Tuy nhiên, bảo quản và chế biến nông sản vẫn là ngành công nghiệp nhỏ bé, công nghệ lạc hậu.
Việt Nam xếp hàng thứ 15 trong những quốc gia xuất khẩu nông sản lớn nhất thế giới. Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong năm 2018, Việt Nam sẽ đạt doanh số xuất khẩu là khoảng 40 tỷ USD, tức tăng 10% so với năm 2017.
Số lượng mặt hàng nông sản xuất khẩu lớn cũng đi đôi với việc bảo quản, chế biến nông sản sau thu hoạch là nhu cầu thiết yếu đối với các loại nông sản, thực phẩm của Việt Nam.
Ở Việt Nam, phát triển công nghệ bảo quản và chế biến sau thu hoạch đang ở một trong những điểm khởi đầu, chưa thực sự phát huy được đúng vai trò và đóng góp vào nâng cao giá trị sản phẩm nông sản, đặc biệt là công nghệ bảo quản và chế biến sau thu hoạch đối với quy mô doanh nghiệp nhỏ và vừa còn đang thiếu và yếu.
Do đó, việc phát triển công nghệ chế biến nông sản vừa có tác dụng trực tiếp, vừa có tác dụng gián tiếp tới sự phát triển của nông nghiệp, vừa tạo cầu nối giữa công nghiệp và nông nghiệp, là khâu đột phá để công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp.
Xuất phát từ thực tế trên, nhóm nghiên cứu đến từ Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch đã triển khai nghiên cứu các giải pháp hiệu quả nhằm bảo quản rau quả và thủy sản theo 2 hướng chính là bảo quản đối tượng tươi sống và bảo quản đông lạnh.
Để tìm hiểu rõ hơn về các giải pháp này, Báo điện tử VTC News tổ chức buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề: “Giải pháp hiệu quả cho việc chế biến, bảo quản Nông – Lâm – Thủy sản” vào lúc 09h00 sáng ngày 23/11/2018.
Hai vị khách mời tham gia giao lưu: PGS.TS. Phạm Anh Tuấn – Viện trưởng Viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch và bà Trần Thị Hồng Lan – Phó cục trưởng Cục ứng dụng và phát triển công nghệ - Bộ KH&CN.
Kính mời quý độc giả quan tâm, xin đặt câu hỏi gửi về tòa soạn theo địa chỉ: [email protected].
Bình luận