Trong buổi thảo luận nhân hai năm hoạt động của Viện Nghiên cứu Cao cấp về Toán, GS Ngô Bảo Châu khẳng định vai trò của Viện là “phụng sự khoa học, phụng sự đất nước bằng nâng cao trình độ nghiên cứu toán học”.
Theo GS Đàm Thanh Sơn, Viện hoàn toàn đáp ứng được không chỉ nhu cầu phát triển của ngành toán mà còn trở thành đầu tàu chỉ ra con đường để cho các ngành khác phát triển.
Nhưng GS Đàm Thanh Sơn băn khoăn: “Tôi nghe Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Trần Quang Quý đề nghị viện nên xác định mũi nhọn theo lĩnh vực toán học mà Việt Nam có thể đạt đẳng cấp cao tầm quốc tế. Tôi không hiểu ý này nghĩa là như thế nào?”.
GS Ngô Bảo Châu bày tỏ: “Quan điểm của tôi là của một nhà khoa học, không phải nhà quản lý. Tôi nghĩ rằng lãnh đạo Viện không quy định được cái gì sẽ là mũi nhọn. Chúng ta nhìn thấy một nhóm làm việc trẻ, xuất sắc thì ủng hộ chứ tôi không tin viện có thể ra kế hoạch phát triển cái này hay cái kia. Cần phải nhìn vào thực tế con người”.
GS Ngô Bảo Châu cũng nhận xét, từ phát biểu của ông Nguyễn Thành Nam và ông Trần Quang Quý cho thấy, có một khoảng cách lớn giữa tư duy nhà quản lý, doanh nhân, nhà toán học.
GS Ngô Bảo Châu nói ông không đồng ý việc áp đặt quan điểm của nhà quản lý, doanh nhân cho nhà khoa học. Nhà nước thì đưa ra những nghị quyết, mục tiêu, và những tiêu chí đánh giá đã được số hóa. Doanh nhân thì muốn trả tiền để nhà khoa học làm việc cho mình.
“Tôi rất tiếc, đó không phải là cách các nhà khoa học hoạt động, không phải là cách mà khoa học phát triển từ lúc hình thành đến bây giờ.
Khoa học chưa bao giờ phát triển qua những hợp đồng giao việc cụ thể và được trả tiền. Khoa học phát triển chủ yếu từ nội lực khoa học. Hôm trước trong hội thảo ở Quy Nhơn, GS Sheldon Glashow phát biểu rất hay về nghiên cứu khoa học thuần túy. Ông đưa ra một định nghĩa rất đơn giản: khoa học phát triển bằng sự tò mò”, GS Ngô Bảo Châu nói.
Phụng sự đất nước và khoa học
Theo GS Ngô Bảo Châu, để làm được toán ứng dụng một cách thực chất là rất khó. Cái mà các nhà khoa học cần phải nhận thức rõ là những khó khăn, trở ngại cho việc triển khai toán ứng dụng ở Việt Nam.
“Tuy chúng ta chưa đưa ra được câu trả lời thật thuyết phục việc triển khai toán học ứng dụng ở Việt Nam như thế nào nhưng tôi nghĩ câu hỏi đã được mở ra”, GS Ngô Bảo Châu nói.
Về tương lai phát triển của Viện NCCC về Toán, GS Phùng Hồ Hải, Phó Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam cho rằng, nếu chỉ bó khuôn trong các nhóm nghiên cứu trong nước thì hạn chế tầm phát triển của Viện. GS Ngô Bảo Châu cho rằng không nên đặt câu hỏi “ưu tiên tính quốc gia hay ưu tiên khoa học”.
Mong Viện Toán thành đầu tàu
GS Đàm Thanh Sơn, ĐH Chicago (Mỹ) - Ủy viên Hội đồng Khoa học Viện NCCC về Toán - cho biết, từ khi Viện ra đời, ông và giới khoa học rất kỳ vọng vào sự ảnh hưởng của viện tới nghiên cứu khoa học cơ bản nước nhà.
GS Ngô Bảo Châu (giữa) tại buổi thảo luận. |
Nhưng GS Đàm Thanh Sơn băn khoăn: “Tôi nghe Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Trần Quang Quý đề nghị viện nên xác định mũi nhọn theo lĩnh vực toán học mà Việt Nam có thể đạt đẳng cấp cao tầm quốc tế. Tôi không hiểu ý này nghĩa là như thế nào?”.
GS Ngô Bảo Châu bày tỏ: “Quan điểm của tôi là của một nhà khoa học, không phải nhà quản lý. Tôi nghĩ rằng lãnh đạo Viện không quy định được cái gì sẽ là mũi nhọn. Chúng ta nhìn thấy một nhóm làm việc trẻ, xuất sắc thì ủng hộ chứ tôi không tin viện có thể ra kế hoạch phát triển cái này hay cái kia. Cần phải nhìn vào thực tế con người”.
|
GS Ngô Bảo Châu nói ông không đồng ý việc áp đặt quan điểm của nhà quản lý, doanh nhân cho nhà khoa học. Nhà nước thì đưa ra những nghị quyết, mục tiêu, và những tiêu chí đánh giá đã được số hóa. Doanh nhân thì muốn trả tiền để nhà khoa học làm việc cho mình.
“Tôi rất tiếc, đó không phải là cách các nhà khoa học hoạt động, không phải là cách mà khoa học phát triển từ lúc hình thành đến bây giờ.
Khoa học chưa bao giờ phát triển qua những hợp đồng giao việc cụ thể và được trả tiền. Khoa học phát triển chủ yếu từ nội lực khoa học. Hôm trước trong hội thảo ở Quy Nhơn, GS Sheldon Glashow phát biểu rất hay về nghiên cứu khoa học thuần túy. Ông đưa ra một định nghĩa rất đơn giản: khoa học phát triển bằng sự tò mò”, GS Ngô Bảo Châu nói.
Phụng sự đất nước và khoa học
Theo GS Ngô Bảo Châu, để làm được toán ứng dụng một cách thực chất là rất khó. Cái mà các nhà khoa học cần phải nhận thức rõ là những khó khăn, trở ngại cho việc triển khai toán ứng dụng ở Việt Nam.
“Tuy chúng ta chưa đưa ra được câu trả lời thật thuyết phục việc triển khai toán học ứng dụng ở Việt Nam như thế nào nhưng tôi nghĩ câu hỏi đã được mở ra”, GS Ngô Bảo Châu nói.
Về tương lai phát triển của Viện NCCC về Toán, GS Phùng Hồ Hải, Phó Viện trưởng Viện Toán học Việt Nam cho rằng, nếu chỉ bó khuôn trong các nhóm nghiên cứu trong nước thì hạn chế tầm phát triển của Viện. GS Ngô Bảo Châu cho rằng không nên đặt câu hỏi “ưu tiên tính quốc gia hay ưu tiên khoa học”.
Theo Quý Hiên/ Tiền Phong
Bình luận