Anh Bắc đang ngồi trong nhà uống nước thì bỗng nghe thấy tiếng “rắc” rất to. Anh đỡ vợ chạy ra đến cổng thì đã thấy cả khoảng sân nhà mình từ từ bị lôi tuột xuống "hố tử thần" sâu hoắm.
Bỗng dưng thành người vô gia cư chỉ sau tiếng “rắc”
Khoảng 8 giờ 30 sáng ngày 2/4, tại thôn Hòa Lạc (xã An Tiến, Mỹ Đức, Hà Nội) bỗng nhiên xuất hiện một “hố tử thần” rộng khoảng 14m, sâu 11m, gây sụt lún nhà cửa, đường đi và khiến nhiều hộ dân ở đây phải sơ tán ngay trong ngày.
Bị thiệt hại nặng nhất là nhà anh Nguyễn Văn Bắc. “Hố tử thần” này đã nuốt cả khoảng sân trước nhà và liếm vào sát chân móng nhà anh. Toàn bộ công trình phụ rạn nứt, nhà 2 tầng kiên cố bị nghiêng 5 độ về phía hố.
“Hôm đó, hai vợ chồng tôi và cậu em vợ đang ngồi trong nhà uống nước thì bỗng nhiên nghe thấy tiếng “rắc” rất to. Tôi và cậu em vợ chạy vội ra ngoài thì thấy nứt 1 đường chéo ở sân rộng khoảng 10cm. Lúc ấy hoảng quá chẳng nghĩ được gì, vợ tôi lại mới đi mổ về được 3 ngày nên tôi chạy quay vào nhà đỡ cô ấy đi ra ngoài.
Lúc chúng tôi ra đến cổng thì đã thấy cả khoảng sân nhà mình bị lôi tuột xuống lòng đất. Bây giờ nghĩ lại tôi vẫn còn sợ, chẳng thiết ăn uống gì, cứ hễ đặt lưng xuống là giật mình. Mới có 3 ngày mà tôi đã sụt 4kg rồi”, anh Bắc vẫn chưa hết bàng hoàng kể.
Anh Nguyễn Văn Tư, người trực tiếp chứng kiến từ đầu đến cuối vụ sụt lún kể: “Hôm đó, khoảng 8 giờ 30, tôi vừa đưa con đi học về đến cổng nhà anh Bắc thì nhìn thấy ở giữa đường có 1 vết nứt rộng khoảng 5cm. Tôi phóng vội về nhà dựng xe máy (nhà cách chỗ vết nứt khoảng 50m) sau đó quay ra thì thấy vết nứt ấy đã sụt xuống thành 1 hố sâu 1m.
Vợ chồng anh Bắc và anh Đề (em vợ anh bắc) đang đứng ở ngoài cổng cách chỗ sụt lún khoảng 10m. Sau đó, tôi bảo anh Đề chạy xe máy ra xã báo cáo. Tôi cũng nói với anh Bắc là bây giờ con người mới quan trọng, cứ chạy người trước đã còn tài sản thì tính sau. Khi 3 chúng tôi đứng ở ngoài thì thấy trên mặt đường có nhiều các vết nứt rộng nên cứ nứt đến đâu tôi lại đỡ vợ chồng anh Bắc lùi lại phía sau”.
Anh Bắc tâm sự: “Sự việc xảy ra quá nhanh và bất ngờ khiến ai cũng hoang mang. Ở nhờ nhà người thân tạm thời mấy hôm thì còn được chứ sau này thì không biết phải thế nào. Chúng tôi làm lụng tích cóp cả đời mới làm được cái nhà, bây giờ xảy ra như thế này ở lại thì sợ mà bỏ đi chỗ khác thì cũng không nỡ”.
Một số gia đình khác cũng bị thiệt hại không nhỏ do “hố tử thần”. Công trình phụ có tổng diện tích 55m2 của hộ gia đình bà Nguyễn Thị Sợi bị sập đổ. Gia đình ông Vũ Văn Học cũng bị đổ công trình phụ với diện tích 30m2, tường nhà ở bị nứt dài 3m.
Nhà bà Nguyễn Thị Minh thì bị sụt tường và mái ngói công trình phụ. Ngoài ra, “hố tử thần” này cũng nuốt luôn cả một phần đường bê tông ngõ xóm. Tổng số hộ nằm trong khu vực nguy hiểm là 26 hộ với 85 nhân khẩu, diện tích bị ảnh hưởng là 11.661m2.
Ngay sau khi vụ việc xảy ra, UBND xã đã huy động dân quân và công an xã đến bảo vệ hiện trường, làm hàng rào cảnh giới người dân, tổ chức sơ tán người và tài sản đến nhà văn hóa thôn. Đồng thời, cử cán bộ chuyên môn lập sổ theo dõi biến động tại khu vực này, cử người chốt trực 24/24 giờ, cấm xe có trọng tải từ 2,5 tấn trở lên đi vào tuyến đường gần khu vực sụt lún, thông báo rộng rãi trên loa truyền thanh của xã để người dân được biết.
Ngoài ra, do vị trí sụt lún nằm trên tuyến đường dân sinh nên chính quyền địa phương đã vận động 1 hộ dân phá tường rào, lập tuyến đường tạm thời cho người dân đi lại.
Tai họa luôn rình rập
Theo những người dân sống tại thôn Hòa Lạc, rất may sự cố xảy ra vào ban ngày, ít người ở nhà nên không có thiệt hại về người. Để tránh bị ảnh hưởng, một số gia đình trong khu vực đã phải dùng cột gỗ để gia cố các công trình.
Được biết, đây là lần thứ 3 trên địa bàn thôn Hòa Lạc xảy ra sụt lún. Hai vụ trước cũng tương tự nhưng cách vị trí bị sụt lún hiện tại khoảng 100m. Năm 2006, một gò đất khoảng 40m2 (ở ven sông) của nhà ông Lưu Văn Sanh đã bị sụt xuống lòng đất sâu 14m.
Năm 2010, hộ gia đình nhà ông Nguyễn Hữu Khánh trong lần tiến hành khoan giếng cũng đã xảy ra hiện tượng sụt lún nên phải dừng lại. Tuy nhiên, hai khu vực này từ đó đến nay không thấy hiện tượng bất thường. Ngoài ra, trên cánh đồng của thôn, khi người dân tiến hành lấy nước vào sản xuất cũng diễn ra hiện tượng tương tự, nước trên ruộng rút toàn bộ xuống các hố sâu.
Trước đó, 1 số xã trên địa bàn huyện Mỹ Đức cũng đã từng xảy ra hiện tượng sụt lún. Năm 2006, ở làng Phú Liễn (xã Hợp Tiến) cũng xuất hiện hố sụt với bán kính rộng 50m, sâu 1m làm đổ nhà cửa. Năm 2010 và 2011 ở xóm 16, thôn Áng Hạ (xã Lê Thanh) và đội 6, thôn Thượng (xã Xuy Xá) việc khoan giếng cũng đã gây lún nứt làm hư hỏng các công trình hạ tầng xung quanh.
Tuy các vụ việc này đều đã được cơ quan chức năng đánh giá nguyên nhân nhưng lại chưa có giải pháp hữu hiệu cảnh báo rủi ro để người dân phòng tránh nên người dân vẫn rất hoang mang.
Chuyên gia giải mã nguyên nhân
Theo một số cụ cao niên trong làng, 1 phần diện tích đất của thôn Hòa Lạc trước đây chính là 1 nhánh chảy của con sông Thanh Hà. Sau đó dòng chảy này đã được đắp ngăn lại để cho nước chảy về sông Mỹ Hà, về sau người dân san lấp để làm nhà ở.
Ông Trần Văn Hoành – Chủ tịch xã An Tiến cho biết: “Các chuyên gia địa chất đã về tìm hiểu nguyên nhân và khẳng định rằng việc xuất hiện “hố tử thần” ở thôn Hòa Lạc liên quan đến các hang ngầm ở dưới lòng đất. Hiện đang là mùa khô hanh nên các hang này hoạt động mạnh do nước rút dẫn tới trống rỗng ở bên dưới, gây ra hiện tượng sụt lún”.
TS Vũ Văn Chinh, Viện Địa chất (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) giải thích: “An Tiến là một xã được bao quanh bởi các dãy núi đá vôi. Hiện tượng sụt lún xảy ra ở các vùng núi đá vôi được gọi là hiện tượng cát-tơ ngầm.
Ở các khu vực đá carbonat có các loại đá như đá vôi, đá hoa, vôi sét với chiều dày lớn thì quá trình cát-tơ sẽ hòa tan đá carbonat và tạo ra những lỗ hổng ngầm. Cùng với thời gian thì những lỗ hổng sẽ lớn dần và khi kích thước lỗ hổng đạt đến độ đủ lớn, chiều dày lớp đất tầng mặt mỏng dần và lực căng của tầng đất mặt không đủ giữ ở trạng thái cân bằng thì đất bề mặt sẽ sụt xuống và tạo thành các “hố tử thần”.
Tuy nhiên, sự xuất hiện của “hố tử thần” phụ thuộc chủ yếu vào cường độ hoạt động của quá trình cát-tơ và cấu tạo địa chất khu vực. Nếu bề mặt được phủ bởi tầng sét, sét bột dẻo có chiều dày lớn thì cần có một lực lớn mới có thể làm cho mặt đất sụp xuống.
Ngược lại, nếu bề mặt cấu tạo bởi lớp cát, bột cát bở rời với chiều dày mỏng thì chỉ cần lực nhỏ là đã gây ra các hố sụt lún. Với hiện tượng này, cần có sự tổ chức nghiên cứu để đưa ra những khuyến cáo cho người dân về việc di chuyển, phòng tránh. Bên cạnh đó, cần giải thích để người dân hiểu rằng đây là hiện tượng thường thấy của tự nhiên, không phải một hiện tượng tâm linh hay điềm báo gì cả”.
Nguồn: Mai Hoa(Tuổi trẻ & Đời sống)
Bỗng dưng thành người vô gia cư chỉ sau tiếng “rắc”
Khoảng 8 giờ 30 sáng ngày 2/4, tại thôn Hòa Lạc (xã An Tiến, Mỹ Đức, Hà Nội) bỗng nhiên xuất hiện một “hố tử thần” rộng khoảng 14m, sâu 11m, gây sụt lún nhà cửa, đường đi và khiến nhiều hộ dân ở đây phải sơ tán ngay trong ngày.
Bị thiệt hại nặng nhất là nhà anh Nguyễn Văn Bắc. “Hố tử thần” này đã nuốt cả khoảng sân trước nhà và liếm vào sát chân móng nhà anh. Toàn bộ công trình phụ rạn nứt, nhà 2 tầng kiên cố bị nghiêng 5 độ về phía hố.
“Hố tử thần” đã gây sụt lún nhà cửa, đường đi và khiến nhiều hộ dân ở đây phải sơ tán |
“Hôm đó, hai vợ chồng tôi và cậu em vợ đang ngồi trong nhà uống nước thì bỗng nhiên nghe thấy tiếng “rắc” rất to. Tôi và cậu em vợ chạy vội ra ngoài thì thấy nứt 1 đường chéo ở sân rộng khoảng 10cm. Lúc ấy hoảng quá chẳng nghĩ được gì, vợ tôi lại mới đi mổ về được 3 ngày nên tôi chạy quay vào nhà đỡ cô ấy đi ra ngoài.
Lúc chúng tôi ra đến cổng thì đã thấy cả khoảng sân nhà mình bị lôi tuột xuống lòng đất. Bây giờ nghĩ lại tôi vẫn còn sợ, chẳng thiết ăn uống gì, cứ hễ đặt lưng xuống là giật mình. Mới có 3 ngày mà tôi đã sụt 4kg rồi”, anh Bắc vẫn chưa hết bàng hoàng kể.
Anh Nguyễn Văn Tư, người trực tiếp chứng kiến từ đầu đến cuối vụ sụt lún kể: “Hôm đó, khoảng 8 giờ 30, tôi vừa đưa con đi học về đến cổng nhà anh Bắc thì nhìn thấy ở giữa đường có 1 vết nứt rộng khoảng 5cm. Tôi phóng vội về nhà dựng xe máy (nhà cách chỗ vết nứt khoảng 50m) sau đó quay ra thì thấy vết nứt ấy đã sụt xuống thành 1 hố sâu 1m.
Vợ chồng anh Bắc và anh Đề (em vợ anh bắc) đang đứng ở ngoài cổng cách chỗ sụt lún khoảng 10m. Sau đó, tôi bảo anh Đề chạy xe máy ra xã báo cáo. Tôi cũng nói với anh Bắc là bây giờ con người mới quan trọng, cứ chạy người trước đã còn tài sản thì tính sau. Khi 3 chúng tôi đứng ở ngoài thì thấy trên mặt đường có nhiều các vết nứt rộng nên cứ nứt đến đâu tôi lại đỡ vợ chồng anh Bắc lùi lại phía sau”.
Anh Bắc và các hộ dân ở thôn Hòa Lạc đang rất hoang mang |
Anh Bắc tâm sự: “Sự việc xảy ra quá nhanh và bất ngờ khiến ai cũng hoang mang. Ở nhờ nhà người thân tạm thời mấy hôm thì còn được chứ sau này thì không biết phải thế nào. Chúng tôi làm lụng tích cóp cả đời mới làm được cái nhà, bây giờ xảy ra như thế này ở lại thì sợ mà bỏ đi chỗ khác thì cũng không nỡ”.
Một số gia đình khác cũng bị thiệt hại không nhỏ do “hố tử thần”. Công trình phụ có tổng diện tích 55m2 của hộ gia đình bà Nguyễn Thị Sợi bị sập đổ. Gia đình ông Vũ Văn Học cũng bị đổ công trình phụ với diện tích 30m2, tường nhà ở bị nứt dài 3m.
Nhà bà Nguyễn Thị Minh thì bị sụt tường và mái ngói công trình phụ. Ngoài ra, “hố tử thần” này cũng nuốt luôn cả một phần đường bê tông ngõ xóm. Tổng số hộ nằm trong khu vực nguy hiểm là 26 hộ với 85 nhân khẩu, diện tích bị ảnh hưởng là 11.661m2.
Video hố tử thần nuốt chửng xe buýt
Ngay sau khi vụ việc xảy ra, UBND xã đã huy động dân quân và công an xã đến bảo vệ hiện trường, làm hàng rào cảnh giới người dân, tổ chức sơ tán người và tài sản đến nhà văn hóa thôn. Đồng thời, cử cán bộ chuyên môn lập sổ theo dõi biến động tại khu vực này, cử người chốt trực 24/24 giờ, cấm xe có trọng tải từ 2,5 tấn trở lên đi vào tuyến đường gần khu vực sụt lún, thông báo rộng rãi trên loa truyền thanh của xã để người dân được biết.
Ngoài ra, do vị trí sụt lún nằm trên tuyến đường dân sinh nên chính quyền địa phương đã vận động 1 hộ dân phá tường rào, lập tuyến đường tạm thời cho người dân đi lại.
Chính quyền xã đã lập hàng rào cảnh giới người dân và lập sổ theo dõi biến động tại khu vực này |
Tai họa luôn rình rập
Theo những người dân sống tại thôn Hòa Lạc, rất may sự cố xảy ra vào ban ngày, ít người ở nhà nên không có thiệt hại về người. Để tránh bị ảnh hưởng, một số gia đình trong khu vực đã phải dùng cột gỗ để gia cố các công trình.
Được biết, đây là lần thứ 3 trên địa bàn thôn Hòa Lạc xảy ra sụt lún. Hai vụ trước cũng tương tự nhưng cách vị trí bị sụt lún hiện tại khoảng 100m. Năm 2006, một gò đất khoảng 40m2 (ở ven sông) của nhà ông Lưu Văn Sanh đã bị sụt xuống lòng đất sâu 14m.
Năm 2010, hộ gia đình nhà ông Nguyễn Hữu Khánh trong lần tiến hành khoan giếng cũng đã xảy ra hiện tượng sụt lún nên phải dừng lại. Tuy nhiên, hai khu vực này từ đó đến nay không thấy hiện tượng bất thường. Ngoài ra, trên cánh đồng của thôn, khi người dân tiến hành lấy nước vào sản xuất cũng diễn ra hiện tượng tương tự, nước trên ruộng rút toàn bộ xuống các hố sâu.
Anh Tư vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể lại diễn biến vụ sụt lún |
Trước đó, 1 số xã trên địa bàn huyện Mỹ Đức cũng đã từng xảy ra hiện tượng sụt lún. Năm 2006, ở làng Phú Liễn (xã Hợp Tiến) cũng xuất hiện hố sụt với bán kính rộng 50m, sâu 1m làm đổ nhà cửa. Năm 2010 và 2011 ở xóm 16, thôn Áng Hạ (xã Lê Thanh) và đội 6, thôn Thượng (xã Xuy Xá) việc khoan giếng cũng đã gây lún nứt làm hư hỏng các công trình hạ tầng xung quanh.
Tuy các vụ việc này đều đã được cơ quan chức năng đánh giá nguyên nhân nhưng lại chưa có giải pháp hữu hiệu cảnh báo rủi ro để người dân phòng tránh nên người dân vẫn rất hoang mang.
Chuyên gia giải mã nguyên nhân
Theo một số cụ cao niên trong làng, 1 phần diện tích đất của thôn Hòa Lạc trước đây chính là 1 nhánh chảy của con sông Thanh Hà. Sau đó dòng chảy này đã được đắp ngăn lại để cho nước chảy về sông Mỹ Hà, về sau người dân san lấp để làm nhà ở.
Ông Trần Văn Hoành – Chủ tịch xã An Tiến cho biết: “Các chuyên gia địa chất đã về tìm hiểu nguyên nhân và khẳng định rằng việc xuất hiện “hố tử thần” ở thôn Hòa Lạc liên quan đến các hang ngầm ở dưới lòng đất. Hiện đang là mùa khô hanh nên các hang này hoạt động mạnh do nước rút dẫn tới trống rỗng ở bên dưới, gây ra hiện tượng sụt lún”.
TS Vũ Văn Chinh, Viện Địa chất (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) giải thích: “An Tiến là một xã được bao quanh bởi các dãy núi đá vôi. Hiện tượng sụt lún xảy ra ở các vùng núi đá vôi được gọi là hiện tượng cát-tơ ngầm.
Ở các khu vực đá carbonat có các loại đá như đá vôi, đá hoa, vôi sét với chiều dày lớn thì quá trình cát-tơ sẽ hòa tan đá carbonat và tạo ra những lỗ hổng ngầm. Cùng với thời gian thì những lỗ hổng sẽ lớn dần và khi kích thước lỗ hổng đạt đến độ đủ lớn, chiều dày lớp đất tầng mặt mỏng dần và lực căng của tầng đất mặt không đủ giữ ở trạng thái cân bằng thì đất bề mặt sẽ sụt xuống và tạo thành các “hố tử thần”.
Tuy nhiên, sự xuất hiện của “hố tử thần” phụ thuộc chủ yếu vào cường độ hoạt động của quá trình cát-tơ và cấu tạo địa chất khu vực. Nếu bề mặt được phủ bởi tầng sét, sét bột dẻo có chiều dày lớn thì cần có một lực lớn mới có thể làm cho mặt đất sụp xuống.
Ngược lại, nếu bề mặt cấu tạo bởi lớp cát, bột cát bở rời với chiều dày mỏng thì chỉ cần lực nhỏ là đã gây ra các hố sụt lún. Với hiện tượng này, cần có sự tổ chức nghiên cứu để đưa ra những khuyến cáo cho người dân về việc di chuyển, phòng tránh. Bên cạnh đó, cần giải thích để người dân hiểu rằng đây là hiện tượng thường thấy của tự nhiên, không phải một hiện tượng tâm linh hay điềm báo gì cả”.
Nguồn: Mai Hoa(Tuổi trẻ & Đời sống)
Bình luận