• Zalo

Giải pháp để hạn chế các vi phạm trong quảng cáo thực phẩm chức năng

Tin tứcThứ Năm, 22/12/2022 09:34:00 +07:00Google News
(VTC News) -

Báo điện tử VTC News phối hợp tổ chức hội thảo với chủ đề "Phát triển bền vững thị trường thực phẩm chức năng" với ý kiến chia sẻ hữu ích từ TS Trần Việt Nga.

TS Trần Việt Nga – Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế mới đây chia sẻ nhiều thông tin hữu ích trong Hội thảo Phát triển bền vững thị trường thực phẩm chức năng do Báo điện tử VTC News phối hợp tổ chức.

TS Nga được đưa ra nhiều giải pháp hữu ích trong việc hạn chế các vi phạm trong quảng cáo thực phẩm chức năng, giúp cơ quan quản lý, doanh nghiệp và người tiêu dùng hiểu sâu sắc hơn về lĩnh vực này.

Giải pháp để hạn chế các vi phạm trong quảng cáo thực phẩm chức năng - 1

TS Trần Việt Nga (Ảnh: Ngô Trần)

Thực tế, vấn đề quảng cáo thực phẩm chức năng được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật. Những văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực Thực phẩm chức năng hiện đã ban hành như: Luật An toàn thực phẩm, Luật Quảng cáo, Nghị định số 15/ 2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018, Nghị định số 181/2013/NĐ-CP 14/11/2013, Nghị định số 70/2021/NĐ-CP ngày 20/7/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định (Quảng cáo xuyên biên giới phải tuân thủ pháp luật của Việt Nam về quảng cáo; Thông báo với Bộ TT&TT tên tổ chức, địa chỉ trụ sở, địa điểm đặt máy chủ chính và tại Việt Nam (nếu có), đầu mối liên hệ tại Việt Nam.

Về xử lý vi phạm hành chính có VBQPPL như Nghị định số 38/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo. Nghị định số 129/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực du lịch; thể thao; quyền tác giả, quyền liên quan; văn hóa và quảng cáo. 

Với các hành vi cấm trong quảng cáo TPCN, theo Luật Quảng cáo cụ thể như tại Điều 7. Quy định các sản phẩm bị cấm quảng cáo: Sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ dùng cho trẻ dưới 24 tháng tuổi, sản phẩm dinh dưỡng bổ sung dùng cho trẻ dưới 06 tháng tuổi, hoặc Điều 8. Các hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo (16 hành vi): có từ “nhất”, “duy nhất”,”tốt nhất”…

Đồng thời, thông tin này cũng có trong Nghị định 15/2018/NĐ-CP, cụ thể tại Khoản 2 Điều 27: Không sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm.

Về phần Xác nhận nội dung quảng cáo, trong Luật An toàn thực phẩm ghi rõ: Điều 43 Quy định về xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm: Người phát hành quảng cáo, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, tổ chức, cá nhân có thực phẩm quảng cáo chỉ được tiến hành quảng cáo khi: Đã được thẩm định nội dung và Chỉ được quảng cáo đúng nội dung đã được xác nhận.

Nghị định 15/2018/NĐ-CP: - Điều 26. Các sản phẩm phải đăng ký nội dung quảng cáo trước khi quảng cáo:

  + Thực phẩm Bảo vệ sức khỏe

  + Thực phẩm dinh dưỡng y học

  + Thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt

  + Sản phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 36 tháng tuổi không thuộc trường hợp cấm quảng cáo.

- Điều 27. Đăng ký nội dung quảng cáo thực phẩm:

  + Hồ sơ đăng ký, thủ tục cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo.

  + 10 ngày làm việc: cấp giấy xác nhận.

Tra cứu Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: https://nghidinh15.vfa.gov.vn

Giải pháp để hạn chế các vi phạm trong quảng cáo thực phẩm chức năng - 2

Các đại biểu tham gia thảo luận tại Hội thảo Phát triển bền vững thị trường thực phẩm chức năng. (Ảnh: Ngô Trần)

Những vi phạm trong Quảng cáo Thực phẩm chức năng:

1. Những vi phạm thường gặp:

- Quảng cáo như thuốc chữa bệnh

- Quảng cáo sử dụng danh nghĩa, hình ảnh bác sỹ, người nổi tiếng, cơ quan báo chí, Truyền hình uy tín để quảng cáo thực phẩm như thuốc, thần dược;

- Quảng cáo khi chưa được xác nhận nội dung của cơ quan có thẩm quyền;

- Quảng cáo không đúng nội dung được xác nhận, không đúng bản chất sản phẩm;

- Quảng cáo trên mạng xã hội sử dụng ca sĩ, diễn viên, người của công chúng để quảng cáo không đúng công dụng sản phẩm.

2. Kết quả xử lý vi phạm quảng cáo TPBVSK: 285 trường hợp vi phạm về quảng cáo. Về xử phạt hành chính, ngoài việc xử phạt, Cục đã cảnh báo trên website: vfa.gov.vn với  336 bài cảnh báo. Chuyển Cục PTTH &TTĐT để xử lý: 483 đường link (139 facebook, 6 youtube).

Cục PTTH&TTĐT đã cung cấp thông tin chủ thể 29 website vi phạm quảng cáo, trong đó có chủ thể là cá nhân, Công ty phần mềm, có tên miền ẩn giấu thông tin chủ thể, có tên miền chưa cấp phát sử dụng. Chuyển Cục TMĐT&KTS- Bộ Công thương 89 website sàn TMĐT.

  + Năm 2021: đã xử lý, yêu cầu rà soát và gỡ bỏ 79 gian hàng: 107 sản phẩm vi phạm.

  + Năm 2022: đã xử lý 1.145 gian hàng vi phạm.

3. Công tác tham mưu, chỉ đạo, quản lý quảng cáo:

- Tham mưu Lãnh đạo Bộ Y tế ban hành một loạt các công văn gửi UBND các tỉnh thành phố, gửi các bộ ngành, gửi Đài THVN; Đài TNVN về tăng cường quản lý nhà nước, kiểm tra, xử lý vi phạm về quảng cáo. Đặc biệt năm 2022 đã ban hành: Công văn số 1504/ATTP-BYT ngày 25/3/2022 gửi các Bộ, ngành và UBND các tỉnh/thành phố về việc tăng cường công tác hoạt động quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe; Công văn số 2546/CV-BCĐTƯATTP ngày 17/5/2022 Của Ban Chỉ đạo LNTW ANTTP gửi đ/c Nguyễn Duy Ngọc Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, thứ trưởng Bộ Công an về phối hợp quản lý hoạt động quảng cáo TPBVSK.

4. Công tác tham mưu, chỉ đạo, quản lý quảng cáo: Cục An toàn thực phẩm đã ban hành các văn bản:

+ Công văn số 24/ATTP-NĐTT ngày 03/1/2020 gửi các Bệnh viện trực thuộc Trung ương;

+ Công văn số 994/2020/ATTP-NĐTT ngày 27/4/2020 gửi Cục Văn hóa cơ sở - Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đề nghị nhắc nhở các văn nghệ sĩ;

+ Công văn số 26/ATTP-PCTTR ngày 11/1/2021 gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TTg đẩy mạnh xử lý vi phạm về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe;

+ Công văn số 419/ATTP-NĐTT ngày 15/3/2021gửi Google LLC, Facebook Inc về việc phối hợp quản lý nội dung quảng cáo thực phẩm;

Công tác tham mưu, chỉ đạo, quản lý quảng cáo, Cục An toàn thực phẩm đã ban hành các văn bản:

+ Công văn số 35/ATTP-PCTTR ngày 11/1/2021 gửi Thanh tra Bộ Thông tin và Truyền thông; Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử - Bộ Thông tin và Truyền thông; Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (A05) – Bộ Công An phối hợp trong công tác quản lý về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

+ Công văn số 766/ATTP-NĐTT ngày 25/4/2022 gửi SYT các tỉnh thành phố trực thuộc TW về quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Nội dung chủ yếu tăng cường kiểm tra hoạt động kinh doanh, quảng cáo TPBVSK tại các cơ sở hành nghề y dược, đông y; đề nghị Sở Y tế phối hợp với Hội dồng y, Hội Y dược tỉnh phổ biến để các Lương y và người hành nghề y dược không vi phạm quảng cáo thực phẩm. 

Giải pháp để hạn chế các vi phạm trong quảng cáo thực phẩm chức năng - 3

TS Trần Việt Nga. (Ảnh: Ngô Trần)

Tham gia hội thảo lần này có đại diện các Sở ban ngành, Đại diện các Hội, Hiệp hội, Đại diện các tổ chức và doanh nghiệp. Đồng hành cùng sự kiện là các phóng viên, nhà báo đến từ gần 30 cơ quan báo chí trung ương và địa phương, cùng nhà tài trợ kim cương - Công ty TNHH UNP Healthcare Việt Nam và các nhà tài trợ khác.

Thảo Linh
Bình luận
vtcnews.vn