(VTC News)- Bên cạnh bức tranh về nghị lực sống của những học trò nghèo học giỏi thì giáo dục VN năm qua vẫn có mảng tối về tính minh bạch trong giáo dục.
VTC News xin điểm lại những sự kiện giáo dục trong năm 2011 với những mảng sáng, tối này.
1. GS.TS Phạm Vũ Luận tái đắc cử Bộ trưởng Bộ GD&ĐT
Tại Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIII từ ngày 21/7-6/8/2011, GS.TS Phạm Vũ Luận được Quốc hội phê chuẩn tiếp tục làm Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
Trước đó từ 6/2004-4/2010: GS.TS Phạm Vũ Luận đã làm Thứ trưởng, rồi Thứ trưởng Thường trực Bộ GD&ĐT, Ủy viên Ban cán sự Đảng Bộ GD&ĐT. Sau đó, GS.TS Phạm Vũ Luận còn làm Thứ trưởng Thường trực điều hành Bộ GD&ĐT, Bí thư Ban cán sự Đảng Bộ GD&ĐT.
Từ 6/2010 đến nay: GS.TS Phạm Vũ Luận được bầu là Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Tại Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đại biểu Quốc hội Khóa XIII.
Việc GS.TS Phạm Vũ Luận được tái đắc cử Bộ trưởng Bộ GD&ĐT được hy vọng trong nhiệm kỳ tiếp theo của mình ông sẽ có nhiều chính sách cải cách giáo dục.
2. Hiệp hội trường ĐH Ngoài công lập kiến nghị bỏ điểm sàn
Ngày 3/8/2011, Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập đã có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đề nghị xem xét về điểm sàn trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay.
Theo GS Trần Hồng Quân, Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập cho rằng kết quả điểm của kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay nhìn chung thấp hơn năm trước, một vài môn thi có kết quả rất kém, cá biệt điểm thi môn Lịch sử thấp một cách “không bình thường”.
Với kết quả này, có thể trên thực tế vẫn không gây khó cho các trường ĐH thuộc tốp trên, nhưng với các trường thuộc tốp giữa và tốp dưới, trong đó có các trường ĐH, CĐ ngoài công lập, các trường của địa phương sẽ có nguy cơ không tuyển đủ chỉ tiêu, gây lãng phí cơ sở vật chất và năng lực đào tạo hiện có của nhiều trường.
Tuy nhiên, kiến nghị này không được Bộ GD&ĐT chấp nhận. Lãnh đạo Bộ GD&ĐT khẳng định vẫn giữ nguyên mức điểm sàn để đảm bảo chất lượng đầu vào.
3. Bài giảng đạo đức gây xôn xao dư luận
Những ngày cuối tháng 9/2011, nhiều bậc phụ huynh đã rất bức xúc khi phát hiện ra một cuốn sách mang tên “Tập bài giảng đạo đức” dành cho học sinh Trường THPT Đồng Hòa (Kiến An, Hải Phòng) có nhiều nội dung ngô nghê, kiến thức sai trầm trọng.
Bà Đỗ Đức Lai, hiệu trưởng trường THPT Đồng Hòa khẳng định lại đây không phải là sách đạo đức mà chỉ là tập bài đạo đức có đóng bìa. Đây là tập bài giảng do chính hiệu trưởng Lai sưu tầm, biên soạn, được phát cho học sinh từ 2007 và không phải là luận văn thạc sỹ của bà hiệu trưởng này.
Ngay sau khi có các cơ quan báo chí phản ánh, ban giám hiệu nhà trường đã cho ngừng lưu hành, thu hồi toàn bộ tập bài giảng đạo đức.
4. Học sinh bơi qua sông lớn để đến trường
Cuối tháng 9.2011, nhiều giáo viên ở ở xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa, Quảng Bình phản ánh thực trạng thực trạng học sinh bản ông Tú, bản Ka Oóc đi học phải bơi qua sông đến trường.
Hàng chục học sinh, giáo viên phải bơi qua sông đến trường Tiểu học xã Trọng Hoá, huyện Minh Hoá. Để áo quần và sách vở không bị ướt, các em chuẩn bị sẵn một bao nilon lớn, cho quần áo và cặp sách vào bao, buộc kín lại. Qua đến bờ sông bên kia, các em lại lấy quần áo ra mặc vào.
Qua phản ánh của báo chí lãnh đạo huyện Minh Hoá đã xác minh sự việc và khẩn trương chỉ đạo cấp thuyền, áo phao cho các em.
5. Bí mật động trời tại ĐH Lao động xã hội
Giữa tháng 10/2011, bí mật động trời về trường ĐH Lao động Xã hội bắt đầu được báo chí phanh phui. Chỉ trong hai đợt tuyển sinh 2009, 2010 Trường đại học Lao động - Xã hội (ĐH LĐ-XH) đã tiếp nhận hàng trăm thí sinh không thi, bỏ thi, khác khối, dưới điểm sàn, dưới điểm chuẩn vào hệ đại học.
Không những thế, nhiều trường hợp thí sinh có hồ sơ, điểm thi hợp lệ lại phải nhận quyết định buộc thôi học một cách vô lý. Kỳ quặc hơn nữa là những trường hợp bị buộc thôi học này vẫn được học… bình thường.
Sau khi báo chí vào cuộc xác minh sự việc, thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh Xã hội (LĐ-TT-XH) Bùi Hồng Lĩnh đã ký quyết định kết luận thanh tra "Về việc xử lý tố cáo tại Trường ĐH Lao động - Xã hội". Theo đó, nhà trường có 9 nội dung sai phạm liên quan đến tuyển sinh, tuyển dụng người không đúng năng lực, bổ nhiệm cán bộ không đúng quy trình…
6. Nam Định nói không với tại chức, dân lập
Tại kỳ thi công chức năm 2011 của tỉnh Nam Định diễn ra ngày 16, 17/10 vừa qua, tỉnh này đã công bố công khai thông tin không thực hiện tuyển dụng đối với những ứng viên tốt nghiệp tại các trường đại học dân lập hoặc tư thục.
Ngay khâu sàng lọc hồ sơ, hội đồng tuyển dụng đã gạt ra những ứng viên thuộc diện này, danh sách được công bố công khai trên web của Sở Nội vụ tỉnh. Quyết định này đã gây những ý kiến trái chiều trong dư luận.
Quyết định không tuyển công chức với người tốt nghiệp dân lập, tại chức của tỉnh Nam Định khiến lãnh đạo các trường ĐH ngoài công lập 'phản pháo' mạnh mẽ.
Trao đổi với báo chí về việc tỉnh Nam Định không tuyển người tốt nghiệp đại học dân lập, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khẳng định, Chính phủ không có chủ trương phân biệt bằng cấp khi tuyển công chức.
Tại kỳ chất vấn Quốc hội vừa qua, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận cũng phải thừa nhận những quyết định “quay lưng” với hệ đào tạo tại chức, dân lập của Nam Định và một số thành phố khác sẽ khiến Bộ GD&ĐT nghiêm túc nhìn nhận để cái tiến chất lượng giáo dục của loại hình đào tạo này.
7. Bài văn lạ của cậu học trò nghèo trường Ams
Đầu tháng 11/2011, dư luận cả nước lại xôn xao với bài văn “lạ” của cậu học trò nghèo trường Ams Nguyễn Trung Hiếu với chủ đề “Nêu quan điểm của anh (chị) về vai trò của đồng tiền trong cuộc sống”. Thay vì trình bày chung các quan điểm thì Hiếu đã lấy ngay câu chuyện thật đang phải trải qua của gia đình mình để nhìn nhận, phân tích vai trò của đồng tiền.
Bài văn của em đã lật tung quan niệm bấy lâu nay của nhiều người coi trường Ams là trường “của con nhà giàu” (!?).Tuy nhiên, bài văn của Hiếu cũng đã gây “sốc” với ngay chính nhiều thày cô đang giảng dạy tại trường bởi hoàn cảnh của gia đình em. Và hơn thế, các thày cô rất khâm phục ý chí nghị lực của cậu học trò nghèo nhưng học giỏi này.
Hiện tại, bài văn “lạ” của Hiếu đã được lấy làm tài liệu sinh hoạt của Thành đoàn Hà Nội.
8. Sửa đoạn kết Tấm Cám
Ngày đầu tháng 11/2011, Dư luận đang có nhiều phản ứng khác nhau khi phát hiện văn bản truyện cổ tích Tấm Cám trong sách giáo khoa ngữ văn lớp 10 đã sửa lại đoạn cuối.
Cụ thể, theo sách giáo khoa ngữ văn lớp 10, ở đoạn cuối truyện, khi Cám hỏi: “Chị làm thế nào mà đẹp thế?”, Tấm hỏi lại: “Có muốn đẹp không để chị giúp?”, sau đó “Tấm sai quân hầu đào một cái hố sâu và đun một nồi nước sôi. Tấm bảo Cám xuống hố rồi sai quân hầu giội nước sôi vào hố. Cám chết. Mụ dì ghẻ thấy vậy cũng lăn đùng ra chết”.
Trong khi đó, các bản Tấm Cám trước đây có phần kết với nội dung sau khi Cám chết, Tấm đem làm mắm và gửi dì ghẻ ăn.
Việc thay đổi đoạn kết của Tấm Cám đã khiến đông đảo dư luận và các nhà nghiên cứu, nhà phê bình văn học phản đối mạnh mẽ và lo ngại sau Tấm Cám thì hàng loạt các truyện cổ tích khác cũng sẽ bị sửa không thương tiếc.
VTC News xin điểm lại những sự kiện giáo dục trong năm 2011 với những mảng sáng, tối này.
1. GS.TS Phạm Vũ Luận tái đắc cử Bộ trưởng Bộ GD&ĐT
Tại Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIII từ ngày 21/7-6/8/2011, GS.TS Phạm Vũ Luận được Quốc hội phê chuẩn tiếp tục làm Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
GS.TS Phạm Vũ Luận tái đắc cử Bộ trưởng Bộ GD&ĐT |
Từ 6/2010 đến nay: GS.TS Phạm Vũ Luận được bầu là Bí thư Ban cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Tại Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đại biểu Quốc hội Khóa XIII.
Việc GS.TS Phạm Vũ Luận được tái đắc cử Bộ trưởng Bộ GD&ĐT được hy vọng trong nhiệm kỳ tiếp theo của mình ông sẽ có nhiều chính sách cải cách giáo dục.
2. Hiệp hội trường ĐH Ngoài công lập kiến nghị bỏ điểm sàn
Ngày 3/8/2011, Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập đã có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đề nghị xem xét về điểm sàn trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay.
Theo GS Trần Hồng Quân, Chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập cho rằng kết quả điểm của kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm nay nhìn chung thấp hơn năm trước, một vài môn thi có kết quả rất kém, cá biệt điểm thi môn Lịch sử thấp một cách “không bình thường”.
Với kết quả này, có thể trên thực tế vẫn không gây khó cho các trường ĐH thuộc tốp trên, nhưng với các trường thuộc tốp giữa và tốp dưới, trong đó có các trường ĐH, CĐ ngoài công lập, các trường của địa phương sẽ có nguy cơ không tuyển đủ chỉ tiêu, gây lãng phí cơ sở vật chất và năng lực đào tạo hiện có của nhiều trường.
Tuy nhiên, kiến nghị này không được Bộ GD&ĐT chấp nhận. Lãnh đạo Bộ GD&ĐT khẳng định vẫn giữ nguyên mức điểm sàn để đảm bảo chất lượng đầu vào.
3. Bài giảng đạo đức gây xôn xao dư luận
Những ngày cuối tháng 9/2011, nhiều bậc phụ huynh đã rất bức xúc khi phát hiện ra một cuốn sách mang tên “Tập bài giảng đạo đức” dành cho học sinh Trường THPT Đồng Hòa (Kiến An, Hải Phòng) có nhiều nội dung ngô nghê, kiến thức sai trầm trọng.
Ngay sau khi có các cơ quan báo chí phản ánh, ban giám hiệu nhà trường đã cho ngừng lưu hành, thu hồi toàn bộ tập bài giảng đạo đức.
4. Học sinh bơi qua sông lớn để đến trường
Cuối tháng 9.2011, nhiều giáo viên ở ở xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa, Quảng Bình phản ánh thực trạng thực trạng học sinh bản ông Tú, bản Ka Oóc đi học phải bơi qua sông đến trường.
Hàng chục học sinh, giáo viên phải bơi qua sông đến trường Tiểu học xã Trọng Hoá, huyện Minh Hoá. Để áo quần và sách vở không bị ướt, các em chuẩn bị sẵn một bao nilon lớn, cho quần áo và cặp sách vào bao, buộc kín lại. Qua đến bờ sông bên kia, các em lại lấy quần áo ra mặc vào.
Học sinh bơi qua sông để đến trường |
Qua phản ánh của báo chí lãnh đạo huyện Minh Hoá đã xác minh sự việc và khẩn trương chỉ đạo cấp thuyền, áo phao cho các em.
5. Bí mật động trời tại ĐH Lao động xã hội
Giữa tháng 10/2011, bí mật động trời về trường ĐH Lao động Xã hội bắt đầu được báo chí phanh phui. Chỉ trong hai đợt tuyển sinh 2009, 2010 Trường đại học Lao động - Xã hội (ĐH LĐ-XH) đã tiếp nhận hàng trăm thí sinh không thi, bỏ thi, khác khối, dưới điểm sàn, dưới điểm chuẩn vào hệ đại học.
Không những thế, nhiều trường hợp thí sinh có hồ sơ, điểm thi hợp lệ lại phải nhận quyết định buộc thôi học một cách vô lý. Kỳ quặc hơn nữa là những trường hợp bị buộc thôi học này vẫn được học… bình thường.
6. Nam Định nói không với tại chức, dân lập
Tại kỳ thi công chức năm 2011 của tỉnh Nam Định diễn ra ngày 16, 17/10 vừa qua, tỉnh này đã công bố công khai thông tin không thực hiện tuyển dụng đối với những ứng viên tốt nghiệp tại các trường đại học dân lập hoặc tư thục.
Ngay khâu sàng lọc hồ sơ, hội đồng tuyển dụng đã gạt ra những ứng viên thuộc diện này, danh sách được công bố công khai trên web của Sở Nội vụ tỉnh. Quyết định này đã gây những ý kiến trái chiều trong dư luận.
Trao đổi với báo chí về việc tỉnh Nam Định không tuyển người tốt nghiệp đại học dân lập, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân khẳng định, Chính phủ không có chủ trương phân biệt bằng cấp khi tuyển công chức.
Tại kỳ chất vấn Quốc hội vừa qua, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận cũng phải thừa nhận những quyết định “quay lưng” với hệ đào tạo tại chức, dân lập của Nam Định và một số thành phố khác sẽ khiến Bộ GD&ĐT nghiêm túc nhìn nhận để cái tiến chất lượng giáo dục của loại hình đào tạo này.
7. Bài văn lạ của cậu học trò nghèo trường Ams
Đầu tháng 11/2011, dư luận cả nước lại xôn xao với bài văn “lạ” của cậu học trò nghèo trường Ams Nguyễn Trung Hiếu với chủ đề “Nêu quan điểm của anh (chị) về vai trò của đồng tiền trong cuộc sống”. Thay vì trình bày chung các quan điểm thì Hiếu đã lấy ngay câu chuyện thật đang phải trải qua của gia đình mình để nhìn nhận, phân tích vai trò của đồng tiền.
Bài văn "lạ" của cậu học trò nghèo trường Ams |
Bài văn của em đã lật tung quan niệm bấy lâu nay của nhiều người coi trường Ams là trường “của con nhà giàu” (!?).Tuy nhiên, bài văn của Hiếu cũng đã gây “sốc” với ngay chính nhiều thày cô đang giảng dạy tại trường bởi hoàn cảnh của gia đình em. Và hơn thế, các thày cô rất khâm phục ý chí nghị lực của cậu học trò nghèo nhưng học giỏi này.
Hiện tại, bài văn “lạ” của Hiếu đã được lấy làm tài liệu sinh hoạt của Thành đoàn Hà Nội.
8. Sửa đoạn kết Tấm Cám
Ngày đầu tháng 11/2011, Dư luận đang có nhiều phản ứng khác nhau khi phát hiện văn bản truyện cổ tích Tấm Cám trong sách giáo khoa ngữ văn lớp 10 đã sửa lại đoạn cuối.
Trong khi đó, các bản Tấm Cám trước đây có phần kết với nội dung sau khi Cám chết, Tấm đem làm mắm và gửi dì ghẻ ăn.
Việc thay đổi đoạn kết của Tấm Cám đã khiến đông đảo dư luận và các nhà nghiên cứu, nhà phê bình văn học phản đối mạnh mẽ và lo ngại sau Tấm Cám thì hàng loạt các truyện cổ tích khác cũng sẽ bị sửa không thương tiếc.
Phạm Thịnh(tổng hợp)
Bình luận