Sáng 23/9, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận đã giải trình trước Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội về việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2015.
Kết luận phiên giải trình của Bộ GD-ĐT, GS Đào Trọng Thi – Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng Quốc hội cho rằng Bộ cần làm rõ cần thiết và tính hợp lý của tổ chức kỳ thi THPT quốc gia; Cần phải làm rõ 2 loại cụm thi do đại học chủ trì và địa phương chủ trì; việc xét công nhận tốt nghiệp và đăng ký tuyển sinh ĐH.
Một số đại biểu đã băn khoăn về tính quốc gia, tính bắt buộc vì kỳ thi này. Bộ trưởng Phạm Vũ Luận giải thích kỳ thi quốc gia chỉ bắt buộc đối với tốt nghiệp phổ thông, còn không bắt buộc với tuyển sinh đại học.
Việc tuyển sinh ĐH đã được tự chủ, có thể sử dụng, có thể không sử dụng, mà tổ chức theo phương án tuyển sinh riêng của từng trường.
“Giả sử thiên về mục đích nào, nếu thiên về mục đích tốt nghiệp phổ thông thì đạt yêu cầu, vì bản thân nó là kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia, nhưng kết quả có đáng tin cậy để xét tuyểt sinh đại học hay không, thì còn băn khoăn.
Nhưng nếu nghiêng quá nhiều để xét tuyển sinh thì rất có thể mục tiêu tốt nghiệp không đảm bảo”, GS Đào Trọng Thi nêu ý kiến.
GS Đào Trọng Thi cho rằng chọn cụm thi do đại học chủ trì là giải pháp mạnh, nếu làm tốt thì sẽ rất hiệu quả, phát huy được ưu điểm tính nghiêm túc của kỳ thi tốt nghiệp so với trước đây, nhưng phải tính toán, có lộ trình, để không gây sốc cho xã hội.
“Tôi băn khoăn sự công bằng giữa 2 loại các cụm thi đại học và địa phương tổ chức. Trong tương lai phải sử dụng triệt để cụm thi do đại học tổ chức khi mà chúng ta còn đăng băn khoăn tổ chức thi, chấm thi chưa nghiêm túc, thì giải pháp này là ưu thế hơn cả”, GS Đào Trọng Thi nêu quan điểm.
Đối với cụm thi địa phương, lúc đầu Bộ GD-ĐT có giải thích các thí sinh không có nhu cầu vào đại học thì có thể thi ở đây, sau đó có thông tin thêm một số trường đại học tuyển sinh riêng vẫn có thể lựa chọn các thí sinh này.
Như vậy, việc tổ chức này sẽ xuất hiện sự bất cập đó là tính nghiêm túc là không đồng đều, kỳ thi cụm địa phương và đại học chắc chắn là khác nhau.
GS Đào Trọng Thi nói: “Thực tế nếu không khác nhau thì không cần phân ra 2 loại cụm thi, nếu địa phương làm tốt thì giao hết về địa phương”.
Nếu Bộ GD-ĐT không tạo mặt bằng chung về kết quả thì thí sinh thi ở cụm đại học sẽ kém hơn ở cụm địa phương.
Nếu 2 loại thí sinh này cùng sử dụng kết quả xét tốt nghiệp thì rõ ràng không công bằng giữa các thí sinh.
GS Đào Trọng Thi cũng gợi ý cụm thi địa phương chỉ áp dụng cho đối tượng vùng miền núi, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn, chứ không thể mở rộng cả nước. Mặt khác, những thí sinh này thì cũng thi luôn tại trường, không cần thiết phải lập cụm thi địa phương.
“Thay vì bắt các cháu đi 300 km để dự thi như trước giờ bắt các cháu đi 150 km thì cũng không nên”, GS Thi nhấn mạnh.
Đối với những thí sinh có nguyện vọng vào đại học, cao đẳng thì bắt buộc phải dự thi theo cụm do các trường đại học lớn tổ chức.
Phạm Thịnh
GS Đào Trọng Thi cho rằng Bộ GD-ĐT phải làm rõ tính chất của 2 cụm thi để dư luận xã hội hiểu (Ảnh: Phạm Thịnh) |
Một số đại biểu đã băn khoăn về tính quốc gia, tính bắt buộc vì kỳ thi này. Bộ trưởng Phạm Vũ Luận giải thích kỳ thi quốc gia chỉ bắt buộc đối với tốt nghiệp phổ thông, còn không bắt buộc với tuyển sinh đại học.
Việc tuyển sinh ĐH đã được tự chủ, có thể sử dụng, có thể không sử dụng, mà tổ chức theo phương án tuyển sinh riêng của từng trường.
“Giả sử thiên về mục đích nào, nếu thiên về mục đích tốt nghiệp phổ thông thì đạt yêu cầu, vì bản thân nó là kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia, nhưng kết quả có đáng tin cậy để xét tuyểt sinh đại học hay không, thì còn băn khoăn.
Nhưng nếu nghiêng quá nhiều để xét tuyển sinh thì rất có thể mục tiêu tốt nghiệp không đảm bảo”, GS Đào Trọng Thi nêu ý kiến.
GS Đào Trọng Thi cho rằng chọn cụm thi do đại học chủ trì là giải pháp mạnh, nếu làm tốt thì sẽ rất hiệu quả, phát huy được ưu điểm tính nghiêm túc của kỳ thi tốt nghiệp so với trước đây, nhưng phải tính toán, có lộ trình, để không gây sốc cho xã hội.
“Tôi băn khoăn sự công bằng giữa 2 loại các cụm thi đại học và địa phương tổ chức. Trong tương lai phải sử dụng triệt để cụm thi do đại học tổ chức khi mà chúng ta còn đăng băn khoăn tổ chức thi, chấm thi chưa nghiêm túc, thì giải pháp này là ưu thế hơn cả”, GS Đào Trọng Thi nêu quan điểm.
Như vậy, việc tổ chức này sẽ xuất hiện sự bất cập đó là tính nghiêm túc là không đồng đều, kỳ thi cụm địa phương và đại học chắc chắn là khác nhau.
GS Đào Trọng Thi nói: “Thực tế nếu không khác nhau thì không cần phân ra 2 loại cụm thi, nếu địa phương làm tốt thì giao hết về địa phương”.
Nếu Bộ GD-ĐT không tạo mặt bằng chung về kết quả thì thí sinh thi ở cụm đại học sẽ kém hơn ở cụm địa phương.
Nếu 2 loại thí sinh này cùng sử dụng kết quả xét tốt nghiệp thì rõ ràng không công bằng giữa các thí sinh.
GS Đào Trọng Thi cũng gợi ý cụm thi địa phương chỉ áp dụng cho đối tượng vùng miền núi, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn, chứ không thể mở rộng cả nước. Mặt khác, những thí sinh này thì cũng thi luôn tại trường, không cần thiết phải lập cụm thi địa phương.
“Thay vì bắt các cháu đi 300 km để dự thi như trước giờ bắt các cháu đi 150 km thì cũng không nên”, GS Thi nhấn mạnh.
Đối với những thí sinh có nguyện vọng vào đại học, cao đẳng thì bắt buộc phải dự thi theo cụm do các trường đại học lớn tổ chức.
Phạm Thịnh
Bình luận