.
1 triệu đồng có gửi tiết kiệm được không?
Ở thời điểm hiện tại, chỉ với số vốn 1 triệu đồng, khách hàng vẫn có thể mở tài khoản tiết kiệm có kỳ hạn hoặc không có kỳ hạn tại hầu hết các ngân hàng ở Việt Nam. Đây được xem là giải pháp giúp mỗi cá nhân bắt đầu luyện tập thói quen tiết kiệm và quản lý chi tiêu hiệu quả.
Bằng cách trích một khoản tiền nhỏ gửi vào tài khoản tiết kiệm, khách hàng với thu nhập trung bình đã có thể tự tạo một quỹ dự phòng cho tương lai. Ngoài ra, người gửi còn nhận được một khoản tiền lãi nhất định tương ứng với số vốn tích lũy được.

Chỉ với số vốn 1 triệu đồng, khách hàng vẫn có thể mở tài khoản tiết kiệm. (Ảnh minh họa)
Gửi tiết kiệm 1 triệu lãi bao nhiêu?
Khi gửi tiết kiệm, tiền lãi sẽ phụ thuộc vào vào kỳ hạn gửi. Lãi suất tiết kiệm ngân hàng thường được hiểu là lãi suất %/năm. Công thức tính như sau:
Tiền lãi = Tiền gửi x Lãi suất(%/năm) x Số ngày gửi/365
Trong đó:
Tiền gửi: Là số tiền khách gửi tiết kiệm.
Lãi suất: Lãi suất của ngân hàng, có thể là không kỳ hạn, 1 tháng, 3 tháng hoặc 6 tháng,…
Số ngày gửi: Là số ngày thực tế đã gửi tiết kiệm, vì có thể sẽ có các trường hợp tất toán sớm hoặc muộn.
Ví dụ, khách hàng gửi 1 triệu với kỳ hạn 1 tháng (30 ngày) tại Techcombank, lãi suất 2,8%/năm, thì tiền lãi nhận được sẽ là:
1.000.000 X 2,8% X 30/365 = 2.301 VND
Nếu khách hàng gửi 1 triệu tại Vietcombank, kỳ hạn 6 tháng (181 ngày) với lãi suất 2,9%/năm thì tiền lãi nhận được là:
1.000.000 X 2,9% X 181/365 = 14.380,8 VND
Tương tự, số tiền lãi nhận được sẽ cao hơn nếu mức lãi suất cao hơn và kỳ hạn gửi dài hơn.
Nên gửi tiết kiệm 1 triệu đồng hình thức nào?
Với 1 triệu đồng, khách hàng có thể gửi tiết kiệm online hoặc gửi tiết kiệm có kỳ hạn tại quầy.
Gửi tiết kiệm có kỳ hạn là hình thức tiết kiệm trong một khoảng thời gian nhất định. Tùy theo nhu cầu của mình, khách hàng có thể chọn kỳ hạn theo tháng hoặc theo năm. Kỳ hạn càng dài thì mức lãi suất càng cao.
Gửi tiết kiệm online là hình thức mở sổ tiết kiệm và thực hiện mọi thao tác như kiểm tra thông tin lãi suất, gửi tiền, tất toán, tái tục...trên thiết bị điện tử có kết nối Internet.
Bình luận (37)
Tôi nhận xét là tăng lương tốt nhưng không làm tăng chất lượng giáo dục và giảm tình trạng ép người học đi học thêm. Tôi thấy cấm được hút thuốc nơi công cộng...người dân bình thường mà còn làm được huống chi là tri thức, là người nêu gương. Dạy thêm không đảm bảo sức khoẻ hs từ cấp 1- cấp 3. Về bàn ghế, ánh sáng, kiệt sức của hs. Dạy thêm là gv làm giàu nên luôn tìm cách đối phó. Phụ huynh đa phần không muốn con bị thua bạn. Nên chia lớp giảm số lượng hs thì chất lượng cao không dạy thêm, gv thiếu thì thừa giờ( đó là cách tăng thu nhập ). Nhà trường quản lý, tốt hơn sự tự phát của gv bên ngoài. Tôi mong thay đổi sớm.
Sao đại biểu không làm rõ học sinh có tới 80% phải đi học thêm thì chất lượng giáo dục có phải là kém không? Hay là do bớt thời gian, bớt nội dung dạy qua loa để ép đi học thêm.
Chỉ tiêu về chất lượng ngành giáo dục đưa ra là thế nào? HS đạt tỷ lệ khá giỏi là bao nhiêu. Có buộc học sinh đi học thêm 80% hay không?
Có nâng vẫn cứ dạy thêm
Dạy thêm quá nhiều khiến các con mệt mỏi. Không theo không được. Ngày hocn 3-4 ca ai chịu được, không học thì kém các bạn mà theo thì quá mệt mỏi. Đề nghị ban hành luật cấm luôn như quy định của pháp luật để cấm vấn nạn này. Lòng tham con người vô đáy.
Nâng lương thì cũng sẽ dạy thêm bình thường. Vì lợi nhuận của việc dạy thêm quá khủng.
Có phải thầy cô nào cũng dạy thêm đâu, các thầy cô dạy môn phụ có dạy ko tiền cũng chẳng học sinh nào học thêm. Vậy cứ nói dạy thêm tăng thu nhập thì những thầy cô dạy môn phụ thu nhập thêm cái gì, họ chỉ có cách tiêu hạn chế ăn tiết kiệm, ít giao lưu thôi.
Nâng lương mà chương trình hàn lâm, khó hiểu thì hs vẫn cứ đi học thêm để hiểu bài ...để khỏi bị gọi là " ngu" ....để đối phó với con điểm và bịnh THÀNH TÍCH. Không tin....cứ thử xem 😁