Không chỉ học sinh tiểu học, trung học đỏ mặt khi nhận những lời bất hủ từ thầy trong giờ học, với sinh viên ĐH bị thầy mắng cũng diễn ra như... cơm bữa.
Thầy có thói quen bước vào lớp, nhìn một lượt sinh viên rồi mới cho cả lớp ngồi xuống. Chính vì vậy mà những ai có phong cách ăn mặc, tóc tai "lạ mắt" đều nằm trong tầm "bắn tỉa" của thầy. Trong đó, Nam (sinh viên khoa Văn hóa học, trường ĐH B.) với kiểu đầu nhuộm vàng khè, mái để dài hất trái, style ăn mặc hơi nữ tính luôn là đích ngắm.
Nhẹ thì thầy mỉa mai, còn khi thấy chướng mắt thầy chỉ ngay vào Nam rồi mắng: "Anh là cái loại ba pha, tám vía !". Cả lớp được trận cười nghiêng ngả, còn Nam mặt đỏ lựng không biết nói câu gì.
“Chỉ có chó chân mới dài đến nách..."
Mai P. (sinh viên năm 2, trường ĐH M.) đau khổ khi kể về chuyện bị thầy lấy làm ví dụ. Trong một tiết học về văn hóa, khi nêu ra vấn đề giới trẻ chuộng mốt "chân dài – đại gia", thầy giáo chỉ ngay vào cô bạn để minh họa vì P. khá cao ráo, xinh xắn.
P. trích nguyên văn lời thầy: "Như cô này, rất cao. Chân rất thẳng và dài đúng không? Nhưng tôi nói thật, các anh các chị chỉ thích chân dài đến nách nhưng có biết chỉ có chó chân mới đến nách không?"
P. ấm ức: "Nói thế khác nào bảo sinh viên là chó? Mình thấy không đồng tình chút nào khi thầy chọn cách minh họa cho bài giảng kiểu này. Dù biết là nói vui nhưng là con gái mình cảm thấy cách nói đó thiếu tôn trọng".
"Vẻ đẹp… thiểu năng"
Nhìn dáng điệu mơ màng của Nhung trong giờ học, thầy cười rồi ví von: "Lúc bước vào lớp thì thất tha thất thểu như chị Dậu nhưng lại có khuôn mặt nghe giảng vô hồn của người thiểu năng. Một vẻ đẹp rất ngây ngô, huyền bí."
Nghe thầy mắng Nhung (sinh viên năm 3, ĐH N.) xấu hổ đến mức tỉnh ngủ. Nhung cho biết lúc đó chỉ muốn độn thổ vì không còn mặt mũi nào, còn các bạn trong lớp thì tỏ ra thích thú vì thỉnh thoảng được cười xả stress.
"Như hai con tinh tinh"
Cô giáo cho bài tập thực hành nhưng Thủy và Mai lại tranh thủ bới tóc ngứa nhổ cho nhau. Nhắc nhở vài lần không được cô giáo ra gõ đầu : "Hai cô đúng như hai con tinh tinh. Chẳng khác gì mấy con vượn sống theo kiểu bầy đàn, ngồi bới rận cho nhau trong chương trình thế giới động vật."
Giật mình hai cô bạn luống cuống làm bài tập mà trong lòng cảm thấy khó chịu, ức chế vì bị ví như tinh tinh. Nhưng vì làm việc riêng trong giờ nên bị mắng thì đành chịu, từ lần đó không dám ngo ngoe trong tiết của cô nữa.
Ngoài những câu mỉa mai, nhiều sinh viên phải đỏ mặt với hàng loạt từ ngữ bất hủ của thầy cô. Theo một số bạn, có thầy còn đọc cả thơ, vè, vận dụng cả dân ca để chửi mắng học sinh cho thỏa nỗi bực bội, còn học sinh vì "chịu trận" quá nhiều nên đa phần đều "lì đòn" theo kiểu thầy nói mặc thầy, việc em, em cứ làm.
Thu Thảo/ Theo VNN
"Anh là loại ba pha, tám vía"
Thầy có thói quen bước vào lớp, nhìn một lượt sinh viên rồi mới cho cả lớp ngồi xuống. Chính vì vậy mà những ai có phong cách ăn mặc, tóc tai "lạ mắt" đều nằm trong tầm "bắn tỉa" của thầy. Trong đó, Nam (sinh viên khoa Văn hóa học, trường ĐH B.) với kiểu đầu nhuộm vàng khè, mái để dài hất trái, style ăn mặc hơi nữ tính luôn là đích ngắm.
Nhẹ thì thầy mỉa mai, còn khi thấy chướng mắt thầy chỉ ngay vào Nam rồi mắng: "Anh là cái loại ba pha, tám vía !". Cả lớp được trận cười nghiêng ngả, còn Nam mặt đỏ lựng không biết nói câu gì.
“Chỉ có chó chân mới dài đến nách..."
Mai P. (sinh viên năm 2, trường ĐH M.) đau khổ khi kể về chuyện bị thầy lấy làm ví dụ. Trong một tiết học về văn hóa, khi nêu ra vấn đề giới trẻ chuộng mốt "chân dài – đại gia", thầy giáo chỉ ngay vào cô bạn để minh họa vì P. khá cao ráo, xinh xắn.
P. trích nguyên văn lời thầy: "Như cô này, rất cao. Chân rất thẳng và dài đúng không? Nhưng tôi nói thật, các anh các chị chỉ thích chân dài đến nách nhưng có biết chỉ có chó chân mới đến nách không?"
P. ấm ức: "Nói thế khác nào bảo sinh viên là chó? Mình thấy không đồng tình chút nào khi thầy chọn cách minh họa cho bài giảng kiểu này. Dù biết là nói vui nhưng là con gái mình cảm thấy cách nói đó thiếu tôn trọng".
"Vẻ đẹp… thiểu năng"
Nhìn dáng điệu mơ màng của Nhung trong giờ học, thầy cười rồi ví von: "Lúc bước vào lớp thì thất tha thất thểu như chị Dậu nhưng lại có khuôn mặt nghe giảng vô hồn của người thiểu năng. Một vẻ đẹp rất ngây ngô, huyền bí."
Nghe thầy mắng Nhung (sinh viên năm 3, ĐH N.) xấu hổ đến mức tỉnh ngủ. Nhung cho biết lúc đó chỉ muốn độn thổ vì không còn mặt mũi nào, còn các bạn trong lớp thì tỏ ra thích thú vì thỉnh thoảng được cười xả stress.
"Như hai con tinh tinh"
Cô giáo cho bài tập thực hành nhưng Thủy và Mai lại tranh thủ bới tóc ngứa nhổ cho nhau. Nhắc nhở vài lần không được cô giáo ra gõ đầu : "Hai cô đúng như hai con tinh tinh. Chẳng khác gì mấy con vượn sống theo kiểu bầy đàn, ngồi bới rận cho nhau trong chương trình thế giới động vật."
Giật mình hai cô bạn luống cuống làm bài tập mà trong lòng cảm thấy khó chịu, ức chế vì bị ví như tinh tinh. Nhưng vì làm việc riêng trong giờ nên bị mắng thì đành chịu, từ lần đó không dám ngo ngoe trong tiết của cô nữa.
Ngoài những câu mỉa mai, nhiều sinh viên phải đỏ mặt với hàng loạt từ ngữ bất hủ của thầy cô. Theo một số bạn, có thầy còn đọc cả thơ, vè, vận dụng cả dân ca để chửi mắng học sinh cho thỏa nỗi bực bội, còn học sinh vì "chịu trận" quá nhiều nên đa phần đều "lì đòn" theo kiểu thầy nói mặc thầy, việc em, em cứ làm.
Thu Thảo/ Theo VNN
Bình luận