(VTC News) - Giá xăng đã "nhấp nhổm" tăng giá kể từ ngày 28/4 để rồi đến ngày 5/5 chính thức vọt lên 1.950 đồng/lít, khiến cho nhiều người dân vẫn không khỏi bất ngờ và thậm chí là... bất lực dù đã chuẩn bị sẵn tâm lý.
Cú sốc được báo trước
Thông tin xăng tăng giá lần này có thể nói như một cú sốc... được báo trước bởi giá dầu thế giới những ngày qua đã cho thấy dấu hiệu phục hồi tăng trở lại. Xăng dầu trong nước cũng chính thức bị áp mức thuế bảo vệ môi trường 300% từ ngày 1/5.
Thông tin về giá xăng dù bắt đầu "loạn như cào cào" từ ngày 28/4, tức ngày đầu tiên của chu kỳ 15 ngày kể từ lần cuối cùng điều chỉnh giá, nhưng chủ yếu vẫn được dự báo sẽ tăng, thậm chí là còn tăng sốc, tăng mạnh.
Nhiều người cũng đã chuẩn bị sẵn sàng tâm lý, nhưng sang đến ngày 5/5 vẫn cứ nhấp nhổm đứng ngồi không yên bởi thay vì điều chỉnh giá xăng dầu vào ngày 4/5 như dự báo thì liên bộ Tài chính - Công Thương lại đưa ra quyết định giảm thuế nhập khẩu với một số loại dầu, còn xăng vẫn được giữ nguyên ở mức 20%.
Cuối cùng thì đến tận 21h ngày 5/5, xăng đã được điều chỉnh tăng lên 1.950 đồng/lít. Quyết định này của Liên bộ được đưa ra như một cú sút hiểm hóc đầy bất ngờ vào phút thứ 90 của một trận bóng, thậm chí khiến cho nhiều người dân chỉ kịp biết thông tin này trước giờ điều chỉnh chưa đầy 5 phút.
Anh Quang Hoàng (Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ: "7 giờ tối ăn cơm xem thời sự chưa thấy gì, tắm rửa xong xuôi chuẩn bị đi ngủ rồi lướt báo mới thấy xăng tăng giá mạnh. Ngẩng mặt lên thì thấy đồng hồ điểm 9 giờ 4 phút, thành ra canh từ hôm qua tới giờ cuối cùng vẫn không kịp để đổ xăng".
Theo thống kê, đây còn là mức tăng giá kỷ lục kể từ tháng 3/2011. Còn tính từ đầu năm 2015, giá xăng đã được điều chỉnh tăng hai lần với mức tăng tổng cộng là trên 3.500 đồng, đưa xăng trở về gần ngưỡng 20.000 đồng/lít, thậm chí ở những nơi xa trung tâm (vùng 2), giá xăng RON 95 đã vượt mốc lên 20.220 đồng.
Anh Võ Hoàng Tùng tại cây xăng Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội còn ngán ngẩm lắc đầu: "Thời buổi kinh tế khó khăn phải tính từng hào mà giá xăng cứ tăng hàng nghìn một. Giờ vào trạm đổ xăng cũng chả dám hét "đầy bình" như trước".
Tối muộn cùng ngày, các diễn đàn, mạng xã hội ngập tràn thông tin về việc xăng tăng giá, kèm với đó là những câu bình luận đầy bức xúc và những câu "thở dài" đầy bất lực như kiểu: "Xăng tăng như nước sông Đà, xăng giảm nhỏ giọt như cafe phin".
Vẫn là "bất khả kháng"
Trong lần điều chỉnh giá lần này, Liên bộ Tài chính - Công Thương lý giải là do giá xăng thế giới đã có những biến động mạnh trong vòng 15 ngày qua. Tình đến ngày 4/5, xăng RON 92 đã lên mức 80,89 USD/thùng khiến giá cơ sở xăng RON 92 trong nước đã lên mức 20.673 đồng/lít, chênh hơn 3.387 đồng so với giá bán lẻ.
Sự chênh lệch này được cho là việc "bất khả kháng" do giá cơ sở xăng dầu thay đổi phụ thuộc vào giá xăng dầu thế giới. Vì vậy liên bộ đã cho phép tiếp tục xả Quỹ bình ổn lên 1.437 đồng đối với mỗi lít xăng để bù lỗ cho các doanh nghiệp, còn phương án giảm mức thuế nhập khẩu thì không được chấp thuận nên vẫn được giữ nguyên (20%).
Trước đó, cũng với mức thuế nhập khẩu xăng 20% nhưng mức trích quỹ bình ổn là 991 đồng, các doanh nghiệp đầu mối cho biết họ vẫn đang phải chịu lỗ trên 2.000 đồng/lít.
Anh Ngọc Tuấn (Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội) bày tỏ lo lắng: "Lần này mỗi lít tăng giá thêm gần 2.000 đồng, tăng Quỹ bình ổn thêm gần 500 đồng là tổng cộng đã được gần 2.500 đồng rồi, không biết mấy người bán xăng có bù được lỗ không hay lại bị lỗ tiếp ?!".
Chưa kể trong phiên giải trình trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng đã trình bày rằng việc tăng thuế bảo vệ môi trường từ 100% lên 300% nhưng giảm thuế xuất nhập khẩu từ 35% xuống còn 20% sẽ không ảnh hưởng đến giá bán lẻ trong nước.
Để rồi cuối cùng, dường như việc xăng tăng giá sốc lần này đã phủ nhận hoàn toàn sự tính toán trên của Bộ trưởng, còn người dân thì cũng chỉ biết... bất lực đứng nhìn xăng tăng giá.
Chị Thương Tuyết (Đại học Sư Phạm, Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: "Mỗi lần bài ca xăng tăng giá vang lên là hàng loạt những thứ khác cũng nhanh chóng đội giá tăng theo, nhất là giá thực phẩm và xe cộ. Đã hy vọng là không tăng mà cuối cùng vẫn tăng, suy cho cùng cũng chỉ khổ dân nghèo".
Như bác Ngọc Thụy (Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội) còn không lấy làm lạ khi xăng tăng bởi theo bác, từ trước đến giờ xăng giảm thì ít mà tăng thì nhiều.
"Quan trọng là các anh cứ quanh năm kêu lỗ, dầu thế giới giảm cũng lỗ mà dầu thế giới tăng cũng lỗ, rồi hết phí nọ đến thuế kia. Cuối cùng, chỉ người dân là chịu thiệt", bác Thụy chia sẻ quan điểm.
Huyền Trân
Thông tin xăng tăng giá lần này có thể nói như một cú sốc... được báo trước bởi giá dầu thế giới những ngày qua đã cho thấy dấu hiệu phục hồi tăng trở lại. Xăng dầu trong nước cũng chính thức bị áp mức thuế bảo vệ môi trường 300% từ ngày 1/5.
Thông tin về giá xăng dù bắt đầu "loạn như cào cào" từ ngày 28/4, tức ngày đầu tiên của chu kỳ 15 ngày kể từ lần cuối cùng điều chỉnh giá, nhưng chủ yếu vẫn được dự báo sẽ tăng, thậm chí là còn tăng sốc, tăng mạnh.
Nhiều người cũng đã chuẩn bị sẵn sàng tâm lý, nhưng sang đến ngày 5/5 vẫn cứ nhấp nhổm đứng ngồi không yên bởi thay vì điều chỉnh giá xăng dầu vào ngày 4/5 như dự báo thì liên bộ Tài chính - Công Thương lại đưa ra quyết định giảm thuế nhập khẩu với một số loại dầu, còn xăng vẫn được giữ nguyên ở mức 20%.
Cuối cùng thì đến tận 21h ngày 5/5, xăng đã được điều chỉnh tăng lên 1.950 đồng/lít. Quyết định này của Liên bộ được đưa ra như một cú sút hiểm hóc đầy bất ngờ vào phút thứ 90 của một trận bóng, thậm chí khiến cho nhiều người dân chỉ kịp biết thông tin này trước giờ điều chỉnh chưa đầy 5 phút.
Sau khi loạn thông tin về việc điều chỉnh giá, xăng đã chính thức tăng thêm 1.950 đồng kể từ 21h ngày 5/5 - Ảnh minh họa |
Theo thống kê, đây còn là mức tăng giá kỷ lục kể từ tháng 3/2011. Còn tính từ đầu năm 2015, giá xăng đã được điều chỉnh tăng hai lần với mức tăng tổng cộng là trên 3.500 đồng, đưa xăng trở về gần ngưỡng 20.000 đồng/lít, thậm chí ở những nơi xa trung tâm (vùng 2), giá xăng RON 95 đã vượt mốc lên 20.220 đồng.
Anh Võ Hoàng Tùng tại cây xăng Nam Đồng, Đống Đa, Hà Nội còn ngán ngẩm lắc đầu: "Thời buổi kinh tế khó khăn phải tính từng hào mà giá xăng cứ tăng hàng nghìn một. Giờ vào trạm đổ xăng cũng chả dám hét "đầy bình" như trước".
Tối muộn cùng ngày, các diễn đàn, mạng xã hội ngập tràn thông tin về việc xăng tăng giá, kèm với đó là những câu bình luận đầy bức xúc và những câu "thở dài" đầy bất lực như kiểu: "Xăng tăng như nước sông Đà, xăng giảm nhỏ giọt như cafe phin".
Vẫn là "bất khả kháng"
Trong lần điều chỉnh giá lần này, Liên bộ Tài chính - Công Thương lý giải là do giá xăng thế giới đã có những biến động mạnh trong vòng 15 ngày qua. Tình đến ngày 4/5, xăng RON 92 đã lên mức 80,89 USD/thùng khiến giá cơ sở xăng RON 92 trong nước đã lên mức 20.673 đồng/lít, chênh hơn 3.387 đồng so với giá bán lẻ.
Sự chênh lệch này được cho là việc "bất khả kháng" do giá cơ sở xăng dầu thay đổi phụ thuộc vào giá xăng dầu thế giới. Vì vậy liên bộ đã cho phép tiếp tục xả Quỹ bình ổn lên 1.437 đồng đối với mỗi lít xăng để bù lỗ cho các doanh nghiệp, còn phương án giảm mức thuế nhập khẩu thì không được chấp thuận nên vẫn được giữ nguyên (20%).
Trước đó, cũng với mức thuế nhập khẩu xăng 20% nhưng mức trích quỹ bình ổn là 991 đồng, các doanh nghiệp đầu mối cho biết họ vẫn đang phải chịu lỗ trên 2.000 đồng/lít.
Anh Ngọc Tuấn (Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội) bày tỏ lo lắng: "Lần này mỗi lít tăng giá thêm gần 2.000 đồng, tăng Quỹ bình ổn thêm gần 500 đồng là tổng cộng đã được gần 2.500 đồng rồi, không biết mấy người bán xăng có bù được lỗ không hay lại bị lỗ tiếp ?!".
Chưa kể trong phiên giải trình trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng đã trình bày rằng việc tăng thuế bảo vệ môi trường từ 100% lên 300% nhưng giảm thuế xuất nhập khẩu từ 35% xuống còn 20% sẽ không ảnh hưởng đến giá bán lẻ trong nước.
Để rồi cuối cùng, dường như việc xăng tăng giá sốc lần này đã phủ nhận hoàn toàn sự tính toán trên của Bộ trưởng, còn người dân thì cũng chỉ biết... bất lực đứng nhìn xăng tăng giá.
Người dân cuối cùng cũng chỉ biết... bất lực đứng nhìn xăng tăng giá - Ảnh minh họa |
Như bác Ngọc Thụy (Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội) còn không lấy làm lạ khi xăng tăng bởi theo bác, từ trước đến giờ xăng giảm thì ít mà tăng thì nhiều.
"Quan trọng là các anh cứ quanh năm kêu lỗ, dầu thế giới giảm cũng lỗ mà dầu thế giới tăng cũng lỗ, rồi hết phí nọ đến thuế kia. Cuối cùng, chỉ người dân là chịu thiệt", bác Thụy chia sẻ quan điểm.
Huyền Trân
Bình luận