(VTC News) - Giá xăng giảm, nhưng giá cước vận tải và giá hàng hóa tiêu dùng không giảm, cho thấy việc tăng giá theo giá xăng rõ ràng là hành động "té nước theo mưa" của doanh nghiệp và tiểu thương.
Cước vận tải không giảm
Từ đầu năm đến nay, giá xăng đã giảm 9 lần với tổng mức giảm 4.250 đồng.
Tuy nhiên, giá cước vận tải đến nay vẫn chưa được điều chỉnh giảm. Theo ông Bùi Danh Liên - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Thành phố Hà Nội, giá cước taxi tại Hà Nội sẽ không giảm vì trước đây khi giá xăng tăng, giá cước taxi vẫn không hề tăng.
Cũng theo ông Liên, taxi là loại phương tiện nhạy cảm, thường khi giá xăng dầu tăng ở mức khoảng 7% thì các hãng mới tăng giá cước. Từ đầu năm đến nay, do mức tăng giá của những lần điều chỉnh không cao, nên các hãng taxi đều không tăng giá, vì vậy, với mức giảm giá hiện nay, cước taxi cũng sẽ không giảm.
"Nếu hãng taxi nào trước đó đã tăng giá theo giá xăng thì Hiệp hội vận tải sẽ can thiệp để yêu cầu giảm giá", ông Liên cho hay.
Từ đầu năm 2014 đến nay thị trường xăng dầu trong nước đã có 21 lần điều chỉnh giá trong đó riêng giá xăng tăng 5 lần, giảm 9 lần, với tổng mức tăng là 1.430 đồng và mức giảm là 4.250 đồng.
Còn đối với các tuyến vận tải cố định, theo ông Liên, việc tăng giá hay giảm giá đều sẽ theo lộ trình vì giá cước vận tải của loại hình này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chi phí lao động, bảo hiểm, bến bãi,...xăng chỉ là một trong những yếu tố để xác định mức giá.
Trong trường hợp cần điều chỉnh giá, các doanh nghiệp vận tải cố định phải làm tờ trình phân tích các yếu tố cấu thành giá, sau đó nộp tờ trình cho 3 Sở và sau 3 ngày nếu không nhận được công văn trả lời nghĩa là được chấp nhận mức giá đề xuất, sẽ tiến hành in vé giá mới và thực hiện các công việc quyết toán thuế.
"Vì quy trình phức tạp nên các doanh nghiệp hầu như đều không mặn mà với việc điều chỉnh giá cước. Thông thường các doanh nghiệp sẽ tập hợp lại để cuối năm lên phương án điều chỉnh 1 lần", ông Liên cho hay.
Dưới góc độ doanh nghiệp, ông Hồ Quốc Phi, Chánh Văn phòng Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Mai Linh cho rằng, giá xăng tăng nhiều, giảm ít, nên các doanh nghiệp vận tải phải tính toán hết sức thận trọng, vì mỗi lần điều chỉnh sẽ rất tốn kém và phức tạp, do phải cài lại đồng hồ tính cước.
"Việc cài lại đồng hồ rất phức tạp vì doanh nghiệp không tự làm được mà phải thông qua một cơ quan kiểm định độc lập của nhà nước để họ điều chỉnh lại đồng hồ", ông Hồ Quốc Phi cho hay.
Tuy nhiên, ông Phi cũng cho biết, công ty đang có kế hoạch họp Hội đồng quản trị để quyết định phương án điều chỉnh giá cước.
"Vài hôm nữa chúng tôi sẽ công bố kết quả và sẽ thông báo cho báo chí", ông Phi khẳng định.
Thực phẩm giá "đứng yên"
Mỗi lần xăng tăng giá, hàng loạt các mặt hàng thực phẩm và hàng tiêu dùng đều "té nước theo mưa" tăng giá theo. Tuy nhiên, lần này, dù xăng đã giảm giá tới 9 lần nhưng giá các mặt hàng này "đứng yên", không có dấu hiệu giảm giá.
Cũng cần nói thêm, từ đầu năm trở lại đây, CPI (chỉ số giá tiêu dùng) thước đo về lượng cầu thị trường, giá cả mua sắm mặt hàng trong dân luôn ở mức thấp. 10 tháng đầu năm CPI chỉ đạt 4.47%, mức tăng thấp nhất trong 10 năm trở lại đây.
Nhu cầu tiêu dùng không tăng, lãi suất ngân hàng giảm bằng mức bình quân các năm trước, giá xăng giảm nhiều lần… Đây là những yếu tố thuận để giá thực phẩm giảm.
Lý giải về việc giá thực phẩm không giảm này, tại buổi họp báo thường kỳ tháng 10 của Bộ Công thương, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cũng chia sẻ rằng, ông rất bức xúc khi giá xăng đã giảm liên tiếp 8 lần mà giá các mặt hàng thực phẩm, hàng thiết yếu vẫn cao chót vót.
“Mỗi lần giá xăng dầu tăng, tôi đi mua bánh mì thì đều thấy giá tăng lên, người bán hàng giải thích là do tăng giá xăng dầu. Nhưng nay giá xăng giảm 8 lần rồi mà giá chiếc bánh mì đó vẫn không hề giảm”, ông Hải nói.
Còn theo nhận định chuyên gia kinh tế TS Vũ Đình Ánh trên báo điện tử Dân trí, “các yếu tố đầu vào giảm nhưng giá thực phẩm giữ nguyên cho thấy rõ ràng xăng dầu không phải nguyên nhân tăng giá thực phẩm như các doanh nghiệp, tư thương thường nói. Giá hiện đang nằm trong tay của trung gian, nhà buôn, doanh nghiệp đầu mối. Người nông dân, người tiêu dùng không được hưởng lợi khi giá cả tăng nhưng lại là người chịu thiệt khi giá có nhiều biến động.
Còn ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước, Bộ Công Thương lại cho biết, giá xăng chỉ chiếm 0,17% trong việc tính toán chỉ số CPI. Vì vậy, việc tăng giảm giá của xăng dầu không ảnh hưởng nhiều đến giá cả hàng hoá, dịch vụ.
Ông Quyền khẳng định rằng, xăng dầu tăng giảm là do điều hành của Nhà nước, còn hàng hoá trên thị trường vận hành theo quy luật thị trường vì vậy việc tăng giảm là do cung cầu của thị trường chứ không liên quan nhiều đến giá xăng.
Châu Anh
Cước vận tải không giảm
Từ đầu năm đến nay, giá xăng đã giảm 9 lần với tổng mức giảm 4.250 đồng.
Tuy nhiên, giá cước vận tải đến nay vẫn chưa được điều chỉnh giảm. Theo ông Bùi Danh Liên - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Thành phố Hà Nội, giá cước taxi tại Hà Nội sẽ không giảm vì trước đây khi giá xăng tăng, giá cước taxi vẫn không hề tăng.
Cũng theo ông Liên, taxi là loại phương tiện nhạy cảm, thường khi giá xăng dầu tăng ở mức khoảng 7% thì các hãng mới tăng giá cước. Từ đầu năm đến nay, do mức tăng giá của những lần điều chỉnh không cao, nên các hãng taxi đều không tăng giá, vì vậy, với mức giảm giá hiện nay, cước taxi cũng sẽ không giảm.
Xăng giảm giá lần thứ chín, nhưng cước vận tải, hàng tiêu dùng vẫn không nhúc nhích |
Từ đầu năm 2014 đến nay thị trường xăng dầu trong nước đã có 21 lần điều chỉnh giá trong đó riêng giá xăng tăng 5 lần, giảm 9 lần, với tổng mức tăng là 1.430 đồng và mức giảm là 4.250 đồng.
Còn đối với các tuyến vận tải cố định, theo ông Liên, việc tăng giá hay giảm giá đều sẽ theo lộ trình vì giá cước vận tải của loại hình này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chi phí lao động, bảo hiểm, bến bãi,...xăng chỉ là một trong những yếu tố để xác định mức giá.
Trong trường hợp cần điều chỉnh giá, các doanh nghiệp vận tải cố định phải làm tờ trình phân tích các yếu tố cấu thành giá, sau đó nộp tờ trình cho 3 Sở và sau 3 ngày nếu không nhận được công văn trả lời nghĩa là được chấp nhận mức giá đề xuất, sẽ tiến hành in vé giá mới và thực hiện các công việc quyết toán thuế.
"Vì quy trình phức tạp nên các doanh nghiệp hầu như đều không mặn mà với việc điều chỉnh giá cước. Thông thường các doanh nghiệp sẽ tập hợp lại để cuối năm lên phương án điều chỉnh 1 lần", ông Liên cho hay.
Dưới góc độ doanh nghiệp, ông Hồ Quốc Phi, Chánh Văn phòng Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Mai Linh cho rằng, giá xăng tăng nhiều, giảm ít, nên các doanh nghiệp vận tải phải tính toán hết sức thận trọng, vì mỗi lần điều chỉnh sẽ rất tốn kém và phức tạp, do phải cài lại đồng hồ tính cước.
"Việc cài lại đồng hồ rất phức tạp vì doanh nghiệp không tự làm được mà phải thông qua một cơ quan kiểm định độc lập của nhà nước để họ điều chỉnh lại đồng hồ", ông Hồ Quốc Phi cho hay.
Tuy nhiên, ông Phi cũng cho biết, công ty đang có kế hoạch họp Hội đồng quản trị để quyết định phương án điều chỉnh giá cước.
"Vài hôm nữa chúng tôi sẽ công bố kết quả và sẽ thông báo cho báo chí", ông Phi khẳng định.
Thực phẩm giá "đứng yên"
Mỗi lần xăng tăng giá, hàng loạt các mặt hàng thực phẩm và hàng tiêu dùng đều "té nước theo mưa" tăng giá theo. Tuy nhiên, lần này, dù xăng đã giảm giá tới 9 lần nhưng giá các mặt hàng này "đứng yên", không có dấu hiệu giảm giá.
Cũng cần nói thêm, từ đầu năm trở lại đây, CPI (chỉ số giá tiêu dùng) thước đo về lượng cầu thị trường, giá cả mua sắm mặt hàng trong dân luôn ở mức thấp. 10 tháng đầu năm CPI chỉ đạt 4.47%, mức tăng thấp nhất trong 10 năm trở lại đây.
Nhu cầu tiêu dùng không tăng, lãi suất ngân hàng giảm bằng mức bình quân các năm trước, giá xăng giảm nhiều lần… Đây là những yếu tố thuận để giá thực phẩm giảm.
Lý giải về việc giá thực phẩm không giảm này, tại buổi họp báo thường kỳ tháng 10 của Bộ Công thương, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cũng chia sẻ rằng, ông rất bức xúc khi giá xăng đã giảm liên tiếp 8 lần mà giá các mặt hàng thực phẩm, hàng thiết yếu vẫn cao chót vót.
“Mỗi lần giá xăng dầu tăng, tôi đi mua bánh mì thì đều thấy giá tăng lên, người bán hàng giải thích là do tăng giá xăng dầu. Nhưng nay giá xăng giảm 8 lần rồi mà giá chiếc bánh mì đó vẫn không hề giảm”, ông Hải nói.
Còn theo nhận định chuyên gia kinh tế TS Vũ Đình Ánh trên báo điện tử Dân trí, “các yếu tố đầu vào giảm nhưng giá thực phẩm giữ nguyên cho thấy rõ ràng xăng dầu không phải nguyên nhân tăng giá thực phẩm như các doanh nghiệp, tư thương thường nói. Giá hiện đang nằm trong tay của trung gian, nhà buôn, doanh nghiệp đầu mối. Người nông dân, người tiêu dùng không được hưởng lợi khi giá cả tăng nhưng lại là người chịu thiệt khi giá có nhiều biến động.
Còn ông Võ Văn Quyền, Vụ trưởng Vụ thị trường trong nước, Bộ Công Thương lại cho biết, giá xăng chỉ chiếm 0,17% trong việc tính toán chỉ số CPI. Vì vậy, việc tăng giảm giá của xăng dầu không ảnh hưởng nhiều đến giá cả hàng hoá, dịch vụ.
Ông Quyền khẳng định rằng, xăng dầu tăng giảm là do điều hành của Nhà nước, còn hàng hoá trên thị trường vận hành theo quy luật thị trường vì vậy việc tăng giảm là do cung cầu của thị trường chứ không liên quan nhiều đến giá xăng.
Châu Anh
Bình luận