“Đó là cách xử lý mạnh dạn, trách nhiệm với công việc, như một bài học để răn đe, làm gương cho cán bộ thuộc cấp”.
ĐBQH (đoàn TP Hà Nội) Trịnh Ngọc Thạch đánh giá về quyết định điều chuyển công tác cán bộ của Giám đốc Công an TP Hà Nội vừa đưa ra sáng 16/1.
Ngay tại hội nghị tổng kết về đấu tranh, trấn áp các loại tội phạm vào sáng 16/1, cho rằng thuộc cấp để lỗi nghiệp vụ trong vụ phá cây ATM, Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung đã yêu cầu Trưởng Công an quận Ba Đình điều chuyển công tác Phó công an phường Giảng Võ Đinh Bá Pha về Đội Thi hành án.
Trao đổi với phóng viên về việc này, ĐBQH Trịnh Ngọc Thạch đánh giá, đây là cách xử lý rất mạnh dạn, thể hiện trách nhiệm cao với công việc.
Ngoài ra, ĐB Thạch cũng cho rằng, quyết định trên là hành động thể hiện tính răn đe, làm gương cho thuộc cấp đối với trách nhiệm trong công việc.
Cùng trao đổi về việc này, ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương nhận định cách xử lý trên của Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung là một “hành vi rất tích cực”. Thủ tướng Chính phủ cũng đã từng nói, nếu ai không hoàn thành nhiệm vụ sẽ phải điều chuyển sang vị trí khác.
ĐB Cương cho rằng, cấp dưới không hoàn thành nhiệm vụ, bị điều chuyển công tác cũng là việc bình thường. Cụ thể, việc này quận Ba Đình cần xem xét, đánh giá xem mức độ không hoàn thành nhiệm vụ đến đâu, và nếu đúng như vậy thì đưa ra quyết định điều chuyển.
“Nếu cứ bổ nhiệm cán bộ rồi đóng đinh ngồi đó, không làm gì, hoặc làm không hiệu quả sẽ rất phản cảm. Không hoàn thành nhiệm vụ phải điều chuyển là việc làm cần thiết” - ông Cương nói.
ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương nhìn nhận và cũng cho rằng cách chỉ đạo trên rất quyết liệt nhưng việc thực hiện phải đúng quy định, vì công tác cán bộ vốn là vấn đề tế nhị.
Trước đó Bộ trưởng Đinh La Thăng – “tổng tư lệnh” ngành giao thông đã từng “trảm tướng” ngay tại công trường khi đi khảo sát tình hình. Liệu đây có phải là một xu hướng mới trong việc sử dụng cán bộ của các tư lệnh ngành?
Trao đổi về việc này, ĐBQH cho rằng, những trường hợp này chưa thể coi là phổ biến nhưng có thể coi như một “thái độ kiên quyết” để nâng cao trách nhiệm của người thực thi công vụ.
Trước đó, báo chí đưa tin, tại Hội nghị sơ kết 1 tháng thực hiện cao điểm tập trung đấu tranh, trấn áp các loại tội phạm và TNXH, bảo vệ Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014, Đại tá Dương Văn Giáp – Trưởng phòng CSHS (PC45) Công an Hà Nội đã báo cáo về thủ đoạn phạm tội mới. Trong đó có vụ trộm, dùng dây cáp và xe ô tô kéo đổ máy ATM để trộm tiền trong két vào sáng 10/1 tại số 187 Giảng Võ, quận Ba Đình.
Lúc đó một người dân nhìn thấy hành vi trên, đến Công an phường Giảng Võ báo cáo. Tuy nhiên, phường đã không báo cáo sự việc nên khó khăn trong quá trình điều tra.
Trước lý do giải thích không thuyết phục, tướng Chung đã yêu cầu Trưởng Công an quận Ba Đình điều chuyển Phó Công an phường Giảng Võ Đinh Bá Pha ngay trong tuần.
Lý do giám đốc Công an Hà Nội đưa ra là, với thâm niên điều tra hình sự nhiều năm mà để xảy ra lỗi nghiệp vụ cơ bản như thế không xứng đáng làm Phó công an phường.
» Bộ trưởng Đinh La Thăng không đủ kiếm để 'trảm'?
Theo Infonet
ĐBQH (đoàn TP Hà Nội) Trịnh Ngọc Thạch đánh giá về quyết định điều chuyển công tác cán bộ của Giám đốc Công an TP Hà Nội vừa đưa ra sáng 16/1.
Ngay tại hội nghị tổng kết về đấu tranh, trấn áp các loại tội phạm vào sáng 16/1, cho rằng thuộc cấp để lỗi nghiệp vụ trong vụ phá cây ATM, Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung đã yêu cầu Trưởng Công an quận Ba Đình điều chuyển công tác Phó công an phường Giảng Võ Đinh Bá Pha về Đội Thi hành án.
Trao đổi với phóng viên về việc này, ĐBQH Trịnh Ngọc Thạch đánh giá, đây là cách xử lý rất mạnh dạn, thể hiện trách nhiệm cao với công việc.
Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung - Giám đốc Công an TP Hà Nội. (Ảnh: IT) |
Cùng trao đổi về việc này, ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương nhận định cách xử lý trên của Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung là một “hành vi rất tích cực”. Thủ tướng Chính phủ cũng đã từng nói, nếu ai không hoàn thành nhiệm vụ sẽ phải điều chuyển sang vị trí khác.
ĐB Cương cho rằng, cấp dưới không hoàn thành nhiệm vụ, bị điều chuyển công tác cũng là việc bình thường. Cụ thể, việc này quận Ba Đình cần xem xét, đánh giá xem mức độ không hoàn thành nhiệm vụ đến đâu, và nếu đúng như vậy thì đưa ra quyết định điều chuyển.
“Nếu cứ bổ nhiệm cán bộ rồi đóng đinh ngồi đó, không làm gì, hoặc làm không hiệu quả sẽ rất phản cảm. Không hoàn thành nhiệm vụ phải điều chuyển là việc làm cần thiết” - ông Cương nói.
ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương nhìn nhận và cũng cho rằng cách chỉ đạo trên rất quyết liệt nhưng việc thực hiện phải đúng quy định, vì công tác cán bộ vốn là vấn đề tế nhị.
Trước đó Bộ trưởng Đinh La Thăng – “tổng tư lệnh” ngành giao thông đã từng “trảm tướng” ngay tại công trường khi đi khảo sát tình hình. Liệu đây có phải là một xu hướng mới trong việc sử dụng cán bộ của các tư lệnh ngành?
Trao đổi về việc này, ĐBQH cho rằng, những trường hợp này chưa thể coi là phổ biến nhưng có thể coi như một “thái độ kiên quyết” để nâng cao trách nhiệm của người thực thi công vụ.
Trước đó, báo chí đưa tin, tại Hội nghị sơ kết 1 tháng thực hiện cao điểm tập trung đấu tranh, trấn áp các loại tội phạm và TNXH, bảo vệ Tết Nguyên đán Giáp Ngọ 2014, Đại tá Dương Văn Giáp – Trưởng phòng CSHS (PC45) Công an Hà Nội đã báo cáo về thủ đoạn phạm tội mới. Trong đó có vụ trộm, dùng dây cáp và xe ô tô kéo đổ máy ATM để trộm tiền trong két vào sáng 10/1 tại số 187 Giảng Võ, quận Ba Đình.
Lúc đó một người dân nhìn thấy hành vi trên, đến Công an phường Giảng Võ báo cáo. Tuy nhiên, phường đã không báo cáo sự việc nên khó khăn trong quá trình điều tra.
Trước lý do giải thích không thuyết phục, tướng Chung đã yêu cầu Trưởng Công an quận Ba Đình điều chuyển Phó Công an phường Giảng Võ Đinh Bá Pha ngay trong tuần.
Lý do giám đốc Công an Hà Nội đưa ra là, với thâm niên điều tra hình sự nhiều năm mà để xảy ra lỗi nghiệp vụ cơ bản như thế không xứng đáng làm Phó công an phường.
» Bộ trưởng Đinh La Thăng không đủ kiếm để 'trảm'?
Theo Infonet
Bình luận