• Zalo

Giải mã sức hút ngành Logistics trong thời kỳ hội nhập

Tin tức - Sự kiệnThứ Ba, 11/06/2024 17:38:17 +07:00Google News
(VTC News) -

Nền kinh tế Việt Nam bứt phá trên trên bản đồ quốc tế, mở ra cơ hội to lớn cho ngành Logistics, song thách thức về nguồn nhân lực chất lượng cao vẫn còn hiện hữu.

Thực trạng ngành Logistics tại Việt Nam

Ngành Logistics tại Việt Nam đang bứt phá với tốc độ tăng trưởng ấn tượng, mở rộng quy mô và hứa hẹn tiềm năng to lớn trong những năm tới. Theo dự báo, đà tăng trưởng này sẽ tiếp tục được duy trì nhờ hoạt động xuất nhập khẩu Việt Nam liên tục tăng trưởng ổn định và nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) gia tăng.

Hiện nay, thị trường Logistics Việt Nam quy tụ hơn 3.000 doanh nghiệp cung cấp đa dạng dịch vụ, bao gồm vận chuyển hàng hóa, kho bãi, vận tải đa phương tiện, quản lý chuỗi cung ứng, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của các doanh nghiệp và tổ chức.

Tuy nhiên, sự phát triển mạnh mẽ này cũng đi kèm với thách thức lớn về nguồn nhân lực chất lượng cao. Dự báo đến năm 2030, ngành Logistics Việt Nam sẽ cần bổ sung thêm 2,2 triệu nhân lực, trong đó 200.000 lao động cần có bằng cấp, chứng chỉ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ và năng lực ngoại ngữ.

Sinh viên Đại học FPT tham quan trải nghiệm thực tế tại Tân Cảng Cát Lái và Công Ty TNHH Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tân Cảng - STC.

Sinh viên Đại học FPT tham quan trải nghiệm thực tế tại Tân Cảng Cát Lái và Công Ty TNHH Phát Triển Nguồn Nhân Lực Tân Cảng - STC.

Khảo sát của Công ty Nghiên cứu và tư vấn công nghiệp Việt Nam cho thấy, 60 - 80% doanh nghiệp Logistics đánh giá năng lực đội ngũ nhân lực hiện nay chỉ ở mức trung bình thấp. 

Dự báo kỹ năng nghề Logistics của Hội đồng tư vấn kỹ năng nghề Logistics cũng chỉ ra rằng, lực lượng nhân lực Logistics Việt Nam còn thiếu hụt về kỹ năng công nghệ thông tin và ngoại ngữ.

Rõ ràng, việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là chìa khóa để ngành Logistics Việt Nam duy trì đà tăng trưởng và khai thác tiềm năng to lớn trong tương lai.

Lợi thế kép khi học Logistics tại Đại học FPT

Nhận thức được nhu cầu của thị trường, Đại học FPT đã xây dựng chương trình đào tạo ngành Logistics với định hướng phát triển kỹ năng kép, mang đến cho sinh viên nhiều lợi thế vượt trội sau khi tốt nghiệp.

Sinh viên Đại học FPT tham quan Công ty Cổ phần Logistics U&I và Kho Mát chuẩn GSP tại Công ty Cổ phần Logistics Dược Phẩm Đông Á.

Sinh viên Đại học FPT tham quan Công ty Cổ phần Logistics U&I và Kho Mát chuẩn GSP tại Công ty Cổ phần Logistics Dược Phẩm Đông Á.

Trường chú trọng bồi dưỡng kỹ năng tiếng Anh cho sinh viên ngay từ những bước đầu tiên với Chương trình tiếng Anh dự bị. Hơn thế nữa, cơ hội học tập tại nước ngoài ngay từ năm 1 giúp sinh viên tiếp xúc với môi trường ngôn ngữ thực tế, nâng cao khả năng sử dụng tiếng Anh một cách hiệu quả nhất.

Bên cạnh tiếng Anh, sinh viên còn được trau dồi thêm kỹ năng ngôn ngữ Trung cơ bản trong học kỳ chuyên ngành, tạo dựng lợi thế song ngữ cho bản thân. Nhờ vậy, sinh viên có thể dễ dàng tiếp cận thị trường lao động quốc tế, đặc biệt là khu vực châu Á, nơi có tiềm năng phát triển Logistics vô cùng to lớn.

Sinh viên Đại học FPT trải nghiệm học kỳ nước ngoài tại Trường Kasem Bundit và Trường Burapha (BUUIC), Thái Lan.

Sinh viên Đại học FPT trải nghiệm học kỳ nước ngoài tại Trường Kasem Bundit và Trường Burapha (BUUIC), Thái Lan.

Đặc biệt, với vị thế trường đại học trực thuộc tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam, Đại học FPT mang đến cho sinh viên Logistics đặc quyền được tiếp cận các ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất hiện nay, bao gồm hệ thống ERP SAP, học máy (Machine Learning), trí tuệ nhân tạo (AI), Internet vạn vật (IoT).

Sự kết hợp hoàn hảo giữa hai yếu tố: ngôn ngữ và công nghệ tạo nên lợi thế "kép" cho sinh viên Logistics Đại học FPT, giúp các bạn dễ dàng thích nghi với môi trường làm việc năng động, đa dạng và cạnh tranh gay gắt của ngành Logistics trong tương lai. 

Chọn Đại học FPT, chọn trải nghiệm thành công. Lựa chọn Đại học FPT để theo học ngành Logistics ngay hôm nay.

Năm 2024 Trường ĐH FPT tuyển sinh các ngành: Công nghệ thông tin (Công nghệ ô tô số, Kỹ Thuật Phần mềm, Hệ thống thông tin, Trí tuệ nhân tạo, An toàn thông tin, Thiết kế mỹ thuật số), Quản trị kinh doanh (Digital Marketing, Kinh doanh quốc tế, Logistics & Quản lý chuỗi cung ứng, Quản trị khách sạn, Quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành, Tài chính); Công nghệ truyền thông (Truyền thông đa phương tiện, Quan hệ công chúng), Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Hàn Quốc và Ngôn ngữ Trung Quốc.

Thí sinh đủ điều kiện nộp hồ sơ tuyển sinh vào Trường ĐH FPT khi: thuộc đối tượng xét tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh Hệ đại học chính quy năm 2024 của Trường; Đạt xếp hạng Top50 theo học bạ THPT năm 2024.

Ngoài ra, thí sinh có thể xét tuyển vào trường bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024 theo tổ hợp môn Toán và 2 môn bất kì. Điểm trúng tuyển sẽ công bố cụ thể sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024.

Hà An
Bình luận
vtcnews.vn