Trong một chuyến công tác về xứ dừa Bến Tre, tôi tình cờ được nghe một câu chuyện khá ly kỳ, ám màu sắc ma mị. Dân địa phương kể lại rằng một phụ nữ Việt kiều đã bỏ tiền tỷ ra xây một căn biệt thự nhưng bà chưa kịp ở ngày nào thì mắc bệnh hiểm nghèo qua đời. Điều kỳ lạ là người đàn bà vắn số ấy lại được an táng ngay giữa căn nhà còn vương mùi vữa mới…
Ngôi biệt thự “ma”
Căn biệt thự “ma” cách bến phà Rạch Miễu cũ, thuộc xã An Khánh, huyện Châu Thành khoảng 500m. Ngôi mộ thự này được “khánh thành” trước cả cây cầu Rạch Miễu, bắc qua sông Tiền. Trong lúc chiêm ngưỡng kiến trúc ngôi nhà, tôi nổi da gà khi chứng kiến ngay chính giữa phòng khách của căn biệt thự, thay vì một bộ bàn ghế tiếp khách thường thấy là một ngôi mộ lớn.
Nghe kể, ngôi biệt thự được xây dựng vào cuối năm 2007, và mộ phần người phụ nữ đang “tọa lạc” ở đó là bà Trần Thị Kim Liên (SN 1960), một Việt kiều Mỹ. Bà Liên bị bệnh ung thư và chết ở Mỹ từ cuối năm 2008, sau đó xác được ướp và đưa về đây an táng.
Khi được hỏi những chuyện về ngôi biệt thự này, hàng xóm đều có phần e dè. Phải khó khăn lắm chúng tôi mới gặp được bà Hương (55 tuổi), một người dân trong xóm, kể lại ngọn nguồn câu chuyện.
Theo bà Hương, hiện tại vợ chồng người em trai bà Liên là anh Tuấn và chị Á đang sinh sống trong ngôi nhà này. Trước đây, bà Liên từ bên Mỹ đã bỏ tiền tỷ cho người em trai xây căn biệt thự trên, với ý định sau này khi nào già sẽ về quê sinh sống. Nhưng chưa kịp sinh sống ngày nào thì bà Liên đột ngột qua đời.
“Không chỉ tôi mà hầu hết những người trong xóm cũng không giải thích được tại sao mộ bà Liên lại được đặt ngay giữa ngôi biệt thự. Nếu có đặt trong nhà thì lựa ở góc nào đó khuất một tý, đằng này lại đối diện đường, ngay trước cửa lớn, ai đi qua cũng nhìn thấy. Dù không sinh sống trong đấy, nhưng vài năm đầu tiên, mỗi khi có việc đi ngang qua, ai nấy đều sợ hãi”, bà Hương thật thà kể.
Vì sao bà Liên tại đặt mộ mình một cách “trái khoáy” như vậy, có lẽ chỉ có những người thân của bà mới hiểu. Nhưng theo ghi nhận thì trong dư luận từ lâu đã xuất hiện rất nhiều lời đồn thổi về căn biệt thự này. Theo đó, có thông tin cho rằng mộ bà Liên được đặt giữa nhà là để “trấn yểm”.
Việc này được giải thích rằng, gia đình bà Liên rất giàu nên di chúc chôn mình ngay trong nhà để anh em khỏi ai tranh giành tài sản.
Một số nhân chứng khác cho rằng ngôi biệt thự bị ma ám. Nghe nói, khi huyệt mộ của bà Liên được đặt xuống, người thân đã không ai dám ở, mà phải ở ngôi nhà cấp 4 cũ kế bên. Chỉ cho tới khi mời thầy về cúng và mở cổng cho khách tò mò vào thăm để xua tan đi hơi lạnh thì thân nhân bà Liên mới dám về sinh sống.
Thậm chí, cái chết của mẹ bà Liên cũng được giải thích theo hướng khác thường. Cụ chết vì bị nhiễm độc tử khí.
Trần tình của người trong cuộc
Để làm sáng tỏ những điều nghe vô lý này, chúng tôi đã cố gắng liên hệ với những người đang sinh sống trong ngôi biệt thự “ma”. Phải đến tối chị Á, người em dâu của bà Liên mới đi làm về. Chủ nhà tỏ ra niềm nở mời khách vào nhà, không có vẻ khó khăn như những người xung quanh cho biết trước đó.
Chị Á cho biết, kiến trúc trong ngôi nhà này đều do chị chồng mình tự tay thiết kế. Cũng ngay chính giữa phòng khách là một ngôi mộ cũng được trang trí bằng đá hoa cương bóng loáng, phía trước ngôi mộ là bàn thờ cùng di ảnh của người đã khuất. Trên bàn thờ lúc này vẫn còn nghi ngút khói hương.
Theo đó, bà Liên là người con gái lớn trong gia đình. Năm 17 tuổi, bà Liên lập gia đình, sau đó bà cùng chồng vượt biên ra nước ngoài, rồi định cư ở California (Mỹ). Sau khi con cái trưởng thành, làm ăn khấm khá, bà nghĩ về ba mẹ mình nhiều hơn. Thời gian ấy bà cũng thường xuyên gửi tiền bạc về hỗ trợ, giúp đỡ các em trong gia đình phát triển kinh tế.
Khi đã toan về già, bà Liên có ý tưởng được về nhà sống cùng mẹ và người thân. Sau đó, bà bỏ ra gần 2 tỷ để xây căn biệt thự trên đất của mẹ ruột.
“Cuối năm 2006, khi ngôi biệt thự vừa xây chưa xong thì bà Liên đã đổ bệnh. Trước khi chết, bà vẫn tâm sự với người nhà là muốn được chết ở quê nhà. Nhưng mong ước cuối cùng đó không thành, bà ra đi trước sự dự tính của bác sĩ”, chị Á thuật lại.
Theo di nguyện của bà Liên nên sau khi mất, gia đình đã quyết định đưa thi hài bà từ Mỹ trở về Việt Nam để chôn cất. Đặc biệt, phần mộ của bà Liên ngay trong ngôi căn biệt thự còn thơm mùi vữa này. Chị Á giải thích: “Vì đây là nhà của chị ấy, tiền cũng của chị nên gia đình tôi đã làm theo ý nguyện để cho chị được vui lòng nơi chín suối. Tuy nhiên, từ lúc chị mất đến khi đưa xác về tới Việt Nam là hơn 3 tuần.
Trong thời gian ấy, cuộc sống trong nhà cũng có nhiều xáo trộn, nói chung là ai cũng lo lắng vì bỗng dưng trong nhà lại có một ngôi mộ. Nhưng khi huyệt mộ của chị nằm xuống thì nỗi lo ấy đã được xóa bỏ. Sau này có nhiều người hỏi tôi có thấy sợ không, tôi bảo không, mà có cảm giác gần gũi, như chị đang ngủ”.
Chị Á nói thêm: “Hồi đó nhà tôi đông khách lắm. Ban đầu gia đình tôi tiếp đón rất tử tế. Sau này một số người xì xầm bàn tán những lời không hay về ngôi mộ của chị tôi. Do đó nhà tôi không hào hứng cho người lạ vào xem”.
Liên quan đến câu chuyện này, ông Trần Tuấn Kha, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Thạch cho biết: “Ngôi mộ bà Liên được chôn cất trong nhà, nhưng chính quyền xã không thể can thiệp được vì đó là ý nguyện của người dân.
Chúng tôi chưa nhận được bất kỳ đơn khiếu nại nào về việc ngôi mộ an táng trong nhà làm ô nhiễm môi trường hay ảnh hưởng đến sức khoẻ của bà con ở khu vực nên cũng không có cơ sở gì xử lý”.
Nguồn: A Khoát(Pháp luật VN)
Ngôi biệt thự “ma”
Căn biệt thự “ma” cách bến phà Rạch Miễu cũ, thuộc xã An Khánh, huyện Châu Thành khoảng 500m. Ngôi mộ thự này được “khánh thành” trước cả cây cầu Rạch Miễu, bắc qua sông Tiền. Trong lúc chiêm ngưỡng kiến trúc ngôi nhà, tôi nổi da gà khi chứng kiến ngay chính giữa phòng khách của căn biệt thự, thay vì một bộ bàn ghế tiếp khách thường thấy là một ngôi mộ lớn.
Nghe kể, ngôi biệt thự được xây dựng vào cuối năm 2007, và mộ phần người phụ nữ đang “tọa lạc” ở đó là bà Trần Thị Kim Liên (SN 1960), một Việt kiều Mỹ. Bà Liên bị bệnh ung thư và chết ở Mỹ từ cuối năm 2008, sau đó xác được ướp và đưa về đây an táng.
Khi được hỏi những chuyện về ngôi biệt thự này, hàng xóm đều có phần e dè. Phải khó khăn lắm chúng tôi mới gặp được bà Hương (55 tuổi), một người dân trong xóm, kể lại ngọn nguồn câu chuyện.
Huyệt mộ án ngữ giữa phòng khách của ngôi biệt thự. |
Theo bà Hương, hiện tại vợ chồng người em trai bà Liên là anh Tuấn và chị Á đang sinh sống trong ngôi nhà này. Trước đây, bà Liên từ bên Mỹ đã bỏ tiền tỷ cho người em trai xây căn biệt thự trên, với ý định sau này khi nào già sẽ về quê sinh sống. Nhưng chưa kịp sinh sống ngày nào thì bà Liên đột ngột qua đời.
“Không chỉ tôi mà hầu hết những người trong xóm cũng không giải thích được tại sao mộ bà Liên lại được đặt ngay giữa ngôi biệt thự. Nếu có đặt trong nhà thì lựa ở góc nào đó khuất một tý, đằng này lại đối diện đường, ngay trước cửa lớn, ai đi qua cũng nhìn thấy. Dù không sinh sống trong đấy, nhưng vài năm đầu tiên, mỗi khi có việc đi ngang qua, ai nấy đều sợ hãi”, bà Hương thật thà kể.
Vì sao bà Liên tại đặt mộ mình một cách “trái khoáy” như vậy, có lẽ chỉ có những người thân của bà mới hiểu. Nhưng theo ghi nhận thì trong dư luận từ lâu đã xuất hiện rất nhiều lời đồn thổi về căn biệt thự này. Theo đó, có thông tin cho rằng mộ bà Liên được đặt giữa nhà là để “trấn yểm”.
Việc này được giải thích rằng, gia đình bà Liên rất giàu nên di chúc chôn mình ngay trong nhà để anh em khỏi ai tranh giành tài sản.
Một số nhân chứng khác cho rằng ngôi biệt thự bị ma ám. Nghe nói, khi huyệt mộ của bà Liên được đặt xuống, người thân đã không ai dám ở, mà phải ở ngôi nhà cấp 4 cũ kế bên. Chỉ cho tới khi mời thầy về cúng và mở cổng cho khách tò mò vào thăm để xua tan đi hơi lạnh thì thân nhân bà Liên mới dám về sinh sống.
Thậm chí, cái chết của mẹ bà Liên cũng được giải thích theo hướng khác thường. Cụ chết vì bị nhiễm độc tử khí.
Trần tình của người trong cuộc
Để làm sáng tỏ những điều nghe vô lý này, chúng tôi đã cố gắng liên hệ với những người đang sinh sống trong ngôi biệt thự “ma”. Phải đến tối chị Á, người em dâu của bà Liên mới đi làm về. Chủ nhà tỏ ra niềm nở mời khách vào nhà, không có vẻ khó khăn như những người xung quanh cho biết trước đó.
Chị Á cho biết, kiến trúc trong ngôi nhà này đều do chị chồng mình tự tay thiết kế. Cũng ngay chính giữa phòng khách là một ngôi mộ cũng được trang trí bằng đá hoa cương bóng loáng, phía trước ngôi mộ là bàn thờ cùng di ảnh của người đã khuất. Trên bàn thờ lúc này vẫn còn nghi ngút khói hương.
Di ảnh người đàn bà vắn số. |
Theo đó, bà Liên là người con gái lớn trong gia đình. Năm 17 tuổi, bà Liên lập gia đình, sau đó bà cùng chồng vượt biên ra nước ngoài, rồi định cư ở California (Mỹ). Sau khi con cái trưởng thành, làm ăn khấm khá, bà nghĩ về ba mẹ mình nhiều hơn. Thời gian ấy bà cũng thường xuyên gửi tiền bạc về hỗ trợ, giúp đỡ các em trong gia đình phát triển kinh tế.
Khi đã toan về già, bà Liên có ý tưởng được về nhà sống cùng mẹ và người thân. Sau đó, bà bỏ ra gần 2 tỷ để xây căn biệt thự trên đất của mẹ ruột.
“Cuối năm 2006, khi ngôi biệt thự vừa xây chưa xong thì bà Liên đã đổ bệnh. Trước khi chết, bà vẫn tâm sự với người nhà là muốn được chết ở quê nhà. Nhưng mong ước cuối cùng đó không thành, bà ra đi trước sự dự tính của bác sĩ”, chị Á thuật lại.
Theo di nguyện của bà Liên nên sau khi mất, gia đình đã quyết định đưa thi hài bà từ Mỹ trở về Việt Nam để chôn cất. Đặc biệt, phần mộ của bà Liên ngay trong ngôi căn biệt thự còn thơm mùi vữa này. Chị Á giải thích: “Vì đây là nhà của chị ấy, tiền cũng của chị nên gia đình tôi đã làm theo ý nguyện để cho chị được vui lòng nơi chín suối. Tuy nhiên, từ lúc chị mất đến khi đưa xác về tới Việt Nam là hơn 3 tuần.
Trong thời gian ấy, cuộc sống trong nhà cũng có nhiều xáo trộn, nói chung là ai cũng lo lắng vì bỗng dưng trong nhà lại có một ngôi mộ. Nhưng khi huyệt mộ của chị nằm xuống thì nỗi lo ấy đã được xóa bỏ. Sau này có nhiều người hỏi tôi có thấy sợ không, tôi bảo không, mà có cảm giác gần gũi, như chị đang ngủ”.
Chị Á nói thêm: “Hồi đó nhà tôi đông khách lắm. Ban đầu gia đình tôi tiếp đón rất tử tế. Sau này một số người xì xầm bàn tán những lời không hay về ngôi mộ của chị tôi. Do đó nhà tôi không hào hứng cho người lạ vào xem”.
Liên quan đến câu chuyện này, ông Trần Tuấn Kha, Phó Chủ tịch UBND xã Tân Thạch cho biết: “Ngôi mộ bà Liên được chôn cất trong nhà, nhưng chính quyền xã không thể can thiệp được vì đó là ý nguyện của người dân.
Chúng tôi chưa nhận được bất kỳ đơn khiếu nại nào về việc ngôi mộ an táng trong nhà làm ô nhiễm môi trường hay ảnh hưởng đến sức khoẻ của bà con ở khu vực nên cũng không có cơ sở gì xử lý”.
Nguồn: A Khoát(Pháp luật VN)
Bình luận