Ở Việt Nam, bông là cây trồng truyền thống, được trồng ở các vùng Tây Bắc, duyên hải miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Tuy nhiên, đến năm 2014, diện tích trồng bông của nước ta bị sụt giảm rất nhiều và làm giảm sản lượng bông thu hoạch được. Có nhiều nguyên nhân gây giảm diện tích, giảm năng suất và sản lượng bông nước ta, và trong đó một trong những nguyên nhân chính đó là do sâu hại và cỏ dại.
Do đó, sản xuất bông Việt Nam rất cần các giống bông chuyển gen kháng sâu bệnh và chịu thuốc từ cỏ phù hợp với điều kiện sinh thái. Để đạt được mục tiêu này, cần phải tập trung cao độ vào các giải pháp khoa học công nghệ trong đó nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học, đặc biệt là ứng dụng các kỹ thuật chuyển gen để tạo các giống bông chuyển gen kháng sâu và chịu thuốc từ cỏ.
Sau 3 năm nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đạt được những kết quả rất khả quan. Các nhà khoa học đã tạo được 06 vector chuyển gen vào cây bông, bao gồm: pCB: Vip3A, pCAMBIA 1300:Vip3A, pCB301: EPSPS, pCAMBIA1300: EPSPS, pCB301: Bar và pCAMBIA 1300: Bar. Tạo được vi khuẩn Ecoli chủng DH5α và A.tumefaciens chủng C58/PGV2260 mang từng vector chuyển gen này.
Video: Công nghệ sinh học đang ngày càng giúp cho doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng
Đồng thời, nhóm nghiên cứu cũng xây dựng và hoàn thiện được hai quy trình (phương pháp) chuyển gen kháng sâu và chịu thuốc từ cỏ hiệu quả ở cây bông, áp dụng trong kĩ thuật chuyển gen Vip3A thiết kế trong pCB, chuyển gen EPSPS thiết kế trong pCB301, chuyển gen EPSPS thiết kế trong pCAM, chuyển gen Bar thiết kế trong pCB301,…
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng tạo được 26 dòng bông chuyển gen đồng thời kháng sâu và kháng thuốc từ cỏ có triển vọng gồm 4 dòng đồng thời mang gen Vip3A kháng sâu và gen EPSPS kháng thuốc từ cỏ gốc glyphosate, 14 dòng đồng thời mang gen Vip3A kháng sâu và gen Bar kháng thuốc từ cỏ gốc glufosinate, 4 dòng đồng thời mang CryIAc kháng sâu và gen EPSPS kháng thuốc từ cỏ gốc glyphosate, 4 dòng đồng thời mang gen CryIAc kháng sâu và gen Bar kháng thuốc từ cỏ gốc glufosinate
Với những kết quả đã đạt được, đề tài đã được Hội đồng KH&CN cấp quốc gia nghiệm thu đạt loại Khá, và kiến nghị cần tiếp tục đánh giá, chọn lọc và làm thuần các dòng chuyển gen thế hệ T1 (kháng sâu cao), T2 (kháng thuốc trừ cỏ) để chọn dòng thuần chủng hơn về các đặc tính nông sinh học, có tính kháng sâu và chịu thuốc cao, ổn định; tái tạo các dòng đồng thời kháng sâu và chịu thuốc trừ cỏ từ các dòng bố mẹ di truyền ổn định, có ưu thế về đặc tính nông sinh học, hồi giao để thu được dòng thuần 2 đặc tính kháng sâu và chịu thuốc trừ cỏ.
Nhóm nghiên cứu mong muốn ứng dụng các dòng chuyển gen kháng sâu và kháng thuốc từ cỏ và dòng đồng thời kháng sâu và kháng thuốc từ cỏ làm vật liệu trong các chương trình lai tạo giống bông trong nước.
Bình luận