“Xưởng sản xuất” trong nhà
Qua kiểm tra đột xuất cơ sở sản xuất mỹ phẩm của bà Trần Thị H.M, nằm trên đường 129, Phường Phước Long B, Quận 9, TP.HCM, các cơ quan chức năng đã thu giữ hàng trăm kg kem dưỡng da, son môi, dung dịch hóa chất, nguyên liệu mỹ phẩm, thuốc giảm cân… không rõ nguồn gốc xuất xứ, cùng lượng lớn tem chống hàng giả, bao bì của các thương hiệu có tiếng cũng được làm giả tinh vi.
Các hóa chất làm mỹ phẩm này được chủ cơ sở mua ở chợ Kim Biên với giá từ 200.000 - 300.000 đồng/kg, rồi mang về pha trộn, đóng hộp “hô biến” thành mỹ phẩm thương hiệu.
Kiểm tra một cơ sở sản xuất mỹ phẩm trên đường Chu Văn An, Quận Bình Thạnh, TP.HCM, các cơ quan chức năng phát hiện “xưởng” sản xuất mỹ phẩm chính là một phòng trọ với những vật dụng quen thuộc trong gia đình. Chủ cơ sở sản xuất mỹ phẩm giả khai nhận với cơ quan chức năng đã mua các vật dụng như: xô, chậu, máy trộn, máy ép… cùng các nguyên liệu tại chợ Bình Tây và chợ Kim Biên.
Các loại kem bột này sau khi mua về được tháo ra đổ vào thau hoặc đổ vào xô rồi nhào trộn chung với các loại kem khác để tạo thành kem trắng da, sau khi chế biến xong sẽ được đóng hộp với các nhãn hiệu nổi tiếng trên thị trường.
Trước đó, kiểm tra đột xuất một lò sản xuất mỹ phẩm trôi nổi tại phường Phước Long A, Quận 9, TP.HCM, lực lượng chức năng phát hiện toàn bộ căn nhà cấp 4 khoảng 100m2 chứa đầy mỹ phẩm các loại (kem dưỡng da, dưỡng tóc, trị nám, chăm sóc mặt…) cùng nhiều nhãn mác, bao bì, máy in nhãn mác, máy đóng gói bao bì, tem chống hàng giả và hàng loạt dụng cụ khác để sản xuất, sang chiết mỹ phẩm. Chủ cơ sở khai nhận đã hoạt động sản xuất, sang chiết mỹ phẩm từ nhiều tháng nay.
Đa số sản phẩm được rao bán trên mạng, các loại hóa chất, phụ liệu, kem… được để trong các túi nilon, can nhựa bốc mùi hôi được mua ở chợ Kim Biên với giá từ 200.000 - 300.000 đồng/kg, sau đó dùng máy pha trộn và sang chiết, đóng gói.
Ông Nguyễn Văn Bách - Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường TP.HCM cho biết: “Hiện nay trên thị trường lưu thông nhiều mặt hàng dược phẩm, mỹ phẩm giả nhãn hiệu. Trên bao bì thường ghi xuất xứ nước ngoài nhưng lại không xác định rõ nguồn gốc”.
Ông Bách nhận định thêm, các mặt hàng giả nhãn hiệu này thường chủ yếu nhập lậu qua đường bộ biên giới. Đặc điểm chung là không xác định được chất lượng bởi những sản phẩm này chưa qua kiểm nghiệm hoặc đăng ký với cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Đầu tư nghiêm túc là cơ hội cho các doanh nghiệp chân chính
Mặc dù thị trường mỹ phẩm còn nhiều hỗn loạn nhưng theo các chuyên gia kinh tế, đây là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp làm ăn nghiêm túc chứng tỏ thương hiệu và chất lượng sản phẩm của mình. Nhiều đơn vị đã không ngần ngại đầu tư cải tiến chất lượng sản phẩm, nhân sự và dây chuyền sản xuất, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng mỹ phẩm nghiêm ngặt từ nhân sự, nhà xưởng, thẩm định, vệ sinh… nhằm đưa ra những sản phẩm an toàn, chất lượng đến người tiêu dùng.
Đơn cử như nhà máy Hoa Thiên Phú Bình Dương được xây dựng trong khu công nghiệp Singapore Ascendas Protrade - nơi chỉ dành riêng cho những ngành thân thiện với môi trường; trên 80% máy móc trang thiết bị sử dụng trong việc kiểm tra chất lượng sản phẩm (QC) tại nhà máy được nhập khẩu tại các nước phát triển như Mỹ, Đức, Nhật, Thụy Sỹ…
Nhà máy Hoa Thiên Phú Bình Dương cũng là nơi cho ra đời những sản phẩm nổi tiếng của Hoa Thiên Phú như: Bộ sản phẩm cao cấp Sắc Ngọc Khang, kem dưỡng trắng da Hoa Thiên, kem Finomas…
Không chỉ quan tâm đến công nghệ sản xuất, các đơn vị còn không ngừng nỗ lực lấy lại lòng tin khách hàng bằng những sản phẩm đạt chuẩn CGMP Asean. Theo các nhà chuyên môn, các đơn vị sản xuất mỹ phẩm đạt chuẩn này sẽ được kiểm soát ổn định về chất lượng, đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng của Bộ Y tế cũng như tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm chung của các nước ASEAN.
Là một trong số ít các nhà máy tại Việt Nam đạt chuẩn CGMP - Asean, Ông Hoàng Minh Hoàng- Giám đốc Nhà máy Hoa Thiên Phú Bình Dương (thuộc Công ty CP Dược Phẩm Hoa Thiên Phú) cho biết: “Mục đích quan trọng nhất khi các doanh nghiệp áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng mỹ phẩm tuân thủ theo các điều khoản của Hiệp định mỹ phẩm ASEAN là trong bất cứ trường hợp nào tính an toàn và chất lượng sản phẩm phải được ưu tiên hàng đầu và phải đạt các tiêu chuẩn phù hợp nhất, đảm bảo sức khỏe và lợi ích của người tiêu dùng”.
Do đó, trước thực tế “ma trận” mỹ phẩm như hiện nay, trước khi chờ các ban ngành chức năng vào cuộc thì người tiêu dùng cần chủ động bảo vệ chính mình. Nên tìm mua và sử dụng những sản phẩm đã được kiểm chứng đạt chuẩn về độ an toàn.
CGMP là thuật ngữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Cosmetic Good Manufacturing Practices” – “Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm” bao gồm những nguyên tắc chung, những quy định, hướng dẫn các nội dung cơ bản về điều kiện sản xuất, các kiểm tra, kiểm soát trong suốt quy trình sản xuất nhằm đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng và an toàn, do Cục quản lý Dược – Bộ Y tế cấp.
Để đạt được chứng nhận trên đòi hỏi đơn vị sản xuất phải xây dựng và áp dụng một Hệ thống quản lý chất lượng nghiêm ngặt, khắt khe gồm các tiêu chuẩn về Nhân sự - Đào tạo, Nhà xưởng - Máy móc thiết bị, Vệ sinh, Thẩm định – Đánh giá, Hồ sơ tài liệu, các Qui trình thao tác chuẩn, Kiểm tra chất lượng và Đảm bảo chất lượng cũng như giải quyết khiếu nại của khách hàng v.v...
Bình luận