Trái dưa hấu được gia chủ chưng trên bàn thờ được gần 1 năm nhưng vẫn xanh bóng
Anh Nguyễn Văn T. (đường số 9, Quốc lộ 13, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, TP.HCM) cho biết trái dưa hấu nhà anh chưng từ Tết Ất Mùi đến nay vẫn còn xanh bóng. Dưa tầm 5 - 6 kg, phủ đầy bụi, cuống khô quắt lại nhưng sau khi lau hết lớp bụi lại xanh bóng, không hề có dấu hiệu hư hỏng.
Theo lời kể của T., trước Tết Ất Mùi, anh mua một cặp dưa hấu bán dọc đường Đa Kao (quận 1, TP HCM) với giá 300.000 đồng về chưng.
Mùng 7 Tết, T. bổ một trái ăn thử thì thấy rất đỏ và ngọt. Trái còn lại, anh để chưng tiếp và kỳ lạ là nó không hỏng suốt gần 1 năm.
"Năm nay, tôi tiếp tục giữ trái dưa này lại để chưng Tết" - T. nói.
Trước đó, anh Phạm Văn Chơn (46 tuổi; ngụ xã Hòa An, huyện Chợ Mới, An Giang) cũng sở hữu trái dưa hấu để 6 tháng mà không hỏng.
Trả lời cho những trường hợp này, ông Nguyễn Hữu An, Chi Cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh An Giang, nhận định: "Thường trái cây để tối đa được 1 tháng là hỏng. Tuổi thọ lâu đến vậy có thể là do gene tốt, không thì chỉ có một lý giải là dùng hóa chất bảo quản".
Nguồn: C.Quốc (NLĐO)
Anh Nguyễn Văn T. (đường số 9, Quốc lộ 13, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, TP.HCM) cho biết trái dưa hấu nhà anh chưng từ Tết Ất Mùi đến nay vẫn còn xanh bóng. Dưa tầm 5 - 6 kg, phủ đầy bụi, cuống khô quắt lại nhưng sau khi lau hết lớp bụi lại xanh bóng, không hề có dấu hiệu hư hỏng.
Trái dưa chưng gần 1 năm vẫn xanh bóng mà anh Nguyễn Văn T muốn giữ lại để chưng Tết năm nay. |
Theo lời kể của T., trước Tết Ất Mùi, anh mua một cặp dưa hấu bán dọc đường Đa Kao (quận 1, TP HCM) với giá 300.000 đồng về chưng.
Mùng 7 Tết, T. bổ một trái ăn thử thì thấy rất đỏ và ngọt. Trái còn lại, anh để chưng tiếp và kỳ lạ là nó không hỏng suốt gần 1 năm.
"Năm nay, tôi tiếp tục giữ trái dưa này lại để chưng Tết" - T. nói.
Trước đó, anh Phạm Văn Chơn (46 tuổi; ngụ xã Hòa An, huyện Chợ Mới, An Giang) cũng sở hữu trái dưa hấu để 6 tháng mà không hỏng.
Trả lời cho những trường hợp này, ông Nguyễn Hữu An, Chi Cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh An Giang, nhận định: "Thường trái cây để tối đa được 1 tháng là hỏng. Tuổi thọ lâu đến vậy có thể là do gene tốt, không thì chỉ có một lý giải là dùng hóa chất bảo quản".
Nguồn: C.Quốc (NLĐO)
Bình luận