(VTC News) - Người dân tin rằng, “lâu đài” dưới lòng đất chính là nơi cất giữ kho báu của người Tàu, nên đã đào bới, tự ý lấy đi rất nhiều đồ vật.
Kỳ 3 (kỳ cuối): Giải mã ngôi mộ cổ
Theo lời ông Đinh Văn Thinh, dọc quả núi Dốc Ngắn (Song Khoai, Yên Hưng, Quảng Ninh) có vài điểm chôn của, mà các cụ đồn rằng, đã bị người xưa yểm bùa. Nhiều đời nay, nhiều người tìm cách chiếm hữu song không thành công.
Các cụ còn đồn rằng, Hố Vàng ở núi Dốc Ngắn nối với đồi Nhớ Lùn, đồi Na bằng các đường hầm chạy sâu trong núi. Sau này, khi người dân vào đây khai hoang, thì phát hiện thêm hầm mộ khổng lồ ở cả đồi Nhớ Lùn và đồi Na.
Vào đầu thập kỷ 70, người dân trong vùng gặp toán người Tàu sang, cầm theo bản đồ, thuê người ở nơi khác đến đào bới nhiều ngày. Người dân tin rằng, họ là con cháu của người Tàu xưa, mang bản đồ và gia phả sang đây lấy kho báu về.
Nghĩ rằng, người Tàu đã giải bùa, nên năm 1978, người dân mới dám vào khai hoang. Vào năm 1979, khi đào rãnh thoát nước từ trên núi xuống, thì phát hiện ngôi mộ gạch khổng lồ, còn gọi là mộ Hán ở thôn 5.
Người dân tin rằng, “lâu đài” dưới lòng đất chính là nơi cất giữ kho báu của người Tàu, nên nhân dân đã chui vào hầm mộ đào bới, tự ý lấy đi rất nhiều đồ vật trong mộ.
Người dân vẫn còn đồn rằng, người nọ, người kia lấy được hũ vàng, tượng đồng đen, chum tiền cổ, ngọc quý… tuy nhiên, có một điều lạ, là những người bị đồn lấy được của, hiện đều sống trong nghèo khó. Nhiều gia đình còn gặp tai ương suốt từ đó đến nay.
Khi đó, ngay cả chính quyền cũng nghĩ rằng, đây chính là Hố Vàng, là Hố Của, là nơi cất giữ của cải của người xưa, nên đã ra sức canh giữ, bảo vệ ngày đêm.
Thế nhưng, một đêm, người đàn ông chuyên soi ếch ở xã cạnh đã tổ chức một nhóm người xâm nhập vào ngôi mộ trong một đêm mưa gió để đánh cắp của cải.
Không rõ nhóm người này có lấy được gì từ mộ hay không, nhưng anh chàng soi ếch kia từ một người khá ranh mãnh bỗng bị tâm thần. Anh này suốt ngày đi lang thang và nhìn đâu cũng thấy “ma nữ” mặc áo trắng (?!).
Theo ông Thinh, anh này vào hầm mộ và đã gặp “trinh nữ”, tức thần giữ của và bị ám hại, mới bị tâm thần như thế.
Trông giữ Hố Vàng một thời gian, thì chính quyền cũng đã tự tổ chức đào bới, nhưng không tìm được vàng bạc, kho báu nào, mà chỉ lấy được một số đồ tùy táng.
Lời đồn về trinh nữ bị yểm bùa trong Hố Của khiến người dân trong vùng sợ hãi, không ai dám xâm phạm nữa, nên ngôi mộ bỏ không từ bấy đến nay mà không ai dám vào.
Vào năm 2002, xã Song Khoai san gạt mặt bằng xây nhà văn hóa thiếu nhi và trường học, phát hiện khá nhiều mộ gạch, nên đã thông báo với cấp trên.
Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á cùng TS. Nguyễn Việt được mời về xem xét, khai quật. Ông Việt đã khảo sát núi Dốc Ngắn và được người dân chỉ đến Hố Của.
TS. Nguyễn Việt đã sững sờ khi tận mắt ngôi mộ Hán khổng lồ, còn khá nguyên vẹn trong vườn nhà dân.
TS. Nguyễn Việt đã tiến hành nghiên cứu, đo đạc, vẽ sơ đồ hầm mộ có tên Hố Của và công bố trong “Báo cáo khai quật chữa cháy mộ gạch sau Công nguyên tại Yên Hưng, Quảng Ninh năm 2002”.
Ông đã trình bày tại Hội nghị Khảo cổ học, Hà Nội và tại một hội nghị về khảo cổ học ở Trung Quốc vào tháng 9-2010.
Suốt từ đó đến nay, TS. Nguyễn Việt và Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á của ông liên tục về núi Dốc Ngắn nghiên cứu, tìm cách bảo quản ngôi mộ khổng lồ, đặc biệt quý hiếm này.
Theo TS. Nguyễn Việt, ngôi mộ Hán khổng lồ này có niên đại khoảng thế kỷ 2 sau công nguyên, cách ngày nay hơn 1800 năm.
TS. Yang Yong, chuyên gia mộ Hán Trung Quốc khi nghiên cứu hầm mộ này đã khẳng định rằng, ngay cả ở Trung Quốc cũng khó tìm thấy ngôi mộ Hán lớn và đẹp như ngôi mộ này.
Đây là ngôi mộ được trang trí rất cầu kỳ. Thống kê cho thấy có tới 100 loại hoa văn khác nhau trên các viên gạch. Nhiều viên gạch có ký tự khác lạ, khả năng là chữ cổ, chưa giải mã được.
TS. Nguyễn Việt đã thu thập một số hiện vật trong mộ và đưa về Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á để nghiên cứu.
Ông đã phát hiện một hiện vật khắc chìm dưới men mỏng hai chữ “Lý thị”, tức họ Lý. Điều này có nghĩa, nhiều khả năng chủ nhân của ngôi mộ là người họ Lý, hoặc dòng họ Lý đã cúng tiến chiếc đĩa này cho người chết.
Người xưa thường chia của cho người chết, nên trong các mộ Hán thường có rất nhiều đồ đạc, vật dụng, thậm chí vàng bạc, châu báu. Chính vì thế, những vật dụng thường là của người đã chết, hoặc là của người nhà.
Cũng theo TS. Nguyễn Việt, họ Lý là một trong những dòng họ xuất hiện sớm nhất trong lịch sử Việt Nam. Đầu Công nguyên, họ Lý là một họ lớn của Giao Chỉ, nhiều người làm tới thứ sử Giao Châu. Họ Lý cũng nắm giữ nhiều ngành kinh tế quan trọng.
Đã có nhiều đồ đồng, đồ sứ phát hiện ở Giao Châu có ghi danh “Lý thị tác”, thậm chí còn ghi rõ “Giao Chỉ Lý thị tác”.
Niên đại trên các món đồ ghi rõ họ Lý chế tác thường có niên đại từ 118 đến 145 sau Công nguyên. Như vậy, việc phát hiện chiếc đĩa gốm tráng men khắc chìm hai chữ “Lý thị” trong hầm mộ của một đại quý tộc ở xã Sông Khoai đã hé lộ một phần thông tin về lăng mộ.
Việc khai quật hầm mộ này, sẽ còn làm sáng tỏ nhiều điều thú vị về thời kỳ đầu Công nguyên ở nước ta. Hy vọng chính quyền địa phương sẽ quản lý tốt, không để ngôi mộ bị xâm hại.
Phong Nguyệt
Kỳ 3 (kỳ cuối): Giải mã ngôi mộ cổ
Theo lời ông Đinh Văn Thinh, dọc quả núi Dốc Ngắn (Song Khoai, Yên Hưng, Quảng Ninh) có vài điểm chôn của, mà các cụ đồn rằng, đã bị người xưa yểm bùa. Nhiều đời nay, nhiều người tìm cách chiếm hữu song không thành công.
Các cụ còn đồn rằng, Hố Vàng ở núi Dốc Ngắn nối với đồi Nhớ Lùn, đồi Na bằng các đường hầm chạy sâu trong núi. Sau này, khi người dân vào đây khai hoang, thì phát hiện thêm hầm mộ khổng lồ ở cả đồi Nhớ Lùn và đồi Na.
Vào đầu thập kỷ 70, người dân trong vùng gặp toán người Tàu sang, cầm theo bản đồ, thuê người ở nơi khác đến đào bới nhiều ngày. Người dân tin rằng, họ là con cháu của người Tàu xưa, mang bản đồ và gia phả sang đây lấy kho báu về.
Nguyễn Quang Vinh, trưởng thôn 5 trong hầm mộ |
Nghĩ rằng, người Tàu đã giải bùa, nên năm 1978, người dân mới dám vào khai hoang. Vào năm 1979, khi đào rãnh thoát nước từ trên núi xuống, thì phát hiện ngôi mộ gạch khổng lồ, còn gọi là mộ Hán ở thôn 5.
Người dân tin rằng, “lâu đài” dưới lòng đất chính là nơi cất giữ kho báu của người Tàu, nên nhân dân đã chui vào hầm mộ đào bới, tự ý lấy đi rất nhiều đồ vật trong mộ.
Người dân vẫn còn đồn rằng, người nọ, người kia lấy được hũ vàng, tượng đồng đen, chum tiền cổ, ngọc quý… tuy nhiên, có một điều lạ, là những người bị đồn lấy được của, hiện đều sống trong nghèo khó. Nhiều gia đình còn gặp tai ương suốt từ đó đến nay.
Khi đó, ngay cả chính quyền cũng nghĩ rằng, đây chính là Hố Vàng, là Hố Của, là nơi cất giữ của cải của người xưa, nên đã ra sức canh giữ, bảo vệ ngày đêm.
Thế nhưng, một đêm, người đàn ông chuyên soi ếch ở xã cạnh đã tổ chức một nhóm người xâm nhập vào ngôi mộ trong một đêm mưa gió để đánh cắp của cải.
Không rõ nhóm người này có lấy được gì từ mộ hay không, nhưng anh chàng soi ếch kia từ một người khá ranh mãnh bỗng bị tâm thần. Anh này suốt ngày đi lang thang và nhìn đâu cũng thấy “ma nữ” mặc áo trắng (?!).
Ông Đinh Văn Thinh nắm khá rõ thông tin về ngôi mộ Hán |
Theo ông Thinh, anh này vào hầm mộ và đã gặp “trinh nữ”, tức thần giữ của và bị ám hại, mới bị tâm thần như thế.
Trông giữ Hố Vàng một thời gian, thì chính quyền cũng đã tự tổ chức đào bới, nhưng không tìm được vàng bạc, kho báu nào, mà chỉ lấy được một số đồ tùy táng.
Lời đồn về trinh nữ bị yểm bùa trong Hố Của khiến người dân trong vùng sợ hãi, không ai dám xâm phạm nữa, nên ngôi mộ bỏ không từ bấy đến nay mà không ai dám vào.
Vào năm 2002, xã Song Khoai san gạt mặt bằng xây nhà văn hóa thiếu nhi và trường học, phát hiện khá nhiều mộ gạch, nên đã thông báo với cấp trên.
Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á cùng TS. Nguyễn Việt được mời về xem xét, khai quật. Ông Việt đã khảo sát núi Dốc Ngắn và được người dân chỉ đến Hố Của.
Trung tâm hầm mộ cao tới 4m |
TS. Nguyễn Việt đã sững sờ khi tận mắt ngôi mộ Hán khổng lồ, còn khá nguyên vẹn trong vườn nhà dân.
TS. Nguyễn Việt đã tiến hành nghiên cứu, đo đạc, vẽ sơ đồ hầm mộ có tên Hố Của và công bố trong “Báo cáo khai quật chữa cháy mộ gạch sau Công nguyên tại Yên Hưng, Quảng Ninh năm 2002”.
Ông đã trình bày tại Hội nghị Khảo cổ học, Hà Nội và tại một hội nghị về khảo cổ học ở Trung Quốc vào tháng 9-2010.
Suốt từ đó đến nay, TS. Nguyễn Việt và Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á của ông liên tục về núi Dốc Ngắn nghiên cứu, tìm cách bảo quản ngôi mộ khổng lồ, đặc biệt quý hiếm này.
Theo TS. Nguyễn Việt, ngôi mộ Hán khổng lồ này có niên đại khoảng thế kỷ 2 sau công nguyên, cách ngày nay hơn 1800 năm.
Các hầm mộ sâu hun hút, nhiều ngóc ngách |
TS. Yang Yong, chuyên gia mộ Hán Trung Quốc khi nghiên cứu hầm mộ này đã khẳng định rằng, ngay cả ở Trung Quốc cũng khó tìm thấy ngôi mộ Hán lớn và đẹp như ngôi mộ này.
Đây là ngôi mộ được trang trí rất cầu kỳ. Thống kê cho thấy có tới 100 loại hoa văn khác nhau trên các viên gạch. Nhiều viên gạch có ký tự khác lạ, khả năng là chữ cổ, chưa giải mã được.
TS. Nguyễn Việt đã thu thập một số hiện vật trong mộ và đưa về Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á để nghiên cứu.
Ông đã phát hiện một hiện vật khắc chìm dưới men mỏng hai chữ “Lý thị”, tức họ Lý. Điều này có nghĩa, nhiều khả năng chủ nhân của ngôi mộ là người họ Lý, hoặc dòng họ Lý đã cúng tiến chiếc đĩa này cho người chết.
Người xưa thường chia của cho người chết, nên trong các mộ Hán thường có rất nhiều đồ đạc, vật dụng, thậm chí vàng bạc, châu báu. Chính vì thế, những vật dụng thường là của người đã chết, hoặc là của người nhà.
Dấu vết một vụ đào bới |
Cũng theo TS. Nguyễn Việt, họ Lý là một trong những dòng họ xuất hiện sớm nhất trong lịch sử Việt Nam. Đầu Công nguyên, họ Lý là một họ lớn của Giao Chỉ, nhiều người làm tới thứ sử Giao Châu. Họ Lý cũng nắm giữ nhiều ngành kinh tế quan trọng.
Đã có nhiều đồ đồng, đồ sứ phát hiện ở Giao Châu có ghi danh “Lý thị tác”, thậm chí còn ghi rõ “Giao Chỉ Lý thị tác”.
Niên đại trên các món đồ ghi rõ họ Lý chế tác thường có niên đại từ 118 đến 145 sau Công nguyên. Như vậy, việc phát hiện chiếc đĩa gốm tráng men khắc chìm hai chữ “Lý thị” trong hầm mộ của một đại quý tộc ở xã Sông Khoai đã hé lộ một phần thông tin về lăng mộ.
Việc khai quật hầm mộ này, sẽ còn làm sáng tỏ nhiều điều thú vị về thời kỳ đầu Công nguyên ở nước ta. Hy vọng chính quyền địa phương sẽ quản lý tốt, không để ngôi mộ bị xâm hại.
Video khai quật mộ cổ 1.200 tuổi
Phong Nguyệt
Bình luận