(VTC News) - Chúng ta vẫn có thể gìn giữ những tục lệ thờ cúng tổ tiên, chúc Tết, đón giao thừa vào dương lịch, lý do giữ Tết âm lịch vì sợ mất bản sắc là ngụy biện cho suy nghĩ thích ăn chơi, lười biếng lao động.
Sau bài viết của TS Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia kinh tế từng có nhiều năm làm việc tại Mỹ về quan điểm cần bỏ Tết âm lịch để thúc đẩy kinh tế phát triển, anh Hồng Quang Minh - chuyên gia truyền thông có gửi đến tòa soạn bài viết bày tỏ quan điểm quanh vấn đề này.
Nghỉ Tết tới 9 ngày là quá lãng phí và sẽ khiến nhịp sống bị đình trệ sau kì nghỉ lễ dài và tốn kém. Nhưng không phải ai cũng dám "dũng cảm" chấp nhận điều đó.
Thời gian gần đây, có nhiều ý kiến về việc nên bỏ Tết âm lịch và chuyển sang đón Tết dương lịch để không bỏ lỡ việc giao thương, hội nhập với nước ngoài và đồng thời tránh lãng phí, sự trì trệ trong nhịp sống. Đây là ý kiến rất đáng quân tâm và có nhiều khía cạnh có thể áp dụng vào thực tế.
Có thể nhận thấy, một kì nghỉ Tết kéo dài 9 ngày như hiện nay là quá lâu và không cần thiết phải kéo dài như vậy bởi trong năm chúng ta đã có nhiều dịp lễ được nghỉ như Tết dương lịch, Quốc khánh, Giỗ tổ Hùng vương,..
Tính trung bình cứ 2 tháng lại có một dịp nghỉ dài ngày và các đợt nghỉ này diễn ra khá thường xuyên, cân bằng trong cả năm.
Dịp Tết nguyên đán là thời gian để gia đình, người thân đoàn tụ nhưng để chuẩn bị cho sự gặp gỡ, quây quần đó, người ta phải chuẩn bị từ đầu tháng 12 âm lịch. Trong “tháng củ mật” này, nhiều cơ quan, công sở gần như không làm gì mà chỉ tổng kết cuối năm, tất niên, đi chúc tết,…
Sau Tết, tâm lí uể oải, chán chường diễn ra sâu rộng khiến nhiều người đi làm rất muộn hoặc có đi làm thì hiệu quả công việc cũng không cao.
Truyền thống “Tháng giêng là tháng ăn chơi” còn khiến nhiều người có khuynh hướng “chơi dài” hết tháng 1 âm lịch khi tham dự rất nhiều lễ hội, đi chùa chiền.
Nhiều cơ quan sau Tết còn tổ chức những đoàn du xuân, đi thăm chú danh lam, thắng cảnh khắp nơi, dẫn đến việc phải đến cuối tháng mới thực sự trở lại với guồng quay công việc vốn có.
Theo nhiều nghiên cứu, việc đón Tết âm lịch gây ra sự lãng phí khổng lồ và ảnh hưởng không nhỏ đến guồng quay công việc trong xã hội. Nền kinh tế bị thiệt hại khoảng 10% đến 15% cùng với những hệ quả đau thương từ tai nạn giao thông, thói bài bạc vốn đã ngấm sâu vào tục lệ của nhiều lễ hội.
Dù là nét văn hóa cổ truyền của Á Đông nhưng hiện nay nhiều quốc gia trong khu vực châu Á đã bỏ hẳn việc đón Tết nguyên đán theo lịch âm, chỉ còn Việt Nam và Trung Quốc vẫn tiếp tục đón Tết cổ truyền với quãng thời gian nghỉ ngơi quá dài và tốn kém.
Nhật Bản – một trong những quốc gia thịnh vượng và giàu có bậc nhất Châu Á, cũng đã bỏ việc đón Tết cổ truyền theo lịch âm và chuyển sang đón năm mơi theo lịch dương cùng các nước phương Tây.
Dù vậy, những nét văn hóa truyền thông lâu đời và giàu bản sắc của họ vẫn được giữ gìn, bảo tồn và phát huy y hệt so với việc đón Tết theo lịch âm.
Như vậy, lí lẽ về việc đánh mất bản sắc dân tộc và các nét văn hóa truyền thông khỉ bỏ Tết âm lịch là ngụy biện cho thói ham chơi, lười làm của một bộ phận người Việt.
Nhiều người biện hộ cho việc đón Tết âm là là tục lệ từ ngàn năm, xuất phát từ nền văn hóa lúa nước, nếu bỏ thì chắc chắn sẽ gây ra khủng hoảng và những hụt hẫng không nhỏ trong xã hội.
Đây là ý kiến hợp tình, nhưng hiện nay nước ta đã bước vào thời kì hội nhập, văn minh hiện đại với mục tiêu năm 2020 trở thành một quốc gia cơ bản công nghiệp theo hướng hiện đại.
Vẫn giữ những tục lệ đã ăn sâu vào tiềm thức như vậy thì rất khó để hội nhập cùng thế giới và bắt kịp các quốc gia bè bạn về mức độ phát triển.
Tuy nhiên, việc bỏ Tết âm lịch cần một lộ trình mang tính tự nhiên, phụ thuộc nhiều vào sự nhận thức và trình độ dân trí trong xã hội. Việc bỏ Tết âm lịch không có nghĩa là chúng ta bỏ hẳn những tục lệ truyền thống,.. mà có thể gộp vào Tết dương lịch để có 1 kỳ nghỉ duy nhất, nhưng vẫn giữ những nét văn hóa truyền thống.
Kì nghỉ Tết “hai trong một” này có thể kéo dài tất cả khoảng 4 đến 5 ngày là hợp lí và hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu gặp gỡ, đoàn tụ gia đình của người dân, nhất là đối với những người đi làm ăn xa quê, người Việt Nam ở nước ngoài.
Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu từng khiến tôi tâm đắc với chia sẻ: “Tới thời điểm nào đó, chúng ta nên ăn Tết Dương lịch. Đây là điều có thể gặp chống đối của dân chúng vì Việt Nam ăn Tết Âm lịch hang ngàn năm nay rồi. Bỗng dưng bỏ Tết âm để hỗ trợ nền kinh tế là điều đại bộ phân dân chúng không hài lòng".
Nhưng bỏ Tết Âm lịch không có nghĩa là bỏ hết văn hóa truyền thống. Chúng ta có thể gộp 2 Tết vào làm 1.
Chúng ta vẫn có thể gìn giữ những tục lệ thờ cúng tổ tiên, chúc Tết, đón giao thừa vào Dương lịch, không tìm thấy lý do tại sao cứ phải ăn Tết vào đúng ngày Âm lịch mới là có truyền thống.
Bà Phạm Chi Lan - nguyên Phó chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam: “Sau Tết ta, lại phải mất hơn 1 tuần, thậm chí là lâu hơn, tức là qua Rằm tháng Giêng thì nhiều nơi mới thực sự quay lại guồng làm việc.
Như vậy, một nước còn nghèo, năng suất lao động còn rất thấp như Việt Nam mà lại nghỉ nhiều hoặc làm việc với một nhịp độ thấp như vậy thì rất khó cho việc phát triển. Vì vậy, tôi cho rằng cần sớm có lộ trình gộp Tết ta vào Tết Tây”.
Đôi khi, chúng ta tự tin rằng mình có một mùa Tết truyền thống sum vầy và trong lành, nhưng cứ nhìn vào thực tế "tháng Giêng là tháng ăn chơi" chưa bao giờ "mai một", thật khó để chúng ta nhìn ra mình đang đứng ở đâu trên bản đồ "chúc mừng năm mới".
Sau bài viết của TS Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia kinh tế từng có nhiều năm làm việc tại Mỹ về quan điểm cần bỏ Tết âm lịch để thúc đẩy kinh tế phát triển, anh Hồng Quang Minh - chuyên gia truyền thông có gửi đến tòa soạn bài viết bày tỏ quan điểm quanh vấn đề này.
Nghỉ Tết tới 9 ngày là quá lãng phí và sẽ khiến nhịp sống bị đình trệ sau kì nghỉ lễ dài và tốn kém. Nhưng không phải ai cũng dám "dũng cảm" chấp nhận điều đó.
Thời gian gần đây, có nhiều ý kiến về việc nên bỏ Tết âm lịch và chuyển sang đón Tết dương lịch để không bỏ lỡ việc giao thương, hội nhập với nước ngoài và đồng thời tránh lãng phí, sự trì trệ trong nhịp sống. Đây là ý kiến rất đáng quân tâm và có nhiều khía cạnh có thể áp dụng vào thực tế.
Có thể nhận thấy, một kì nghỉ Tết kéo dài 9 ngày như hiện nay là quá lâu và không cần thiết phải kéo dài như vậy bởi trong năm chúng ta đã có nhiều dịp lễ được nghỉ như Tết dương lịch, Quốc khánh, Giỗ tổ Hùng vương,..
Tính trung bình cứ 2 tháng lại có một dịp nghỉ dài ngày và các đợt nghỉ này diễn ra khá thường xuyên, cân bằng trong cả năm.
Chuyên gia truyền thông Hồng Quang Minh. |
Dịp Tết nguyên đán là thời gian để gia đình, người thân đoàn tụ nhưng để chuẩn bị cho sự gặp gỡ, quây quần đó, người ta phải chuẩn bị từ đầu tháng 12 âm lịch. Trong “tháng củ mật” này, nhiều cơ quan, công sở gần như không làm gì mà chỉ tổng kết cuối năm, tất niên, đi chúc tết,…
Sau Tết, tâm lí uể oải, chán chường diễn ra sâu rộng khiến nhiều người đi làm rất muộn hoặc có đi làm thì hiệu quả công việc cũng không cao.
Truyền thống “Tháng giêng là tháng ăn chơi” còn khiến nhiều người có khuynh hướng “chơi dài” hết tháng 1 âm lịch khi tham dự rất nhiều lễ hội, đi chùa chiền.
Nhiều cơ quan sau Tết còn tổ chức những đoàn du xuân, đi thăm chú danh lam, thắng cảnh khắp nơi, dẫn đến việc phải đến cuối tháng mới thực sự trở lại với guồng quay công việc vốn có.
Theo nhiều nghiên cứu, việc đón Tết âm lịch gây ra sự lãng phí khổng lồ và ảnh hưởng không nhỏ đến guồng quay công việc trong xã hội. Nền kinh tế bị thiệt hại khoảng 10% đến 15% cùng với những hệ quả đau thương từ tai nạn giao thông, thói bài bạc vốn đã ngấm sâu vào tục lệ của nhiều lễ hội.
Thói cờ bạc có mặt ở hầu hết các lễ hội |
Dù là nét văn hóa cổ truyền của Á Đông nhưng hiện nay nhiều quốc gia trong khu vực châu Á đã bỏ hẳn việc đón Tết nguyên đán theo lịch âm, chỉ còn Việt Nam và Trung Quốc vẫn tiếp tục đón Tết cổ truyền với quãng thời gian nghỉ ngơi quá dài và tốn kém.
Nhật Bản – một trong những quốc gia thịnh vượng và giàu có bậc nhất Châu Á, cũng đã bỏ việc đón Tết cổ truyền theo lịch âm và chuyển sang đón năm mơi theo lịch dương cùng các nước phương Tây.
Dù vậy, những nét văn hóa truyền thông lâu đời và giàu bản sắc của họ vẫn được giữ gìn, bảo tồn và phát huy y hệt so với việc đón Tết theo lịch âm.
Như vậy, lí lẽ về việc đánh mất bản sắc dân tộc và các nét văn hóa truyền thông khỉ bỏ Tết âm lịch là ngụy biện cho thói ham chơi, lười làm của một bộ phận người Việt.
Video ngộ độc rượu ngày Tết:
Nhiều người biện hộ cho việc đón Tết âm là là tục lệ từ ngàn năm, xuất phát từ nền văn hóa lúa nước, nếu bỏ thì chắc chắn sẽ gây ra khủng hoảng và những hụt hẫng không nhỏ trong xã hội.
Đây là ý kiến hợp tình, nhưng hiện nay nước ta đã bước vào thời kì hội nhập, văn minh hiện đại với mục tiêu năm 2020 trở thành một quốc gia cơ bản công nghiệp theo hướng hiện đại.
Vẫn giữ những tục lệ đã ăn sâu vào tiềm thức như vậy thì rất khó để hội nhập cùng thế giới và bắt kịp các quốc gia bè bạn về mức độ phát triển.
Tuy nhiên, việc bỏ Tết âm lịch cần một lộ trình mang tính tự nhiên, phụ thuộc nhiều vào sự nhận thức và trình độ dân trí trong xã hội. Việc bỏ Tết âm lịch không có nghĩa là chúng ta bỏ hẳn những tục lệ truyền thống,.. mà có thể gộp vào Tết dương lịch để có 1 kỳ nghỉ duy nhất, nhưng vẫn giữ những nét văn hóa truyền thống.
Kỳ nghỉ Tết hai trong một có thể đáp ứngnhu cầu gặp gỡ, đoàn tụ. |
Kì nghỉ Tết “hai trong một” này có thể kéo dài tất cả khoảng 4 đến 5 ngày là hợp lí và hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu gặp gỡ, đoàn tụ gia đình của người dân, nhất là đối với những người đi làm ăn xa quê, người Việt Nam ở nước ngoài.
Tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu từng khiến tôi tâm đắc với chia sẻ: “Tới thời điểm nào đó, chúng ta nên ăn Tết Dương lịch. Đây là điều có thể gặp chống đối của dân chúng vì Việt Nam ăn Tết Âm lịch hang ngàn năm nay rồi. Bỗng dưng bỏ Tết âm để hỗ trợ nền kinh tế là điều đại bộ phân dân chúng không hài lòng".
Nhưng bỏ Tết Âm lịch không có nghĩa là bỏ hết văn hóa truyền thống. Chúng ta có thể gộp 2 Tết vào làm 1.
Chúng ta vẫn có thể gìn giữ những tục lệ thờ cúng tổ tiên, chúc Tết, đón giao thừa vào Dương lịch, không tìm thấy lý do tại sao cứ phải ăn Tết vào đúng ngày Âm lịch mới là có truyền thống.
Bà Phạm Chi Lan - nguyên Phó chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam: “Sau Tết ta, lại phải mất hơn 1 tuần, thậm chí là lâu hơn, tức là qua Rằm tháng Giêng thì nhiều nơi mới thực sự quay lại guồng làm việc.
Như vậy, một nước còn nghèo, năng suất lao động còn rất thấp như Việt Nam mà lại nghỉ nhiều hoặc làm việc với một nhịp độ thấp như vậy thì rất khó cho việc phát triển. Vì vậy, tôi cho rằng cần sớm có lộ trình gộp Tết ta vào Tết Tây”.
Đôi khi, chúng ta tự tin rằng mình có một mùa Tết truyền thống sum vầy và trong lành, nhưng cứ nhìn vào thực tế "tháng Giêng là tháng ăn chơi" chưa bao giờ "mai một", thật khó để chúng ta nhìn ra mình đang đứng ở đâu trên bản đồ "chúc mừng năm mới".
Video đánh nhau hỗn loạn tại lễ hội cướp phết Hiền Quan:
Hồng Quang Minh
Bình luận