(VTC News) – Một phương pháp hỗ trợ quá trình điều trị ung thư gần đây hay được nhắc tới là dùng tế bào gốc tạo máu tự thân trong điều trị ung thư.
Hiện nay, phương pháp này được sử dụng để hỗ trợ điều trị ung thư ung thư vú tại một số bệnh viện ở Việt Nam. Theo bác sỹ Phù Chí Dũng, Giám đốc Bệnh viện Truyền máu Huyết học (TP.HCM), người bệnh cần chú ý, nếu bị ung thư vú ở giai đoạn đầu, bệnh nhân có thể điều trị theo phác đồ truyền thống và có thể hoàn toàn có thể kéo dài sự sống.
Phương pháp dùng tế bào gốc tự thân chỉ dùng để hỗ trợ quá trình điều trị ung thư khi bệnh nhân bị suy tủy.
Đây là một biến chứng trên bệnh nhân ung thư sau khi điều trị hóa chất.
Bản chất dùng phương pháp hỗ trợ điều trị ung thư vú bằng ghép tế bào gốc tự thân là tế bào gốc giúp sinh tủy mới để cơ thể có thể chống chọi bệnh tật, hỗ trợ cho việc truyền hóa chất.
Tuy nhiên, do điều trị ung thư là điều trị đa mô thức, kết hợp nhiều bước với chủ yếu vẫn là phác đồ điều trị kinh điển của ung thư.
Trước đó, Bệnh viện Ung bướu Nghệ An công bố ghép thành công tế bào gốc giúp hỗ trợ điều trị ung thư vú, hàng loạt bệnh nhân đòi vào bệnh viện này điều trị, vậy sự thật thế nào?
Ngày 11/12/2014 bà Đinh Thị Liễu (52 tuổi, thị trấn Yên Thành), người đầu tiên ở Việt Nam ghép tế bào gốc tạo máu tự thân điều trị ung thư vú đã xuất viện.
Theo thông tin từ viện này, tháng 9/2013, bệnh nhân Liễu nhập viện và được xác định là ung thư vú bên phải thể ống xâm nhập độ II. Sau một thời gian điều trị, cuối tháng 8/2014, hội đồng khoa học Bệnh viện Ung bướu Nghệ An và PGS TS cố vấn Nguyễn Trung Chính, nguyên Trưởng khoa Ung bướu Bệnh viện 108 đã quyết định ghép tế bào gốc tạo máu tự thân.
Tháng 9/2014 bệnh nhân Liễu được gạn tách tế bào gốc đủ tiêu chuẩn. Sau đó, chuyên gia xử lý tế bào gốc và đưa vào bảo quản ở -196 độ.
Ngày 19/11 vừa qua, các bác sĩ thực hiện ca ghép kéo dài một giờ do PGS.TS Nguyễn Trung Chính là trưởng êkíp. Quá trình ghép diễn biến tốt đẹp, không xảy ra tai biến.
Gần một tháng điều trị, tới ngày 11/12, qua khám và sàng lọc cho thấy việc điều trị đã thành công, bệnh nhân đủ điều kiện xuất viện.
Ngày 15/1/2015, Bệnh viện Ung bướu Nghệ An đã thực hiện ca ghép tế bào gốc tạo máu tự thân cho bệnh nhân bị ung thư vú thứ 2, Nguyễn Thị An (42 tuổi, trú xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc) và đã thành công.
Tế bào gốc tạo máu tự thân là những tế bào có trong tủy xương và trong máu của chính bệnh nhân. Bản chất của phương pháp điều trị này là sử thuốc kích vào bạch cầu để huy động tế bào gốc từ các tủy xương, giúp bệnh nhân thoát khỏi tình trạng suy tủy không hồi phục khi điều trị ung thư vú bằng hóa trị liều cao.
Với thời gian theo dõi sau năm năm, mười năm thì hóa trị liều cao và ghép tế bào gốc tạo máu tự thân có lợi ích về quãng thời gian sống thêm không bệnh là 5 năm, 10 năm, 20 năm... ở bệnh nhân giai đoạn nặng và đặc biệt là trên những phân nhóm trẻ tuổi.
Sau khi bệnh viện Ung bướu Nghệ An công bố thành công trên, ông Nguyễn Ngô Quang, Phó Cục trưởng Cục Khoa học, Công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế) khẳng định, về bản chất, ghép tế bào gốc tạo máu ngoại vi mục đích là để điều trị suy tủy xương. Đây là phác đồ đã được Bộ Y tế cho phép.
Không chỉ bệnh viện Ung bướu Nghệ An, năm 2014, Hội đồng Khoa học Bệnh viện Trung ương Huế đã thông qua đề cương nghiên cứu Đề tài cấp Nhà nước độc lập “Nghiên cứu sử dụng tế bào gốc tạo máu tự thân trong điều trị ung thư vú và ung thư buồng trứng” do PGS.TS.Nguyễn Duy Thăng làm Chủ nhiệm đề tài.
Phương pháp nghiên cứu là dùng tế bào gốc tự thân của các bệnh nhân ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng, để truyền lại cho họ nếu có biến chứng suy tủy do điều trị hóa chất liều cao.
Bệnh nhân Lê Thị S. (Thừa Thiên Huế) nhập Bệnh viện Trung ương Huế vào tháng 10/2012, trong tình trạng ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối, sự sống rất mong manh.
May mắn, bệnh nhân đã trở lại cuộc sống bình thường nhờ ghép tế bào gốc tạo máu tự thân. Sau khi phẫu thuật hai lần, bệnh nhân tiếp tục được hóa trị liều cao dưới sự hỗ trợ bằng phương pháp sử dụng tế bào gốc tạo máu tự thân. Cụ thể, bệnh nhân được thu thập tế bào của chính mình, bảo quản ở nhiệt độ rất thấp, sau đó bệnh viện dùng chính tế bào này để ghép cho bệnh nhân, qua nhiều bước can thiệp điều trị và áp dụng phương pháp tế bào gốc để hồi phục sức khỏe cho bệnh nhân.
Chị Trần Thị T, 49 tuổi, cũng được điều trị ung thư bằng phương pháp ghép tế bào gốc. Đây là hai bệnh nhân sau khi được áp dụng phương pháp điều trị mới đã xuất viện khỏe mạnh. Ra viện được một năm, họ vẫn lao động và làm việc bình thường, vẫn tiếp tục tái khám rất ổn định.
» Gia vị ngăn ung thư đại tràng, tăng cường ham muốn
» Thức uống giúp sống lâu, ngừa ung thư
» Điều đáng sợ và gây sốc về nước ngọt
» Cách phát hiện ung thư cực đơn giản
Nam Anh
Hiện nay, phương pháp này được sử dụng để hỗ trợ điều trị ung thư ung thư vú tại một số bệnh viện ở Việt Nam. Theo bác sỹ Phù Chí Dũng, Giám đốc Bệnh viện Truyền máu Huyết học (TP.HCM), người bệnh cần chú ý, nếu bị ung thư vú ở giai đoạn đầu, bệnh nhân có thể điều trị theo phác đồ truyền thống và có thể hoàn toàn có thể kéo dài sự sống.
Ung thư vú nếu phát hiện sớm, bệnh nhân hoàn toàn có thể kéo dài sự sống. |
Đây là một biến chứng trên bệnh nhân ung thư sau khi điều trị hóa chất.
Bản chất dùng phương pháp hỗ trợ điều trị ung thư vú bằng ghép tế bào gốc tự thân là tế bào gốc giúp sinh tủy mới để cơ thể có thể chống chọi bệnh tật, hỗ trợ cho việc truyền hóa chất.
Tuy nhiên, do điều trị ung thư là điều trị đa mô thức, kết hợp nhiều bước với chủ yếu vẫn là phác đồ điều trị kinh điển của ung thư.
Trước đó, Bệnh viện Ung bướu Nghệ An công bố ghép thành công tế bào gốc giúp hỗ trợ điều trị ung thư vú, hàng loạt bệnh nhân đòi vào bệnh viện này điều trị, vậy sự thật thế nào?
Ngày 11/12/2014 bà Đinh Thị Liễu (52 tuổi, thị trấn Yên Thành), người đầu tiên ở Việt Nam ghép tế bào gốc tạo máu tự thân điều trị ung thư vú đã xuất viện.
Theo thông tin từ viện này, tháng 9/2013, bệnh nhân Liễu nhập viện và được xác định là ung thư vú bên phải thể ống xâm nhập độ II. Sau một thời gian điều trị, cuối tháng 8/2014, hội đồng khoa học Bệnh viện Ung bướu Nghệ An và PGS TS cố vấn Nguyễn Trung Chính, nguyên Trưởng khoa Ung bướu Bệnh viện 108 đã quyết định ghép tế bào gốc tạo máu tự thân.
Tháng 9/2014 bệnh nhân Liễu được gạn tách tế bào gốc đủ tiêu chuẩn. Sau đó, chuyên gia xử lý tế bào gốc và đưa vào bảo quản ở -196 độ.
Ngày 19/11 vừa qua, các bác sĩ thực hiện ca ghép kéo dài một giờ do PGS.TS Nguyễn Trung Chính là trưởng êkíp. Quá trình ghép diễn biến tốt đẹp, không xảy ra tai biến.
Gần một tháng điều trị, tới ngày 11/12, qua khám và sàng lọc cho thấy việc điều trị đã thành công, bệnh nhân đủ điều kiện xuất viện.
Ngày 15/1/2015, Bệnh viện Ung bướu Nghệ An đã thực hiện ca ghép tế bào gốc tạo máu tự thân cho bệnh nhân bị ung thư vú thứ 2, Nguyễn Thị An (42 tuổi, trú xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc) và đã thành công.
Tế bào gốc tạo máu tự thân là những tế bào có trong tủy xương và trong máu của chính bệnh nhân. Bản chất của phương pháp điều trị này là sử thuốc kích vào bạch cầu để huy động tế bào gốc từ các tủy xương, giúp bệnh nhân thoát khỏi tình trạng suy tủy không hồi phục khi điều trị ung thư vú bằng hóa trị liều cao.
Với thời gian theo dõi sau năm năm, mười năm thì hóa trị liều cao và ghép tế bào gốc tạo máu tự thân có lợi ích về quãng thời gian sống thêm không bệnh là 5 năm, 10 năm, 20 năm... ở bệnh nhân giai đoạn nặng và đặc biệt là trên những phân nhóm trẻ tuổi.
Sau khi bệnh viện Ung bướu Nghệ An công bố thành công trên, ông Nguyễn Ngô Quang, Phó Cục trưởng Cục Khoa học, Công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế) khẳng định, về bản chất, ghép tế bào gốc tạo máu ngoại vi mục đích là để điều trị suy tủy xương. Đây là phác đồ đã được Bộ Y tế cho phép.
Không chỉ bệnh viện Ung bướu Nghệ An, năm 2014, Hội đồng Khoa học Bệnh viện Trung ương Huế đã thông qua đề cương nghiên cứu Đề tài cấp Nhà nước độc lập “Nghiên cứu sử dụng tế bào gốc tạo máu tự thân trong điều trị ung thư vú và ung thư buồng trứng” do PGS.TS.Nguyễn Duy Thăng làm Chủ nhiệm đề tài.
Phương pháp nghiên cứu là dùng tế bào gốc tự thân của các bệnh nhân ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng, để truyền lại cho họ nếu có biến chứng suy tủy do điều trị hóa chất liều cao.
Bệnh nhân Lê Thị S. (Thừa Thiên Huế) nhập Bệnh viện Trung ương Huế vào tháng 10/2012, trong tình trạng ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối, sự sống rất mong manh.
May mắn, bệnh nhân đã trở lại cuộc sống bình thường nhờ ghép tế bào gốc tạo máu tự thân. Sau khi phẫu thuật hai lần, bệnh nhân tiếp tục được hóa trị liều cao dưới sự hỗ trợ bằng phương pháp sử dụng tế bào gốc tạo máu tự thân. Cụ thể, bệnh nhân được thu thập tế bào của chính mình, bảo quản ở nhiệt độ rất thấp, sau đó bệnh viện dùng chính tế bào này để ghép cho bệnh nhân, qua nhiều bước can thiệp điều trị và áp dụng phương pháp tế bào gốc để hồi phục sức khỏe cho bệnh nhân.
Chị Trần Thị T, 49 tuổi, cũng được điều trị ung thư bằng phương pháp ghép tế bào gốc. Đây là hai bệnh nhân sau khi được áp dụng phương pháp điều trị mới đã xuất viện khỏe mạnh. Ra viện được một năm, họ vẫn lao động và làm việc bình thường, vẫn tiếp tục tái khám rất ổn định.
» Gia vị ngăn ung thư đại tràng, tăng cường ham muốn
» Thức uống giúp sống lâu, ngừa ung thư
» Điều đáng sợ và gây sốc về nước ngọt
» Cách phát hiện ung thư cực đơn giản
Nam Anh
Bình luận