Kỳ 2: Những câu chuyện bi hài
Theo lời anh Triệu Chàn Chiêng, bố của anh chàng quanh năm không mặc quần Triệu Lao Lớ (bản Trung Thành, xã Hồ Thầu, Hoàng Su Phì, Hà Giang), con trai anh lúc mới sinh ra hoàn toàn bình thường như những đứa trẻ khác.
Trẻ em miền núi nơi đâu cũng vậy, có tấm áo mặc là may lắm, quần thì chẳng cần, nên ít khi mặc, trừ khi mùa đông quá lạnh giá.
Bọn trẻ miền núi ít được bố mẹ để tâm, nên hàng ngày, khi bố mẹ lên nương, thì chúng vày ở dưới suối, thậm chí vũng nước bùn đất trước nhà. Thế nên, tốt nhất là không mặc quần, kẻo… phí.
Thế nhưng, khác với những đứa trẻ khác, khi đến lớp thì biết mặc quần, còn Triệu Lao Lớ thì nhất định không thích che đi nửa dưới phần thân. Hễ bố mẹ mặc quần, Lớ lại cởi ra. Bố mẹ đè nghiến ra mặc, thì Lớ khóc thét.
Anh Chiêng nhớ lại: “Có lần tôi đánh cháu, bắt cháu phải mặc, thì nó khóc không ngừng. Nó khóc đến tím tái mặt mũi, rồi lăn ra ốm. Người nó cứ uột đi, rồi sốt cao cả đêm khiến vợ chồng tôi hãi lắm.
Thế nhưng, khi cởi quần ra, thì nó lại tỉnh táo, khỏe mạnh lại, lại chạy nhảy lung tung với bọn trẻ con. Sau này, khi nó lớn, nhiều lần nhân lúc nó ngủ, tôi lấy quần của tôi mặc cho nó, nhưng hễ tỉnh dậy là nó lại cởi ra”.
Không có cách nào ép buộc được con, vợ chồng anh Chàn Chiêng, và vợ anh, chị Mùi Phan đành để mặc Lớ không mặc quần.
Vào lớp 1, Lớ tung tăng cắp sách đến điểm trường. Áo mới xúng xính bố mẹ sắm cho, nhưng quần không có, tơ hơ đến lớp.
Cô giáo nghĩ bố mẹ Lớ nghèo khó quá, đến tận nhà góp ý, mới ngã ngửa về cậu trò thích khỏa nửa thân. Cô giáo khuyên giải đủ đường, rồi đe dọa đủ kiểu, cậu bé Lớ vẫn nhất định từ chối mặc quần. Lớ hồn nhiên chơi đùa với các bạn, mà không thấy xấu hổ chút nào.
Năm lớp 1, cậu bé đặc biệt này còn đạt danh hiệu học sinh giỏi. Cô giáo nhận xét Lớ rất ngoan, biết vâng lời, học giỏi môn toán, chỉ có điều ngoan cố không chịu mặc quần.
Lên lớp 2, nhận thức được việc không mặc quần của mình là quái dị, bị nhiều bạn, nhất là các bạn lớp trên trêu chọc, nên Lớ không đến lớp nữa. Khuyên bảo con mãi không được, nên anh Chiêng đành phải cho Lớ nghỉ học.
Bẵng đi 10 năm, không ai nhắc đến cậu bé Triệu Lao Lớ cởi truồng đi học nữa, thì đến một ngày, cả xã Hồ Thầu được dịp xôn xao, cậu bé Triệu Lao Lớ ngày nào, đã là thanh niên, không mặc quần, đèo mẹ phóng xe máy vèo vèo ngoài trung tâm xã.
Chả là, con đường vào bản Trung Thành được mở, chiều ngang rộng đến… một mét, đủ xe máy đi, nên anh Chiêng quyết bán con trâu tậu liền lúc hai chiếc xe máy.
Khi anh Chiêng còn chưa dám ngồi lên xe, thì cậu con Triệu Lao Lớ vốn thông minh, sáng láng nhảy lên xe phóng ầm ầm xuống núi.
Có con đường đi được xe máy, Lớ có nhiều việc làm. Hàng ngày, cậu vào rừng đào măng, đốn củi, chất lên xe máy chở xuống, xếp thành đống ở xã. Phiên chợ nào ở xã cậu cũng chở mẹ, chở em đi chợ. Và tất nhiên, chuyện của Lớ đã thành đề tài bán tán xôn xao thời điểm đó.
Một cô giáo ở Trường tiểu học Hồ Thầu kể chuyện vui: “Hôm Triệu Lao Lớ xuống xã, mọi người ở trung tâm xã xúm ra xem. Nhiều thầy cô giáo đang giảng bài cũng phải tạm dừng chạy ra ngó xem thực hư thế nào. Nhiều cô không tin chạy lại xem, rồi rú lên bỏ chạy.
Hồi đầu, thấy nhiều người xem, cậu Lớ còn ngượng ngùng, dùng tay kéo vạt áo xuống, nhưng giờ cậu ta chẳng ngại gì nữa, cứ lông nhông đi lại như chỗ không người. Lúc đầu mọi người còn chỉ trỏ, để ý, giờ cũng chán rồi”.
Ở Hồ Thầu có chuyện vui về Triệu Lao Lớ, chẳng biết là thực hay tếu thế này: Có một chị bơm xăng, thấy Lớ phóng xe Win 100 đến, đỗ xịch ngay cây xăng, rồi cứ ngồi trên xe mở nắp bình xăng.
Xe Win bình xăng cao, vạt áo mở ra hai bên. Chị bán xăng thấy anh chàng vừa trẻ vừa đẹp trai, nhưng bộ dạng kỳ quặc, thì xấu hổ, cứ lóng ngóng.
Chị ta quên cả việc thả cò bơm xăng, thành thử đổ đầy cả bình xăng 8 lít, lại tràn ra ngoài mất mấy lít nữa.
Anh chồng thấy khách kêu la, chạy ra khóa van bơm xăng lại. Anh chồng đòi tiền, nhưng Lớ chỉ trả số tiền trị giá 1 lít xăng, bởi Lớ chỉ yêu cầu đổ 1 lít.
Vợ chồng ông chủ cây xăng không làm gì được bởi lý luận của Lớ. Nghe đồn, sau vụ đó, anh chồng nổi cơn ghen, mắng vợ suốt ngày vì tội… mê trai trẻ.
Còn chuyện nữa thế này: Ở Hoàng Su Phì, cũng như các tỉnh miền núi, có rất ít cây xăng lớn, mà chỉ có điểm bán xăng lẻ, phải bơm bằng tay. Bình xăng xe Win của Lớ rất lớn, đổ 8 lít mới đầy, nhưng không phải lúc nào Lớ cũng có nhiều tiền, nên chỉ đổ 1 lít.
Khi bơm xăng, Lớ thường ngồi trên xe, nên “của quý” lộ ra cả. Nhiều chị xấu hổ, nên vừa bơm xăng vừa quay mặt đi.
Do quay mặt đi chỗ khác, đầu óc lại thiếu tập trung, nên toàn bơm quá, thậm chí Lớ mua 1 lít thì lại bơm thành 2-3 lít. Do đã thỏa thuận từ trước, nên mấy chị bơm xăng đều phải chịu thiệt.
Chuyện của Triệu Lao Lớ gây xôn xao, ầm ĩ quá, nên chính quyền thôn, xã đã phải vào cuộc nhiều lần.
Thậm chí, có lần, công an xã cưỡng ép Lớ mặc quần, đảm bảo thuần phong mỹ tục. Tuy nhiên Lớ đã cự cãi: “Mặc quần hay không mặc quần là việc của tôi, không liên quan gì đến các anh cả. Nếu có cái luật nào xử lý người không mặc quần thì các anh đọc cho tôi nghe xem…”.
Cán bộ xã ở vùng núi này chưa thể nắm hết được luật, nên không sao cãi được với Triệu Lao Lớ.
Dương Phạm – Phong Nguyệt
Theo lời anh Triệu Chàn Chiêng, bố của anh chàng quanh năm không mặc quần Triệu Lao Lớ (bản Trung Thành, xã Hồ Thầu, Hoàng Su Phì, Hà Giang), con trai anh lúc mới sinh ra hoàn toàn bình thường như những đứa trẻ khác.
Trẻ em miền núi nơi đâu cũng vậy, có tấm áo mặc là may lắm, quần thì chẳng cần, nên ít khi mặc, trừ khi mùa đông quá lạnh giá.
Bọn trẻ miền núi ít được bố mẹ để tâm, nên hàng ngày, khi bố mẹ lên nương, thì chúng vày ở dưới suối, thậm chí vũng nước bùn đất trước nhà. Thế nên, tốt nhất là không mặc quần, kẻo… phí.
Thế nhưng, khác với những đứa trẻ khác, khi đến lớp thì biết mặc quần, còn Triệu Lao Lớ thì nhất định không thích che đi nửa dưới phần thân. Hễ bố mẹ mặc quần, Lớ lại cởi ra. Bố mẹ đè nghiến ra mặc, thì Lớ khóc thét.
Anh Chiêng nhớ lại: “Có lần tôi đánh cháu, bắt cháu phải mặc, thì nó khóc không ngừng. Nó khóc đến tím tái mặt mũi, rồi lăn ra ốm. Người nó cứ uột đi, rồi sốt cao cả đêm khiến vợ chồng tôi hãi lắm.
Triệu Lao Lớ cứ tơ hơ trước mặt người thân trong gia đình |
Không có cách nào ép buộc được con, vợ chồng anh Chàn Chiêng, và vợ anh, chị Mùi Phan đành để mặc Lớ không mặc quần.
Vào lớp 1, Lớ tung tăng cắp sách đến điểm trường. Áo mới xúng xính bố mẹ sắm cho, nhưng quần không có, tơ hơ đến lớp.
Cô giáo nghĩ bố mẹ Lớ nghèo khó quá, đến tận nhà góp ý, mới ngã ngửa về cậu trò thích khỏa nửa thân. Cô giáo khuyên giải đủ đường, rồi đe dọa đủ kiểu, cậu bé Lớ vẫn nhất định từ chối mặc quần. Lớ hồn nhiên chơi đùa với các bạn, mà không thấy xấu hổ chút nào.
Năm lớp 1, cậu bé đặc biệt này còn đạt danh hiệu học sinh giỏi. Cô giáo nhận xét Lớ rất ngoan, biết vâng lời, học giỏi môn toán, chỉ có điều ngoan cố không chịu mặc quần.
Triệu Lao Lớ rất đẹp trai, khôi ngô và hoàn toàn bình thường |
Bẵng đi 10 năm, không ai nhắc đến cậu bé Triệu Lao Lớ cởi truồng đi học nữa, thì đến một ngày, cả xã Hồ Thầu được dịp xôn xao, cậu bé Triệu Lao Lớ ngày nào, đã là thanh niên, không mặc quần, đèo mẹ phóng xe máy vèo vèo ngoài trung tâm xã.
Chả là, con đường vào bản Trung Thành được mở, chiều ngang rộng đến… một mét, đủ xe máy đi, nên anh Chiêng quyết bán con trâu tậu liền lúc hai chiếc xe máy.
Khi anh Chiêng còn chưa dám ngồi lên xe, thì cậu con Triệu Lao Lớ vốn thông minh, sáng láng nhảy lên xe phóng ầm ầm xuống núi.
Có con đường đi được xe máy, Lớ có nhiều việc làm. Hàng ngày, cậu vào rừng đào măng, đốn củi, chất lên xe máy chở xuống, xếp thành đống ở xã. Phiên chợ nào ở xã cậu cũng chở mẹ, chở em đi chợ. Và tất nhiên, chuyện của Lớ đã thành đề tài bán tán xôn xao thời điểm đó.
Một cô giáo ở Trường tiểu học Hồ Thầu kể chuyện vui: “Hôm Triệu Lao Lớ xuống xã, mọi người ở trung tâm xã xúm ra xem. Nhiều thầy cô giáo đang giảng bài cũng phải tạm dừng chạy ra ngó xem thực hư thế nào. Nhiều cô không tin chạy lại xem, rồi rú lên bỏ chạy.
Anh Triệu Chàn Chiêng rất mong có người giúp con anh thay đổi quan điểm sống |
Ở Hồ Thầu có chuyện vui về Triệu Lao Lớ, chẳng biết là thực hay tếu thế này: Có một chị bơm xăng, thấy Lớ phóng xe Win 100 đến, đỗ xịch ngay cây xăng, rồi cứ ngồi trên xe mở nắp bình xăng.
Xe Win bình xăng cao, vạt áo mở ra hai bên. Chị bán xăng thấy anh chàng vừa trẻ vừa đẹp trai, nhưng bộ dạng kỳ quặc, thì xấu hổ, cứ lóng ngóng.
Chị ta quên cả việc thả cò bơm xăng, thành thử đổ đầy cả bình xăng 8 lít, lại tràn ra ngoài mất mấy lít nữa.
Anh chồng thấy khách kêu la, chạy ra khóa van bơm xăng lại. Anh chồng đòi tiền, nhưng Lớ chỉ trả số tiền trị giá 1 lít xăng, bởi Lớ chỉ yêu cầu đổ 1 lít.
Vợ chồng ông chủ cây xăng không làm gì được bởi lý luận của Lớ. Nghe đồn, sau vụ đó, anh chồng nổi cơn ghen, mắng vợ suốt ngày vì tội… mê trai trẻ.
Bản Trung Thành trên đỉnh Chiêu Lầu Thi |
Khi bơm xăng, Lớ thường ngồi trên xe, nên “của quý” lộ ra cả. Nhiều chị xấu hổ, nên vừa bơm xăng vừa quay mặt đi.
Do quay mặt đi chỗ khác, đầu óc lại thiếu tập trung, nên toàn bơm quá, thậm chí Lớ mua 1 lít thì lại bơm thành 2-3 lít. Do đã thỏa thuận từ trước, nên mấy chị bơm xăng đều phải chịu thiệt.
Chuyện của Triệu Lao Lớ gây xôn xao, ầm ĩ quá, nên chính quyền thôn, xã đã phải vào cuộc nhiều lần.
Thậm chí, có lần, công an xã cưỡng ép Lớ mặc quần, đảm bảo thuần phong mỹ tục. Tuy nhiên Lớ đã cự cãi: “Mặc quần hay không mặc quần là việc của tôi, không liên quan gì đến các anh cả. Nếu có cái luật nào xử lý người không mặc quần thì các anh đọc cho tôi nghe xem…”.
Cán bộ xã ở vùng núi này chưa thể nắm hết được luật, nên không sao cãi được với Triệu Lao Lớ.
Dương Phạm – Phong Nguyệt
Bình luận