Anh hùng Lao động, Thầy thuốc nhân dân, Giáo sư Nguyễn Thiện Thành khi còn làm việc thường được người dân Nam Bộ gọi bằng cái tên trìu mến là Ba Nhân.
Trọn cuộc đời Giáo sư Nguyễn Thiện Thành luôn tâm huyết với sự nghiệp y học để phục vụ nhân dân. Sinh ngày 30/9/1919 tại huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh, từ nhỏ, chàng trai Nguyễn Thiện Thành quyết tâm đi theo ngành y để có thể cứu giúp được nhiều người bị ốm đau, bệnh tật.
Tốt nghiệp ngành y khoa, năm 1944, ông nhận công tác tại Bệnh viện Bạch Mai. Khi cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ nổ ra, với tư cách là một người con của miền Nam, ông hăng hái xung phong trở về quê hương tham gia kháng chiến.
Người bác sĩ trẻ trở thành Bộ đội Cụ Hồ. Trên mặt trận mới, ông được giao nhiệm vụ phụ trách quân y. Rồi ông học được phương pháp chữa bệnh Phi-la-tốp (Filatov) tạo nên một tiếng vang của ngành y tế kháng chiến.
Ngày 7/11/1951, phương pháp Phi-la-tốp chính thức được sử dụng và điều trị tại chiến trường miền Tây Nam Bộ đem lại những kết quả hết sức khả quan, làm cho người bệnh phấn khởi, thầy thuốc vui mừng, nhân dân tin tưởng. Dù được nhiều cơ hội du học, nghiên cứu sinh ở nước ngoài, Giáo sư Nguyễn Thiện Thành vẫn một lòng chăm sóc sức khỏe của thương binh, bệnh binh, đồng bào, đồng chí ở miền Nam ruột thịt còn chìm trong khói lửa chiến tranh...
Miền Nam hoàn toàn giải phóng, Giáo sư Nguyễn Thiện Thành làm Chủ tịch Hội đồng sức khỏe Trung ương, kiêm Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất (đổi phiên hiệu từ Viện Quân y K71).
Năm 1979, ông và bà chuyển ngành. Lúc đó, ông là Đại tá, còn bà là Thượng úy. Năm 1986, ông được giao nhiệm vụ Chủ nhiệm Bộ môn Tích tuổi học (Lão khoa) của Trường Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh.
Ông phụ trách xây dựng chương trình giảng dạy, giáo án, giáo trình cho bộ môn này. Năm 1989, ông nghỉ hưu nhưng vẫn tập trung sức lực, trí tuệ nghiên cứu chuyên sâu lĩnh vực tích tuổi học.
Lúc này, Bộ Y tế thành lập Trung tâm Tích tuổi học tại TP Hồ Chí Minh, ông được Bộ Y tế cử làm Giám đốc Trung tâm, có điều kiện tham gia điều trị những trường hợp khó, phức tạp. Giai đoạn 1965-1990, ông đã viết 32 tác phẩm y học có giá trị.
95 mùa thu, Giáo sư Nguyễn Thiện Thành để lại cho đời sau kho tàng vô giá về y học, y đức và giáo dục. Suốt cuộc đời và sự nghiệp của mình, bằng trí tuệ và tình yêu thương con người, bằng tấm lòng hết mực phục vụ nhân dân, Giáo sư Nguyễn Thiện Thành đã nêu một tấm gương sáng về tài năng, đức độ cho thế hệ hôm nay và mai sau.
Tên ấy cũng xuất phát từ bí danh của ông là Nguyễn Minh Nhân và Nguyễn Trà Vinh trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ tại chiến trường Nam Bộ.
Mới đây, tôi may mắn có dịp gặp Giáo sư Nguyễn Thiện Thành. Hôm ấy, ông bà đã dành cho tôi một cuộc trò chuyện thú vị, để rồi qua những lời kể, chân dung một con người cách mạng không những tài giỏi về trình độ y học mà còn giàu y đức khiến tôi nhớ mãi.
Giáo sư Nguyễn Thiện Thành và phu nhân. |
Tốt nghiệp ngành y khoa, năm 1944, ông nhận công tác tại Bệnh viện Bạch Mai. Khi cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam Bộ nổ ra, với tư cách là một người con của miền Nam, ông hăng hái xung phong trở về quê hương tham gia kháng chiến.
Người bác sĩ trẻ trở thành Bộ đội Cụ Hồ. Trên mặt trận mới, ông được giao nhiệm vụ phụ trách quân y. Rồi ông học được phương pháp chữa bệnh Phi-la-tốp (Filatov) tạo nên một tiếng vang của ngành y tế kháng chiến.
Ngày 7/11/1951, phương pháp Phi-la-tốp chính thức được sử dụng và điều trị tại chiến trường miền Tây Nam Bộ đem lại những kết quả hết sức khả quan, làm cho người bệnh phấn khởi, thầy thuốc vui mừng, nhân dân tin tưởng. Dù được nhiều cơ hội du học, nghiên cứu sinh ở nước ngoài, Giáo sư Nguyễn Thiện Thành vẫn một lòng chăm sóc sức khỏe của thương binh, bệnh binh, đồng bào, đồng chí ở miền Nam ruột thịt còn chìm trong khói lửa chiến tranh...
Miền Nam hoàn toàn giải phóng, Giáo sư Nguyễn Thiện Thành làm Chủ tịch Hội đồng sức khỏe Trung ương, kiêm Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất (đổi phiên hiệu từ Viện Quân y K71).
Năm 1979, ông và bà chuyển ngành. Lúc đó, ông là Đại tá, còn bà là Thượng úy. Năm 1986, ông được giao nhiệm vụ Chủ nhiệm Bộ môn Tích tuổi học (Lão khoa) của Trường Đại học Y dược TP Hồ Chí Minh.
Ông phụ trách xây dựng chương trình giảng dạy, giáo án, giáo trình cho bộ môn này. Năm 1989, ông nghỉ hưu nhưng vẫn tập trung sức lực, trí tuệ nghiên cứu chuyên sâu lĩnh vực tích tuổi học.
Lúc này, Bộ Y tế thành lập Trung tâm Tích tuổi học tại TP Hồ Chí Minh, ông được Bộ Y tế cử làm Giám đốc Trung tâm, có điều kiện tham gia điều trị những trường hợp khó, phức tạp. Giai đoạn 1965-1990, ông đã viết 32 tác phẩm y học có giá trị.
95 mùa thu, Giáo sư Nguyễn Thiện Thành để lại cho đời sau kho tàng vô giá về y học, y đức và giáo dục. Suốt cuộc đời và sự nghiệp của mình, bằng trí tuệ và tình yêu thương con người, bằng tấm lòng hết mực phục vụ nhân dân, Giáo sư Nguyễn Thiện Thành đã nêu một tấm gương sáng về tài năng, đức độ cho thế hệ hôm nay và mai sau.
Theo Quân đội Nhân dân
Bình luận