Suốt nhiều thế kỷ qua, nạn “đánh cắp của quý”, hay sự “biến mất của quý” đã trở thành nỗi ám ảnh, kinh hoàng trên toàn thế giới.
Ở nhiều nơi, trong một thời điểm nào đó, người ta sợ hãi tới mức không dám bắt tay nhau khi gặp mặt, thậm chí là chào hỏi xã giao, vì sợ rằng sẽ bị mất “của quý” mà không hề hay biết…
Nạn “trộm cắp của quý” được đồn thổi xảy ra trên khắp các nước châu Phi, một số nước châu Á và châu Âu. Nó kinh hoàng tới mức khiến người ta nghĩ rằng đó là biểu hiện hồi sinh của phù thủy.
Một nhà nhân chủng học đã kể lại rằng, vào tháng 3/2010, ông đặt chân đến một thị trấn nhỏ tên là Tiringoulou, thuộc Cộng hòa Trung Phi. Thị trấn này chỉ có khoảng 2000 người sinh sống. Điều lạ lùng mà ông nhận thấy là không ai bắt tay nhau vào buổi sáng.
Trong các huyền thoại, phù thủy đã ăn cắp và đùa giỡn với "của quý" |
Cái bắt tay siết chặt đến lạ kỳ và ngay lập tức người đàn ông đó cảm thấy như có luồng điện chạy trong người, dọc sống lưng, lan truyền nóng ran xuống vùng dưới. Tức thì, người đàn ông cảm thấy “chỗ ấy” nhẹ bẫng, dương vật teo lại chẳng khác chi “cái ấy” của một em bé.
Quá hoảng sợ, người đàn ông thất thanh kêu la, đã làm nhiều người xung quanh ngạc nhiên, hãi hùng. Ngay sau đó, một người đàn ông khác thông báo một tin tương tự. Sau đó, nhiều người đàn ông rơi vào bi kịch kiểu như trên. Đó là nguyên do khiến người dân ở thị trấn này không dám bắt tay ai, và tập tục bắt tay cũng biến mất khỏi đời sống văn hóa.
Không chỉ ở châu Phi mà các nhà nhân chủng học đã thống kê được hàng ngàn trường hợp bỗng dưng “mất của quý” trên toàn thế giới.
Tại châu Âu, từ thế kỷ thứ V đến thế kỷ VIII, đã tìm thấy ghi chép về nạn mất dương vật. Tất cả đều có mô tả chung rằng, nạn nhân đột nhiên cảm thấy như có một luồng điện chạy trong người, sau đó dương vật từ từ nhỏ lại và cuối cùng chui tọt vào bên trong. Nếu không được cứu chữa kịp thời nạn nhân sẽ chết.
Ở Đông Nam Á, “dịch bệnh mất dương vật” được ghi nhận đã xảy ra ở Singapore vào năm 1967. Khi đó, báo chí đã đưa tin có tới hàng trăm người đột nhiên mất dương vật, khiến dân tình náo loạn.
Vào năm 1976, căn bệnh kỳ quái này bùng phát ở Thái Lan và ghi nhận có tới 350 người đột nhiên “mất của quý”, hoặc của quý teo tóp không còn ra hình hài nữa.
Các nhà khoa học đã vào cuộc truy lùng nguyên nhân song thất bại. Cuối cùng, người dân đổ cho thực phẩm nhiễm hóa chất là thủ phạm gây nên căn bệnh kỳ quái này.
Nhưng tình trạng bỗng dưng “mất của quý” chỉ thực sự lan rộng và “dậy sóng” khi lan đến các nước châu Phi, nơi mà nhiều bộ tộc, bộ lạc còn mông muội, tin vào những điều dị đoan, thần bí, đặc biệt là tin vào tà thuật của phù thủy.
Hàng ngàn người dân đã được ghi nhận “mất dương vật” ở các nước Nigeria, Cameroon, Ghana, Senegal, Bờ Biển Ngà, Nam Phi, cùng các nước quanh Sahara. Làn sóng hoảng loạn dâng cao đến mức nhiều nơi đàn ông chẳng dám ra đường.
Cuốn sách ghi chép về thuật Kogo |
Đâu là nguyên nhân chính thức của hiện tượng này? Các nhà khoa học giải thích rằng đó là hiện tượng Koro, một hiện tượng mang tính chất tâm lý xã hội xảy ra không chỉ ở những người đàn ông mà ở cả những người phụ nữ.
Nguyên nhân chủ yếu là do cuồng dâm, bệnh hoạn, dần dẫn đến mất khả năng sinh dục, vô sinh và cảm giác sợ hãi vì nghĩ rằng sẽ bị chết.
Koro là một thuật ngữ có nguồn gốc từ Malaysia. Nó liên quan đến một quan niệm về sự lo lắng, căng thẳng dẫn đến bộ phận sinh dục của nam và nữ bị co rút vào bên trong cơ thể. Bộ phận sinh dục có thể co vào trong cơ thể vài giờ, thậm chí vài ngày. Hiện tượng này có thể chỉ xảy ra duy nhất một lần trong đời, cũng có thể xảy ra thường xuyên kiểu mãn tính, thậm chí có thể gây tử vong do bí tiểu, hoặc dùng dị vật kéo ra không đúng cách.
Các nhà thôi miên cho rằng, khởi nguồn của nạn “mất của quý” là do niềm tin quá lớn, tạo ra sự ám thị nặng nề, khiến cơ thể nảy sinh những phản ứng tiêu cực. Những người lo sợ Koro sẽ nghĩ đến cái chết sắp xảy ra, hoặc tin rằng bộ phận sinh dục mất chức năng. Y học Trung Quốc công nhận Koro như một căn bệnh suy giảm tình dục.
Ngày nay, căn bệnh biến mất dương vật ít xuất hiện, bởi con người đã văn minh hơn, vả lại có sự can thiệp của y học hiện đại. Tuy nhiên, Koro vẫn là thứ mà các nhà y khoa cùng chuyên gia thần kinh cần nghiên cứu, giải mã một cách thấu đáo.
Bình Thủy
Bình luận