Đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn TP.HCM:
Thầy Phan Thế Hoài THPT (Bình Hưng Hoà, TP.HCM) gợi ý đáp án tham khảo:
Câu 1.
a. Phép liên kết lặp từ ngữ “thách thức”.
b. Tuổi trẻ cần tích cực tham gia vao các hoạt động tình nguyện để thách thức bản thân trước những thách thức của cuộc sống nhằm thay đổi chính mình và thay đổi cuộc đời nhiều người.
c. Điểm chung: Tuổi trẻ hãy làm những việc có ích cho cộng đồng. Khác nhau: Văn bản 1, bản thân hãy tham gia vào những hoạt động chung của cộng đồng. Văn bản 2, bản thân hãy làm những hành động nhỏ nhất từ cách suy nghĩ và hành xử của bản thân.
d. Học sinh có thể đồng tình, không đồng tình hoặc kết hợp cả hai nhưng cần lí giải hợp lí, phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
Câu 2. Gợi ý chọn cách ứng xử của cây số 3 và bàn luận hãy khẳng định giá trị của bản thân.
Mở bài: Giới thiệu câu chuyện, dẫn dắt cách ứng xử của cây số 3 và bàn luận việc khẳng định giá trị bản thân.
Thân bài:
- Giải thích: Giá trị của bản thân chính là ý nghĩa của sự tồn tại của mỗi con người, là nội lực riêng trong mỗi con người. Đó là yếu tố để mỗi người khẳng định được ví trí trong cuộc đời.
- Phân tích, chứng minh:
+ Giá trị của bản thân là ưu điểm, điểm mạnh vượt trội của mỗi người so với những người khác khiến mình có một cá tính riêng, dấu ấn riêng không trộn lẫn với đám đông.
+ Ai cũng có những ưu khuyết điểm riêng, không mạnh về mặt này sẽ mạnh về mặt kia, bởi vậy mỗi người lại có giá trị khác nhau, không thể đem so sánh giữa người này với người khác.
+ Giá trị của bản thân không đơn thuần là điểm mạnh của bản thân mà còn là sự đóng góp, là vai trò của mỗi người với mọi người xung quanh.
+ Giá trị của mỗi con người luôn được soi chiếu trên những trục giá trị chung của nhân loại, mà trong đó trục giá trị mang ý nghĩa quyết định chính là nhân cách. Nghĩa là điều kiện tiên quyết để khẳng định giá trị là bạn phải sống đúng với nghĩa một con người (biết yêu thương, chia sẻ, nỗ lực, luôn hướng đến cái đẹp, cái thiện, ...)
- Ý nghĩa của giá trị bản thân:
+ Biết được giá trị bản thân sẽ biết được điểm mạnh để phát huy, điểm yếu để hạn chế, như vậy sẽ đạt nhiều thành công trong cuộc sống.
+ Mỗi người đều có giá trị của riêng mình, nhiều người trong xã hội cùng hòa vào sẽ tạo ra giá trị cuộc sống, xã hội ngày càng phát triển.
(Nêu dẫn chứng minh họa)
- Bình luận:
+ Giá trị đó dù lớn lao hay nhỏ bé cũng cần được tôn trọng. Nếu bản thân mỗi người không biết cách trau dồi để tự tạo ra giá trị cho mình thì cuộc sống không còn có ý nghĩa, chỉ là sự tồn tại trên cuộc đời.
+ Có những người vốn có nội lực nhưng không tự nhận thức được giá trị của mình, thiếu tự tin về bản thân, sống không có quan điểm riêng, nên đánh mất nhiều cơ hội.
+ Giá trị bản thân mỗi người không phụ thuộc vào địa vị hay tiền bạc họ có trong tay mà phụ thuộc vào sự nỗ lực của mỗi người trong cuộc sống.
Kết bài: Từ câu chuyện và cách ứng xử của cây số 3, học sinh rút ra bài học nhận thức và hành động.
Câu 3 (Đề 1). Cảm nhận tình cha con trong tác phẩm Chiếc lược ngà của Nguyễn Qang Sáng. Liên hệ với thực tế cuộc sống hoặc một tác phẩm khác viết về đề tài gia đình để thấy được sức mạnh của tình cảm gia đình.
Mở bài:
- Nguyễn Quang Sáng (1932-2014),ông tham gia kháng chiến và giữ nhiều trọng trách quan trọng.Cuộc đời nhà văn trải qua biết bao nhiêu năm tháng kháng chiến của cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.
- “Chiếc lược ngà” sáng tác năm 1966 ngợi ca tình cha con, trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh. Đặc biệt, nhân vật ông Sáu trong truyện đã để lại cho người đọc rất nhiều ấn tượng.
Thân bài:
- Phân tích tâm trạng của ông sáu:
+ Ngày ra đi bộ đội, đứa con gái bé bỏng thân yêu của ông mới lên một tuổi, ngày về thì con bé đã tám tuổi. Khao khát được trở lại quê hương, được gặp lại vợ con.
+ Về đến nhà, Thu không nhận ra cha của mình vì vết thẹo không giống người trong hình.Em chạy đi, xa lánh, không nhận ông Sáu là cha, phản ứng quyết liệt thậm chí còn hỗn,nói trống rỗng khi mời ông Sáu ăn cơm, hất văng ra khỏi chén miếng trứng cá ông Sáu gắp cho.
+ Trong lúc nóng vội ông Sáu đã lỡ tay đánh con mặc dù thâm tâm ông không cho phép làm điều đó với con, ông rất hối hận nhưng củng chỉ vì thương Thu quá mà thôi.
+ Ông chỉ mong có một điểu là được gọi mình một tiếng “Ba”.Chỉ có tình cha sâu nặng mới giúp ông kiên trì vượt qua điều đó.
+ Lúc chia tay để lên đường, bất ngờ bé Thu lại kêu dài một tiếng như xé toang cả khoảng không gian im lặng: “Ba...a...a…Ba” và điều đó là một món quá vô cũng ý nghĩa đối với ông, yêu con mà phải chịu cảnh thờ ơ của con đến mức giận dữ không kìm nén được thì giờ đây còn gì bất ngờ và hạnh phúc hơn nữa.
+ Lúc ở chiến trường ông mong mỏi được gặp con, ôm con, ông dồn hết tình cảm của mình làm cây lược ngà tặng con.
+ Qua hình ảnh “chiếc lược ngà” cho thấy ông Sáu là một người cha trên cả tuyệt vời, vĩ đại, yêu thương con cái hết mực.
- Đánh giá, cảm nhận về nhân vật ông Sáu:
+ Hình ảnh ông Sáu thật khiến người đọc cảm thấy thật bình dị song cũng thật đẹp, tình yêu ông dành cho bé Thu làm lay động tâm hồn của độc giả.
+ Hình ảnh ông Sáu – người chiến sĩ Cách mạng, người cha trong truyện “Chiếc lược ngà” đã để lại bao thổn thức trong lòng người đọc về tình phụ tử sâu sắc.
+ Trong tâm trí ông Sáu luôn giành tình yêu thương cho gia đình,con cái song ông không quên nhiệm vụ vì Tổ Quốc.
- Nghệ thuật:
+ Nhà văn đã đặt nhân vật vào tình huống truyện bất ngờ để bộc lộ nội tâm nhân vật,những tình huống đã làm cho nhân vật tự bộc lộ mình.
+ Nghệ thuật xây xựng nhân vật tài tình của tác giả,miêu tả tâm lý sâu sắc,chân thực.
- Liên hệ: Học sinh có thể liên hệ về sức tình của cảm gia đình trong cuộc sống hoặc trong một tác phẩm văn học phù hợp.
Kết bài:
- Khẳng định tình cảm gia đình là tình cảm thiêng liêng, cao quý mà mỗi thành viên tong gia đình phải ra sức vn đắp, gìn giữ.
- Trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ (và ngược lại).
Câu 3 (Đề 2).
Từ những trải nghiệm trong quá tinh đọc thơ, bàn luận ý kiến của Lưu Quang Vũ: “Mỗi bài thơ của chúng ta/Phải như một ô cửa/Mở tới tình yêu”.
Mở bài: Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận.
Thân bài:
* Giải thích:
- Ô cửa – là nơi ngăn cách hai thế giới bên trong và bên ngoài -> So sánh mỗi bài thơ như một ô cửa, nhà thơ muốn nói đến chức năng của thơ ca, là phương tiện giúp nhà thơ gửi gắm tâm tư, tình cảm sâu kín của cá nhân mình đến mọi người.
- Mở tới tình yêu – Đằng sau cánh cửa thơ ca chính là tình yêu - tình cảm của nhà thơ với con người, cuộc đời; tình yêu – còn là tình cảm của con người với con người dành cho nhau.
-> Ý kiến của Lưu Quang Vũ bàn về giá trị của thơ ca: Thơ ca là phương tiện để nhà thơ mở cánh cửa lòng mình đến với mọi người, và hơn thế thơ ca còn là cầu nối tâm hồn của mọi người tìm đến với nhau. Nêu lên những vấn đề về đặc trưng, chức năng của thơ ca, đồng thời là yêu cầu đặt ra cho cả người nghê sĩ và bạn đọc trong hai quá trình sáng tác- tiếp nhận.
* Bàn luận:
- Mỗi bài thơ phải như một ô cửa mở tới tình yêu:
+ Thơ cũng như bất cứ một loại hình nghệ thuật nào khác là tấm gương phản chiếu hiện thực đời sống, qua đó thể hiện tư tưởng, tình cảm của tác giả. Các nhà thơ làm thơ khi tình cảm dâng trào mãnh liệt trong trái tim, họ có nhu cầu muốn được sẻ chia, tìm được sự đồng điệu từ phía người đọc. Mỗi bài thơ được tạo ra như một cánh cửa mở tâm hồn là bởi thế.
+ Thơ là tiếng nói của tình cảm mãnh liệt đã được ý thức. Nhà thơ không chỉ muốn chia sẻ, bộc lộ tình cảm của cá nhân mình, mà muốn lan truyền những xúc cảm ấy tới trái tim người đọc, đem đến cho họ những xúc cảm mới. Từ đó, thơ kết nối những tâm hồn người đọc đến với nhau, cùng hướng đến những giá trị tốt đẹp. Bởi thế mà mỗi bài thơ phải mở tới tình yêu, đưa con người đến với nhau.
Phân tích, chứng minh: Học sinh được tự do chọn dẫn chứng, miễn là chọn được bài thơ hay để phân tích một cách thuyết phục, làm sáng tỏ vấn đề.
- Đánh giá yêu cầu đối với nhà thơ và người tiếp nhận:
+ Người nghệ sĩ phải sống sâu sắc, gắn bó hết mình với cuộc đời chung để những tình yêu mở ra trong ô cửa thơ ca là những tình cảm mang ý nghĩa nhân văn. Đồng thời, anh cũng phải có thực tài, thực tâm, không ngừng trau dồi năng lực nghệ thuật, phẩm chất thẩm mĩ của mình để mỗi bài thơ không chỉ dạt dào, lắng đọng triết lí, tình cảm mà còn đạt đến độ cô đúc, độc đáo của ngôn từ.
+ Người đọc phải thực sự sống cùng tác phẩm, mở rộng tâm hồn để trái tim cùng giao thoa nhịp đập với trái tim thi sĩ. Bên cạnh đó, phẩm chất nghệ thuật, sự nhạy bén với cái đẹp và tinh thần sáng tạo không chỉ đòi hỏi ở nhà thơ mà chính bạn đọc trong quá trình khám phá tác phẩm cũng cần đến để cảm thụ vẻ đẹp nghệ thuật một cách hiệu quả nhất, góp phần hoàn thiện đời sống của thi phẩm.
Kết bài: Học sinh rút ra bài học cho bản thân.
Bình luận