• Zalo

Giáo sư đạt Nobel Vật lí: Tôi yêu Việt Nam

Giáo dục Chủ Nhật, 23/12/2012 11:57:00 +07:00Google News

(VTC News)- Nhà khoa học đoạt giải Nobel Vật lí, GS. Douglas D. Osheroff (ĐH Stanford (Mỹ) chia sẻ ông rất yêu thích khi đến Việt Nam.

(VTC News)- Nhà khoa học đoạt giải Nobel Vật lí, GS. Douglas D. Osheroff (ĐH Stanford (Mỹ) chia sẻ rất nhiều kinh nghiệm phát triển khoa học và giữ được người tài. Ông rất yêu thích Việt Nam.

Ngay khi đặt chân tới Việt Nam, GS. Douglas cho biết, ông cảm thấy rất yêu Việt Nam và cảm thấy rất thú vị khi được sang đây. Đây cũng là lần đầu tiên đến với Việt Nam nhưng đã cảm nhận được tinh thần say mê nghiên cứu khoa học của những nhà khoa học trẻ ở Việt Nam.
 GS. Douglas D. Osheroff (ĐH Stanford (Mỹ) chia sẻ rất nhiều kinh nghiệm phát triển khoa học và giữ được người tài. (Ảnh: Phạm Thịnh)

Chia sẻ tại buổi nói chuyện, GS. Douglas nhấn mạnh cách tốt nhất để cho Việt Nam có những nhân tài trong các ngành khoa học thì ngay từ bây giờ Việt Nam cần có kế hoạch trao đổi công nghệ với các nước phát triển.

Ông cũng cho rằng Chính phủ Việt Nam cần cử những nhân tài, những sinh viên tốt nghiệp loại giỏi qua các nước phát triển để học hỏi, và rèn luyện các kỹ năng.
GS. Douglas D. Osheroff chia sẻ: “Bằng những hành động như vậy tôi nghĩ các học sinh, sinh viên ở Việt Nam không những được học hỏi thêm về kinh nghiệm của các nước và ngược lại. Vật lí không chỉ dừng lại ở phạm trù nghiên cứu khoa học mà còn thể hiện nền văn hóa của đất nước mình”.
Theo GS. Douglas, việc trao đổi sinh viên giữa các quốc gia đã không còn mới và Việt Nam cũng nên đưa các sinh viên, các nhà khoa học trẻ đến nghiên cứu ở các nước phương tây để học hỏi.
Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận một thc tế hiện nay Việt Nam cũng gửi rất nhiều người đi học ở các nước, nhưng khi sinh viên tốt nghiệp về Việt Nam lại không có điều kiện làm việc. Đó cũng là một trong những trở ngại cho sự phát triển trình độ của những sinh viên đã được học tập tại nước ngoài.
Để giải quyết “bài toán khó” này trong điều kiện Việt Nam còn khó khăn, GS. Douglas D. Osheroff chỉ ra rằng, hiện ở các nước phát triển ở châu Âu có rất nhiều phòng thí nghiệm phù hợp với các nước phát triển như Việt Nam. 
Ông cũng cho rằng thay vì gửi thẳng thiết bị này tới giúp Việt Nam, chúng ta có thể xây dựng chương trình mà sinh viên Việt Nam có thể đến phòng thí nghiệm của các nước đó học cách sử dụng thiết bị trước, khi đã thuần thục Chính phủ hai nước nên có sự phối hợp để gửi thiết bị này về Việt Nam.
Với cách làm như trên, những sinh viên Việt Nam được đào tạo trước đó có thể sử dụng các thiết bị này, phát triển được khả năng nghiên cứu của bản thân nhưng cũng không gây lãng phí ngân sách quốc gia khi phải bỏ ra đầu tư các thiết bị đắt tiền.
“Gửi sinh viên ra nước ngoài học tập tại các phòng thí nghiệm là một ý tưởng hay, các trường đại học ở Việt Nam cần có chương trình liên kết với các trường phương tây, sự liên kết này là cả một quá trình làm việc để sinh viên liên tục được sử dụng những phòng thí nghiệm ở nước phát triển” - GS. Douglas D. Osheroff nhấn mạnh.
Tuy nhiên, nếu cứ gửi sinh viên như vậy sẽ có nguy cơ các em không quay trở về nước làm việc vì ở nước ngoài điều kiện làm việc sẽ đầy đủ và hiện đại hơn. Để tránh được việc này, Chính phủ Việt Nam cần có những sự phối hợp với các nước nhưng đảm bảo lợi ích hai bên.
GS. Douglas D. Osheroff, nhà khoa học đoạt giải Nobel Vật lí, thuộc Trường ĐH Stanford (Mỹ), đến Hà Nội vào ngày 13/12 để tham dự chuỗi sự kiện “Cầu nối – cuộc đối thoại hướng đến văn hóa hòa bình” lần thứ 4 tại Đông Nam Á.

GS. Douglas là nhà khoa học thứ 3 đến thăm Việt Nam trong vòng 1 tháng, sau hai chuyến thăm của GS Roger B.Myerson, đoạt giải Nobel kinh tế và GS Harald zur Hausen đoạt giải Nobel Y học. 
GS. Douglas D. Osheroff giành giải Nobel Vật lí năm 1996 cho phát hiện của ông về tính siêu lỏng của Hê- li 3. 


Phạm Thịnh


Bình luận
vtcnews.vn